Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 8 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm học kì 2


Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn

Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết.

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”): Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Phần 2 (“Huống gì” đến “muôn đời”): Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

- Phần 3 (Còn lại): Thông báo quyết định dời đô.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Nội dung

- Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

b. Nghệ thuật

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

Sơ đồ tư duy "Chiếu dời đô":


Cùng chủ đề:

Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp
Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn
Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn
Khi con tu hú - Tố Hữu
Ngắm trăng - Hồ Chí Minh
Nhớ rừng - Thế Lữ
Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi