Ngắm trăng - Hồ Chí Minh
Ngắm trăng - Hồ Chí Minh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Tác giả
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1942, trên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, Bác đã bị chính quyền bắt giữ rồi bị giải tới gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc Quảng Tây. Trong những ngày đó, Người đã viết tác phẩm Nhật kí trong tù.
- Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác.
b. Bố cục
- Phần 1 (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.
- Phần 2 (2 câu sau): Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
b. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.
- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.
- Ngôn ngữ lãng mạn.
- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.
Sơ đồ tư duy bài "Vọng nguyệt":