Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 9 — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Cánh Diều HK1


Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 9

Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014), quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký Hội khóa 4.

- Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014

2. Sự nghiệp

- Những năm chống Mĩ, Nguyễn Quang Sáng trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học

- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Quang Sáng:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên

b. Ý nghĩa nhan đề

Chiếc lược ngà là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

c. Tóm tắt

Ông Sáu đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra ch vì cái sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương cho đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận cần, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.

d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “chị cũng không muốn bắt nó về”): Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba

- Phần 2 (tiếp theo đến “vừa nói vừa từ từ tuột xuống”): Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con

- Phần 3 (còn lại): Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà

e. Thể loại : truyện ngắn

f. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Đoạn trích Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh

b. Giá trị nghệ thuật

- Tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ em

Sơ đồ tư duy về văn bản Chiếc lược ngà:


Cùng chủ đề:

Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi)
Cái roi tre (Nguyễn Vĩnh Tiến)
Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Chiều xuân (Anh Thơ) 9
Chiếc lá cuối cùng (O. Hen - Ri) 9
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 9
Chiếc mũ miện dát đá be - Rô (A - Thơ Cô - Nan Đoi - Lơ)
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa)
Dế chọi (Bồ Tùng Linh)