Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 4 - Cánh diều
Tải vềTính bằng cách thuận tiện: a) 125 x 6 192 x 8 . Một cửa hàng lương thực ngày đầu bán được 238 kg gạo, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đầu 96 kg.
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Số và phép tính
- Đọc, viết, so sánh các số có nhiều chữ số (đến lớp triệu)
Đọc, viết các số có nhiều chữ số
So sánh các số có nhiều chữ số
- Làm tròn số đến hàng trăm nghìn
- Phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia
Phép nhân với số có hai chữ số
Phép chia cho số có hai chữ số
- Tìm số trung bình cộng
- Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân
2. Đo lường
- Yến, tạ, tấn
- Giây, thế kỉ
3. Hình học
- Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Đo góc
- Hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song
4. Bài toán có lời văn:
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Giải bài toán về tìm số trung bình cộng
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng
B. BÀI TẬP
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Số ba trăm hai mươi mốt triệu năm trăm hai mươi ba nghìn viết là:
A. 321 523 B. 321 523 000 C. 321 5 230 D. 523 321 000
Câu 2. Số gồm có 5 triệu, 7 chục nghìn, 6 trăm được viết là:
A. 5 700 600 B. 5 070 600 C. 5 007 600 D. 5 070 060
Câu 3. Giá trị của chữ số 8 trong số 123 846 579 là:
A. 8 000 B. 80 000 C. 800 000 D. 8 000 000
Câu 4. Số gồm 8 trăm nghìn, 6 trăm, 5 chục và 4 đơn vị là:
A. 865 044 B. 806 504 C. 800 645 D. 800 654
Câu 5. Làm tròn số 78 351 829 đến hàng trăm nghìn được số:
A. 78 350 000 B. 78 300 000 C. 78 200 000 D. 78 400 000
Câu 6. Trong số 34 652 471, chữ số 3 thuộc hàng nào, lớp nào?
A. Hàng trăm triệu, lớp nghìn B. Hàng triệu, lớp triệu
C. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn D. Hàng chục triệu, lớp triệu
Câu 7. Số 12 346 700 làm tròn đến hàng trăm nghìn được số:
A. 12 340 000 B. 12 300 000 C. 12 400 000 D. 12 350 000
Câu 8. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đánh tan quân Mông Nguyên lần thứ ba thuộc thế kỉ nào?
A. XIII B. XIV C. XII D . XVI
Câu 9 . Năm 1709 thuộc thế kỉ:
A. XVI B. XVII C. XVIII D. XIX
Câu 10. Máy bay được phát minh năm 1903. Năm đó thuộc thế kỉ:
A. XVIII B. XIX C. XX D. XXI
Câu 11 . Cho dãy số 9 113, 9 115, 9 117, …. Số thứ năm của dãy số đã cho là:
A. 9 118 B. 9 119 C. 9 121 D. 9 123
Câu 12 . 3 tấn 50 kg = …….. kg. Số cần điền vào chỗ chấm là:
A. 3 050 B. 3 500 C. 350 D. 30 050
Câu 13 . Số thích hợp điền vào chỗ chấm 5 tấn 6 tạ = ……. kg là:
A. 56 B. 560 C. 5 600 D. 56 000
Câu 14 . Số thích hợp điền vào chỗ chấm 4 phút 35 giây = ……. giây là:
A. 250 B. 155 C. 275 D. 240
Câu 15 . Một góc có số đo là 140 o . Vậy góc đó là:
A. Góc nhọn B. Góc vuông C . Góc tù D. Góc bẹt
Câu 16 . Hình có 2 góc nhọn, 2 góc tù và 2 cặp cạnh song song là:
Câu 17 . Hình vẽ bên có:
A. Hai đường thẳng song song. Hai góc vuông
B. Hai đường thẳng song song. Ba góc vuông
C. Ba đường thẳng song song. Hai góc vuông
B. Ba đường thẳng song song. Ba góc vuông
Câu 18. Hình bên có:
A. 4 góc nhọn, 2 góc tù và 2 góc vuông
B. 4 góc nhọn, 2 góc tù và 1 góc vuông
C . 4 góc nhọn, 1 góc tù và 2 góc vuông
D. 3 góc nhọn, 2 góc tù và 3 góc vuông
Câu 19. Mỗi bao xi măng cân nặng 50 kg. Hỏi cần bao nhiêu bao xi măng như thế để có 4 tấn xi măng?
A. 20 bao B. 60 bao C. 70 bao D. 80 bao
Câu 20. Trường tổ chức cho 6910 học sinh đi thăm quan. Hỏi phải có ít nhất bao nhiêu xe để chở hết số học sinh đó đến nơi thăm quan, biết rằng một xe ô tô thì chở được 45 em? (Không kể tài xế).
A. 152 xe B. 160 xe C. 153 xe D. 154 xe
Câu 21 . Cô Hoa nhập về cửa hàng 7 tạ vải thiều đựng trong 35 thùng như nhau. Cô đã bán được 18 thùng vải thiều. Vậy khối lượng vải thiều cô Hoa còn lại là:
A. 360 kg B. 340 kg C. 630 kg D. 240 kg
Câu 22. Hiền có một cuốn sách. Hiền tính nếu mỗi ngày đọc 10 trang thì trong 4 tuần sẽ đọc xong cuốn sách đó. Vậy nếu mỗi ngày Hiền đọc thêm 4 trang sách nữa thì sẽ đọc xong cuốn sách đó trong thời gian là:
A. 17 ngày B. 18 ngày C. 19 ngày D. 20 ngày
Câu 23. Trung bình cộng của 36; 42 và 57 là?
A. 35 B. 405 C. 145 D. 45
Câu 24. Trung bình cộng của hai số là 46. Số bé là 35 thì số lớn là:
A. 55 B. 60 C. 57 D. 81
Câu 25. Một đội công nhân sửa đường. Trong 13 ngày đầu sửa được 768m đường, 12 ngày sau sửa được 740m đường và trong 15 ngày cuối sửa được 812m đường. Hỏi trung bình mỗi ngày đội công nhân sửa được bao nhiêu mét đường?
A. 55 m B. 58 m C. 62 m D. 67 m
Câu 26. Giá trị của biểu thức 136 x 11 – 11 x 36 là:
A. 0 B. 11000 C. 110 D. 1100
Câu 27. Diện tích của hình chữ nhật tô đậm là:
A. 2 941 m 2 B. 2 194 m 2 C. 2 491 m 2 D. 2 994 m 2
Câu 28. Cô Mai có 1 sào ruộng trồng ngô hình chữ nhật (1 sào = 360m 2 ). Chiều rộng ruộng ngô là 9 m. Cô muốn dùng lưới quây quanh ruộng để ngăn chuột phá hoại. Vậy số mét lưới vừa đủ để cô Mai dùng là:
A. 88 m B. 80 m C. 58 m D. 98 m
Câu 29. Một người sơn mặt trước và mặt sau của một bức tường hình chữ nhật có chiều dài 4 m, chiều cao 2 m. Người thợ đó mất 2 phút 30 giây để sơn xong 1 m 2 . Vậy người thợ đó sẽ sơn xong bức tường trong thời gian là:
A. 20 phút B. 30 phút C. 40 phút D. 50 phút
Câu 30. Xe thứ nhất chở được 1 tấn 5 tạ gạo, xe thứ hai chở được nhiều hơn xe thứ nhất 3 tấn 80 kg gạo, xe thứ ba chở được ít hơn xe thứ hai 2 tấn 25 yến gạo. Vậy khối lượng cả ba xe chở được là:
A. 6 630 kg B. 7 830 kg C. 8 410 kg D . 7 310 kg
Câu 31 . Tổng của hai số là 456. Số lớn hơn số bé 24 đơn vị. Tìm số bé?
A. 240 B. 216 C. 256 D. 267
Câu 32 . Mẹ sinh Hà năm 25 tuổi. Hiện tại, tổng số tuổi của mẹ và Hà là 45 tuổi. Vậy hiện tại, số tuổi của Hà là:
A. 9 tuổi B. 8 tuổi C. 12 tuổi D. 10 tuổi
Câu 33 . Hai xe chở tất cả 3 tấn 6 tạ gạo. Xe thứ nhất chở nhiều hơn xe thứ hai 9 tạ gạo. Vậy khối lượng gạo xe thứ nhất chở là:
A. 2 350 kg B. 1 350 kg C. 2 500 kg D. 2 250 kg
Câu 34. Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 24 m. Chiều dài hơn chiều rộng 6 m. Vậy diện tích của mảnh vườn đó là:
A. 144 m 2 B. 72 m 2 C . 135 m 2 D. 90 m 2
Câu 35 . Trường tiểu học Kim Đồng có 524 học sinh. Số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ là 136 em. Hỏi trường tiểu học Kim Đồng có bao nhiêu học sinh nam?
A. 194 học sinh B. 330 học sinh C. 198 học sinh D. 327 học sinh
II. Phần tự luận
Câu 1. Đọc số và cho biết chữ số được gạch chân thuộc hàng nào, lớp nào:
Câu 2. Đặt tính rồi tính.
378 265 + 530 827
920 836 – 618 350
68 127 : 3
8 109 x 17
Câu 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
3 phút = ........... giây 5 giờ = .................. phút
900 năm = ........... thế kỉ 7 phút 15 giây=......... giây
9 phút 8 giây =............. giây 3 giờ 17 phút =....... phút
Câu 4. Tính bằng cách thuận tiện.
a) 2 023 + 13 258 – 23 + 742
b) 3855 + (2 683 + 1 145) + 2 317
c) 32 684 + 41 325 + 316 + 675
d) 65 318 – 7 295 + 47 295 – 5 318
Câu 5. Tính bằng cách thuận tiện:
a) 125 x 6 192 x 8
b) 247 x 26 – 247 x 16
c) 136 x 4 + 136 x 96
d) 35 × 50 + 35 × 49 + 35
Câu 6. Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm O và song song với đường thẳng AB.
Câu 7. Cho các hình vẽ sau:
a) Những hình nào có cặp cạnh song song với nhau.
b) Những hình nào có cặp cạnh vuông góc với nhau.
c) Những hình nào vừa có cặp cạnh song song với nhau, vừa có cặp cạnh vuông góc với nhau.
Câu 8. Cho hình sau:
a) Có bao nhiêu góc nhọn?
b) Có bao nhiêu góc vuông? Nêu tên các góc vuông đó? (Mẫu: Góc vuông đỉnh C)
c) Có bao nhiêu cặp cạnh vuông góc với nhau? Nêu tên các cặp cạnh đó.
d) Có bao nhiêu cặp cạnh song song với nhau? Nêu tên các cặp cạnh đó.
Câu 9. Một tổ sản xuất có 25 công nhân. Tháng thứ nhất tổ đó làm được 954 sản phẩm, tháng thứ hai làm được 821 sản phẩm, tháng thứ ba làm được 1 350 sản phẩm. Hỏi trong cả ba tháng đó trung bình mỗi công nhân của tổ đó làm được bao nhiêu sản phẩm?
Câu 10. Một cửa hàng lương thực ngày đầu bán được 238 kg gạo, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đầu 96 kg. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Câu 11. Nhà bạn An thu hoạch được 75kg lạc. Nhà bạn Ngọc thu được nhiều hơn nhà bạn An 10kg lạc. Nhà bạn Huệ thu được nhiều hơn trung bình cộng của nhà An và Ngọc là 15kg lạc. Hỏi mỗi nhà thu hoạch trung bình được bao nhiêu ki-lô-gam lạc?
Câu 12. Một đoàn xe chở hàng. Tốp đầu có 4 xe, mỗi xe chở 92 tạ hàng; tốp sau có 3 xe, mỗi xe chở 64 tạ hàng. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng?
Câu 13. Trung bình cộng của ba số là 94. Biết số thứ nhất là 85 và số thứ nhất hơn số thứ hai là 28. Tìm số thứ ba.
Câu 14. Một trang trại chăn nuôi có 560 con gà trống và gà mái. Số gà mái nhiều hơn số gà trống là 340 con. Hỏi trại chăn nuôi đó có bao nhiêu con gà mỗi loại?
Câu 15. Hai thùng chứa 450 lít dầu. Nếu lấy 25 lít dầu ở thùng thứ nhất đổ vào thùng thứ hai thì số dầu chứa trong hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu?
Câu 16 . Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 568 cây. Biết rằng lớp 4B trồng được ít hơn lớp 4A 36 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây.
Câu 17. Tổng số tuổi của ba bố con bằng 55 tuổi. Tuổi bố nhiều hơn tổng số tuổi của hai anh em là 25 tuổi. Tính tuổi của em, biết anh hơn em 5 tuổi.
Câu 18. Bác An có 3 sào đất, mỗi sào có diện tích 360 m 2 . Trên mảnh đất đó, bác đào ao thả cá và trồng rau. Diện tích trồng rau nhỏ hơn diện tích ao là 280 m 2 . Cứ 1 m 2 bác An thu hoạch được 3 kg rau. Hỏi bác An thu hoạch được bao nhiêu yến rau từ mảnh đất đó?
Câu 19. Hai xe chở tất cả 56 780 kg gạo. Biết nếu xe thứ nhất chuyển cho xe thứ hai 120 kg gạo thì hai xe chở số gạo bằng nhau. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Câu 20. Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 160m, chiều rộng kém chiều dài 52 m. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó? Câu 21. Một căn phòng dạng hình chữ nhật có chiều dài 12 m và chiều rộng 8 m. Bác Minh dự định lát sàn căn phòng đó bằng những viên gạch hình vuông cạnh 4 dm. Hỏi bác Minh cần chuẩn bị bao nhiêu viên gạch để lát kín nền căn phòng đó.
Lời giải chi tiết
I. Phần trắc nghiệm
II. Phần tự luận
Câu 1. Đọc số và cho biết chữ số được gạch chân thuộc hàng nào, lớp nào:
Phương pháp
- Đọc số: Dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số theo từng lớp, lần lượt từ lớp triệu, lớp nghìn đến lớp đơn vị. - Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp lại thành lớp triệu
- Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn. - Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
Lời giải
Câu 2. Đặt tính rồi tính.
378 265 + 530 827
920 836 – 618 350
68 127 : 3
8 109 x 17
Phương pháp
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Thực hiện từ phải sang trái
- Với phép chia: Chia từ trái sang phải
Lời giải
Câu 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
3 phút = ........... giây 5 giờ = .................. phút
900 năm = ........... thế kỉ 7 phút 15 giây=......... giây
9 phút 8 giây =............. giây 3 giờ 17 phút =....... phút
Phương pháp
Áp dụng cách đổi:
1 phút = 60 giây ; 1 giờ = 60 phút
1 thế kỉ = 100 năm
Lời giải
3 phút = 180 giây 5 giờ = 300 phút
900 năm = 9 thế kỉ 7 phút 15 giây= 435 giây
9 phút 8 giây = 548 giây 3 giờ 17 phút = 197 phút
Câu 4. Tính bằng cách thuận tiện.
a) 2 023 + 13 258 – 23 + 742
b) 3855 + (2 683 + 1 145) + 2 317
c) 32 684 + 41 325 + 316 + 675
d) 65 318 – 7 295 + 47 295 – 5 318
Phương pháp
Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp để nhóm các số có tổng hoặc hiệu là số tròn trăm, tròn nghìn với nhau.
Lời giải
a) 2 023 + 13 258 – 23 + 742
= (2 023 – 23) + (13 258 + 742)
= 2 000 + 14 000 = 16 000
b) 3 855 + (2 683 + 1 145) + 2 317
= (3 855 + 1 145) + (2 683 + 2 317)
= 5 000 + 5 000
= 10 000
c) 32 684 + 41 325 + 316 + 675
= (32 684 + 316) + (41 325 + 675)
= 33 000 + 42 000
= 75 000
d) 65 318 – 7 295 + 47 295 – 5 318
= (65 318 – 5 318) + (47 295 – 7 295)
= 60 000 + 40 000
= 100 000
Câu 5. Tính bằng cách thuận tiện:
a) 125 x 6 192 x 8
b) 247 x 26 – 247 x 16
c) 136 x 4 + 136 x 96
d) 35 × 50 + 35 × 49 + 35
Phương pháp
Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là số tròn trăm, tròn nghìn, … với nhau.
Lời giải
a) 125 x 6 192 x 8 = (125 x 8) x 6 192
= 1 000 x 6 192
= 6 192 000
b) 247 x 26 – 247 x 16 = 247 x (26 – 16)
= 247 x 10 = 2 470
c) 136 x 4 + 136 x 96 = 136 x (4 + 96)
= 136 x 100 = 13 600
d) 35 × 50 + 35 × 49 + 35 = 35 x (50 + 49 + 1)
= 35 x 100
= 3 500
Câu 6. Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm O và song song với đường thẳng AB.
Phương pháp
- Vẽ một đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng AB
- Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng vừa vẽ, ta được đường thẳng CD đi qua điểm M và song song với đường thẳng AB.
Lời giải
Câu 7. Cho các hình vẽ sau:
a) Những hình nào có cặp cạnh song song với nhau.
b) Những hình nào có cặp cạnh vuông góc với nhau.
c) Những hình nào vừa có cặp cạnh song song với nhau, vừa có cặp cạnh vuông góc với nhau.
Phương pháp
Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung
Sử dụng ê kê để kiểm tra các cặp cạnh vuông góc với nhau
Lời giải
a) Những hình có cặp cạnh song song với nhau là: hình 2, 3, 4, 5, 6
b) Những hình có cặp cạnh vuông góc với nhau là: hình 1, 6
c) Những hình vừa có cặp cạnh song song với nhau, vừa có cặp cạnh vuông góc với nhau là: hình 6.
Câu 8. Cho hình sau:
a) Có bao nhiêu góc nhọn?
b) Có bao nhiêu góc vuông? Nêu tên các góc vuông đó? (Mẫu: Góc vuông đỉnh C)
c) Có bao nhiêu cặp cạnh vuông góc với nhau? Nêu tên các cặp cạnh đó.
d) Có bao nhiêu cặp cạnh song song với nhau? Nêu tên các cặp cạnh đó.
Phương pháp
Góc nhọn bé hơn góc vuông
Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung
Sử dụng ê kê để kiểm tra các cặp cạnh vuông góc với nhau
Lời giải
a) Có 4 góc nhọn.
b) Có 6 góc vuông là: Góc vuông đỉnh C, góc vuông đỉnh D, góc vuông đỉnh I, góc vuông đỉnh H, góc vuông đỉnh A, góc vuông đỉnh F.
c) Có 5 cặp cạnh song song với nhau là: AB và GF, AK và EF, CD và IH, BC và ED, IK và HG
Câu 9. Một tổ sản xuất có 25 công nhân. Tháng thứ nhất tổ đó làm được 954 sản phẩm, tháng thứ hai làm được 821 sản phẩm, tháng thứ ba làm được 1 350 sản phẩm. Hỏi trong cả ba tháng đó trung bình mỗi công nhân của tổ đó làm được bao nhiêu sản phẩm?
Phương pháp
- Số sản phẩm trung bình mỗi công nhân làm được = Tổng số sản phẩm làm trong 3 tháng : số công nhân
Lời giải
Trong cả ba tháng đó trung bình mỗi công nhân của tổ đó làm được số sản phẩm là:
(954 + 821 + 1 350) : 25 = 125 (công nhân)
Đáp số: 125 công nhân
Câu 10. Một cửa hàng lương thực ngày đầu bán được 238 kg gạo, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đầu 96 kg. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Phương pháp
- Tìm số kg gạo bán ngày thứ hai
- Số kg trung bình mỗi ngày bán = tổng số kg gạo 2 ngày bán được : 2
Lời giải
Số kg gạo ngày thứ hai bán được là:
238 + 96 = 334 (kg)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
(238 + 334) : 2 = 286 (kg)
Đáp số: 286 kg gạo
Câu 11. Nhà bạn An thu hoạch được 75kg lạc. Nhà bạn Ngọc thu được nhiều hơn nhà bạn An 10kg lạc. Nhà bạn Huệ thu được nhiều hơn trung bình cộng của nhà An và Ngọc là 15kg lạc. Hỏi mỗi nhà thu hoạch trung bình được bao nhiêu ki-lô-gam lạc?
Phương pháp
- Tìm số kg lạc nhà Ngọc thu hoạch được = số kg lạc nhà An + 10 kg
- Tìm số kg lạc nhà Huệ thu hoạch được = Tổng số kg lạc của nhà An và Ngọc : 2 + 15 kg
- Số kg lạc trung bình mỗi nhà thu hoạch = tổng số kg lạc 3 nhà thu hoạch : 3
Lời giải
Số kg lạc nhà Ngọc thu hoạch được là:
75 + 10 = 85 (kg)
Số kg lạc nhà Huệ thu hoạch được là:
(75 + 85) : 2 + 15 = 95 (kg)
Số kg lạc trung bình mỗi nhà thu hoạch được là:
(75 + 85 + 95) : 3 = 85 (kg)
Đáp số: 85 kg lạc
Câu 12. Một đoàn xe chở hàng. Tốp đầu có 4 xe, mỗi xe chở 92 tạ hàng; tốp sau có 3 xe, mỗi xe chở 64 tạ hàng. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng?
Phương pháp
- Tìm số tạ hàng tốp đầu chở
- Tìm số tạ hàng tốp sau chở
- Tìm tổng số xe chở hàng
- Tìm số tạ hàng trung bình mỗi xe chở = Tổng số kg hàng mà 2 tốp chở được : tổng số xe
Lời giải
Số tạ hàng tốp đầu chở được là:
92 x 4 = 368 (tạ)
Số tạ hàng tốp sau chở được là:
64 x 3 = 192 (tạ)
Số xe chở hàng là:
4 + 3 = 7 (xe)
Trung bình mỗi xe chở được số tạ hàng là:
(368 + 192) : 7 = 80 (tạ)
Đáp số: 80 tạ hàng
Câu 13. Trung bình cộng của ba số là 94. Biết số thứ nhất là 85 và số thứ nhất hơn số thứ hai là 28. Tìm số thứ ba.
Phương pháp
- Tìm tổng của ba số = Trung bình cộng của ba số x 3
- Tìm số thứ hai = Số thứ nhất – 28
- Tìm số thứ ba = Tổng của ba số - (số thứ nhất + số thứ hai)
Lời giải
Tổng của ba số là:
94 x 3 = 282
Số thứ hai là:
85 – 28 = 57
Số thứ ba là:
282 – (85 + 57) = 140
Đáp số: 140
Câu 14. Một trang trại chăn nuôi có 560 con gà trống và gà mái. Số gà mái nhiều hơn số gà trống là 340 con. Hỏi trại chăn nuôi đó có bao nhiêu con gà mỗi loại?
Phương pháp
Số gà mái = (tổng + hiệu) : 2
Số gà trống = tổng – số gà mái
Lời giải
Số gà mái là:
(560 + 340) : 2 = 450 (con)
Số gà trống là:
560 – 450 = 110 (con)
Đáp số: Gà mái: 450 con, gà trống: 110 con
Câu 15. Hai thùng chứa 450 lít dầu. Nếu lấy 25 lít dầu ở thùng thứ nhất đổ vào thùng thứ hai thì số dầu chứa trong hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu?
Phương pháp
- Tìm hiệu số lít dầu ở hai thùng
- Số lít dầu ở thùng thứ nhất = (tổng + hiệu) : 2
- Số lít dầu ở thùng thứ hai = Tổng - Số dầu ở thùng thứ nhất
Lời giải
Số lít dầu thùng thứ nhất nhiều hơn thùng thứ hai là:
25 x 2 = 50 (lít)
Số lít dầu ở thùng thứ nhất là:
(450 + 50) : 2 = 250 (lít)
Số lít dầu ở thùng thứ hai là:
450 – 250 = 200 (lít)
Đáp số: Thùng thứ nhất: 250 lít; Thùng thứ hai: 200 lít
Câu 16 . Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 568 cây. Biết rằng lớp 4B trồng được ít hơn lớp 4A 36 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây.
Phương pháp
Số cây lớp 4B = (tổng – hiệu) : 2
Số cây lớp 4A = Tổng - Số cây lớp 4B
Lời giải
Lớp 4B trồng được số cây là:
(568 – 36) : 2 = 266 (cây)
Lớp 4A trồng được số cây là:
568 – 266 = 302 (cây)
Đáp số: 4A: 302 cây
4B: 266 cây
Câu 17. Tổng số tuổi của ba bố con bằng 55 tuổi. Tuổi bố nhiều hơn tổng số tuổi của hai anh em là 25 tuổi. Tính tuổi của em, biết anh hơn em 5 tuổi.
Phương pháp
Áp dụng công thức:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = Tổng – số lớn
Lời giải
Tuổi bố là:
(55 + 25) : 2 = 40 (tuổi)
Tổng số tuổi của hai anh em là:
55 – 40 = 15 (tuổi)
Tuổi của em là:
(15 – 5) : 2 = 5 (tuổi)
Đáp số: Em: 5 tuổi
Câu 18. Bác An có 3 sào đất, mỗi sào có diện tích 360 m 2 . Trên mảnh đất đó, bác đào ao thả cá và trồng rau. Diện tích trồng rau nhỏ hơn diện tích ao là 280 m 2 . Cứ 1 m 2 bác An thu hoạch được 3 kg rau. Hỏi bác An thu hoạch được bao nhiêu yến rau từ mảnh đất đó?
Phương pháp
- Tìm diện tích mảnh đất của bác An
- Diện tích trồng rau = (tổng – hiệu) : 2
- Tìm số kg rau thu được
- Đổi sang đơn vị yến
Lời giải
Diện tích mảnh đất của bác An là:
360 x 3 = 1 080 (m 2 )
Diện tích trồng rau là:
(1 080 – 280) : 2 = 400 (m 2 )
Số ki-lô-gam rau bác An thu hoạch được là:
3 x 400 = 1 200 (kg) = 120 yến rau
Đáp số: 120 yến rau
Câu 19. Hai xe chở tất cả 56 780 kg gạo. Biết nếu xe thứ nhất chuyển cho xe thứ hai 120 kg gạo thì hai xe chở số gạo bằng nhau. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Phương pháp
- Tìm hiệu số gạo ở hai xe
- Số kg gạo ở xe thứ nhất = (tổng + hiệu) : 2
- Số kg gạo ở xe thứ hai = tổng - số kg gạo ở xe thứ nhất
Lời giải
Xe thứ nhất chở nhiều hơn xe thứ hai số ki-lô-gam gạo là:
120 x 2 = 240 (kg)
Xe thứ nhất chở số ki-lô-gam gạo là:
(56 780 + 240) : 2 = 28 510 (kg)
Xe thứ hai chở số ki-lô-gam gạo là:
56 780 – 28 510 = 28 270 (kg)
Đáp số: Xe thứ nhất: 28 510 kg
Xe thứ hai: 28 270 kg
Câu 20. Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 160m, chiều rộng kém chiều dài 52 m. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó?
Phương pháp
- Tìm chiều dài = (tổng + hiệu) : 2
- Chiều rộng = Nửa chu vi – chiều dài
- Diện tích mảnh đất = chiều dài x chiều rộng
Lời giải
Chiều dài mảnh đất là:
(160 + 52) : 2 = 106 (m)
Chiều rộng mảnh đất là:
160 – 106 = 54 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó là:
106 x 54 = 5 724 (m 2 )
Đáp số: 5 724 m 2 Câu 21. Một căn phòng dạng hình chữ nhật có chiều dài 12 m và chiều rộng 8 m. Bác Minh dự định lát sàn căn phòng đó bằng những viên gạch hình vuông cạnh 4 dm. Hỏi bác Minh cần chuẩn bị bao nhiêu viên gạch để lát kín nền căn phòng đó.
Phương pháp
- Tìm diện tích căn phòng = Chiều dài x chiều rộng
- Đổi số đo diện tích sang đơn vị dm 2
- Diện tích viên gạch = Cạnh x cạnh
- Số viên gạch cần chuẩn bị = Diện tích phòng : diện tích viên gạch
Lời giải
Diện tích căn phòng là:
12 x 8 = 96 (m 2 )
Đổi: 96 m 2 = 9 600 dm 2
Diện tích mỗi viên gạch là:
4 x 4 = 16 (dm 2 )
Bác Minh cần chuẩn bị số viên gạch để lát kín nền căn phòng là:
9 600 : 16 = 600 (viên gạch)
Đáp số: 600 viên gạch