Cộng, trừ các số hữu tỉ - Tính chất phép cộng số hữu tỉ — Không quảng cáo

Lý thuyết Toán lớp 7 Lý thuyết Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ Toán 7


Cộng, trừ các số hữu tỉ

Cộng, trừ hai số hữu tỉ

Cộng, trừ hai số hữu tỉ

+ Bước 1: Viết các số hữu tỉ dưới dạng phân số

+ Bước 2: Cộng, trừ phân số

Chú ý:  Nếu 2 số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân thì ta áp dụng quy tắc cộng và trừ 2 đối với số thập phân.

* Tính chất của phép cộng số hữu tỉ:

+ Giao hoán: a + b = b + a

+ Kết hợp: a + (b + c) = (a + b) + c

+ Cộng với số 0 : a + 0 = a

+ 2 số đối nhau luôn có tổng là 0: a + (-a) = 0

Chú ý: * Trong tập các số hữu tỉ Q, ta cũng có quy tắc dấu ngoặc tương tự như trong tập các số nguyên Z:

Khi bỏ ngoặc,

+ Nếu trước dấu ngoặc có dấu “+” thì ta bỏ ngoặc và giữ nguyên dấu của tất cả các số hạng trong ngoặc.

+ Nếu trước dấu ngoặc có dấu “-” thì ta bỏ ngoặc và đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

* Đối với 1 tổng, ta có thể đổi chỗ tùy ý các số hạng, đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng 1 cách tùy ý.

Ví dụ:

\(\begin{array}{l}\dfrac{8}{5} - (\dfrac{5}{4} + \dfrac{3}{5} - \dfrac{1}{4})\\ = \dfrac{8}{5} - \dfrac{5}{4} - \dfrac{3}{5} + \dfrac{1}{4}\\ = \left( {\dfrac{8}{5} - \dfrac{3}{5}} \right) + \left( {\dfrac{1}{4} - \dfrac{5}{4}} \right)\\ = \dfrac{5}{5} + \dfrac{{ - 4}}{4}\\ = 1 + ( - 1)\\ = 0\end{array}\)


Cùng chủ đề:

Chia đa thức cho đa thức, trường hợp chia có dư
Chia đa thức cho đa thức, trường hợp chia hết
Chứng minh hai đường thẳng song song
Chứng minh định lí
Công thức lũy thừa - Tích hai lũy thừa cùng cơ số - Thương hai lũy thừa cùng cơ số
Cộng, trừ các số hữu tỉ - Tính chất phép cộng số hữu tỉ
Cộng, trừ hai đa thức một biến
Giá trị của biểu thức đại số
Giá trị tuyệt đối của một số thực
Góc so le trong - Góc đồng vị - Góc trong cùng phía - Góc so le ngoài
Góc đối diện với cạnh lớn hơn trong một tam giác