Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị


Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa)

Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Trần Đăng Khoa (24/04/1958) quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

- Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

- Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam.

- Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng Ủy Đài tiếng nói Việt Nam.

2. Sự nghiệp

a. Tác phẩm

- Từ góc sân nhà em, 1968.

- Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới

- Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.

- Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.

- Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần.

- Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.

- Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.

b. Giải thưởng

- Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong các năm 1968, 1969, 19711

- Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982

- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

Sơ đồ tư duy về tác giả Trần Đăng Khoa:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Theo Trần Đăng Khoa, rút trong Hà Nội 36 góc nhìn , Nguyễn Thanh Bình tuyển chọn, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2033

b. Tóm tắt

Trong cuộc trò chuyện với Trần Đăng Khoa, Tô Hoài chia sẻ rằng Hà Nội vẫn giữ nhiều đặc điểm của quá khứ, mặc dù có sự phát triển thêm các khu vực mới. Ông nhấn mạnh rằng các khu phố cổ như Hàng Đường và Hàng Mắm vẫn duy trì cấu trúc và tên gọi cũ, với những đặc điểm như vỉa hè đá xanh và hệ thống cống ngầm không thay đổi nhiều. Tô Hoài cũng nói về sự thay đổi tên phố trong thời kỳ 1945 do Trần Văn Lai thực hiện, người đã thay thế các tên phố liên quan đến Pháp và đặt tên mới dựa trên các nhân vật lịch sử Việt Nam. Hà Nội hiện tại vẫn giữ được nhiều nét truyền thống và văn hóa cổ xưa trong bối cảnh phát triển hiện đại.

d. Thể loại

Báo chí – Phỏng vấn

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Cung cấp thông tin về phố phường Hà Nội xưa và nay: phố phường, hệ thống đường xá cầu cống, con người,… Từ đó cho thấy Hà Nội năm 2003 (thời điểm phỏng vấn), Hà Nội vẫn giữ được nét cổ mà nó vốn có từ xưa.

b. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ phỏng vấn dễ hiểu, giải thích cặn kẽ, đầy đủ thông tin.

- Thông tin dựa trên sự trải nghiệm, quan sát, và sự thu thập thông tin có thể kiểm chứng của nhà văn Tô Hoài.

- Câu hỏi và câu trả lời ăn khớp nhau, giúp người đọc hình dung rõ hơn về Hà Nội.

Sơ đồ tư duy về văn bản Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội:


Cùng chủ đề:

Chiếc lá cuối cùng (O. Hen - Ri) 9
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 9
Chiếc mũ miện dát đá be - Rô (A - Thơ Cô - Nan Đoi - Lơ)
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa)
Dế chọi (Bồ Tùng Linh)
Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
Kẻ sát nhân lộ diện (Sác - Lơ Uy - Li - Am)
Khám phá kì quan thế giới: Thác I - Goa - Zu (theo Đỗ Doãn Hoàng)
Khoa học muôn năm! (Go - Rơ - Ki)