Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 6 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới


Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 - Đề số 6

Đề bài

Câu 1 :

Đáp án nào không phải là nội dung đúng về bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh ?

  • A.

    Tác phẩm ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc

  • B.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh không những có giá trị về ý học mà còn có giá trị về văn học

  • C.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển

  • D.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh viết bằng chữ Nôm

Câu 2 :

Giá trị nhân văn, nhân đạo cao đẹp trong sáng tác của Hồ Xuân Hương nổi bật ở điểm nào sau đây?

  • A.

    Là tiếng cười mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu của bọn công tử nhà giàu

  • B.

    Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống công bằng, phồn vinh

  • C.

    Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ

  • D.

    Là bản tố cáo xã hội bất công, tàn nhẫn.

Câu 3 :

Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là:

  • A.

    Thơ chữ Hán, câu đối

  • B.

    Văn xuôi chữ Nôm

  • C.

    Thơ trào phúng

  • D.

    Thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng

Câu 4 :

Để xác định tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời những câu hỏi nào sau đây?

  • A.

    Đặt ra vấn đề cần giải quyết? Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào?

  • B.

    Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào? Thao tác nào chính?

  • C.

    Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Chọn đáp án đúng về khái niệm phân tích:

  • A.

    Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

  • B.

    Phân tích là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

  • C.

    Phân tích là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

  • D.

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng.

Câu 6 :

Nhận định nào sau đây đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?

  • A.

    Bắt nguồn từ sự bất mãn do nhiều lần thi hỏng

  • B.

    Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khó, khốn khổ

  • C.

    Bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với nước, với dân, với đời.

  • D.

    Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên

Câu 7 :

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến là nhà thơ:

  • A.

    Trào phúng

  • B.

    Trữ tình

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 8 :

Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

  • A.

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết  / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

  • B.

    “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

  • C.

    Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương

  • D.

    Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

Câu 9 :

Tác phẩm Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh thuộc thể loại nào?

  • A.

    Kịch

  • B.

    Tiểu luận

  • C.

    Xã luận

  • D.

    Bình sử

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?

  • A.

    Tính hình tượng

  • B.

    Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

  • C.

    Tính công khai về quan điểm chính trị

  • D.

    Tính truyền cảm, thuyết phục

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đáp án nào không phải là nội dung đúng về bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh ?

  • A.

    Tác phẩm ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc

  • B.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh không những có giá trị về ý học mà còn có giá trị về văn học

  • C.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển

  • D.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh viết bằng chữ Nôm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hải Thượng y tông tâm lĩnh được viết bằng chữ Hán, viết vào năm 1770.

Câu 2 :

Giá trị nhân văn, nhân đạo cao đẹp trong sáng tác của Hồ Xuân Hương nổi bật ở điểm nào sau đây?

  • A.

    Là tiếng cười mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu của bọn công tử nhà giàu

  • B.

    Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống công bằng, phồn vinh

  • C.

    Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ

  • D.

    Là bản tố cáo xã hội bất công, tàn nhẫn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn (SGK – 18)

Lời giải chi tiết :

Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

Câu 3 :

Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là:

  • A.

    Thơ chữ Hán, câu đối

  • B.

    Văn xuôi chữ Nôm

  • C.

    Thơ trào phúng

  • D.

    Thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.

Câu 4 :

Để xác định tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời những câu hỏi nào sau đây?

  • A.

    Đặt ra vấn đề cần giải quyết? Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào?

  • B.

    Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào? Thao tác nào chính?

  • C.

    Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để xác định tầm quan trọng của tìm hiểu đề, cần trả lời được 4 câu hỏi sau đây:

- Đặt ra vấn đề cần giải quyết? Viết lại vấn đề rõ ràng ra giấy.

- Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào?

- Cần sử dụng thao tác nghị luận nào? Thao tác nào chính?

- Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?

Câu 5 :

Chọn đáp án đúng về khái niệm phân tích:

  • A.

    Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

  • B.

    Phân tích là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

  • C.

    Phân tích là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

  • D.

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

Câu 6 :

Nhận định nào sau đây đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?

  • A.

    Bắt nguồn từ sự bất mãn do nhiều lần thi hỏng

  • B.

    Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khó, khốn khổ

  • C.

    Bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với nước, với dân, với đời.

  • D.

    Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn

Lời giải chi tiết :

Thơ Tú Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.

Câu 7 :

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến là nhà thơ:

  • A.

    Trào phúng

  • B.

    Trữ tình

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là nhà thơ trữ tình. Còn trong chữ Hán thì hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói trên cả hai lĩnh vực Nguyễn Khuyến đều thành công

Câu 8 :

Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

  • A.

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết  / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

  • B.

    “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

  • C.

    Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương

  • D.

    Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:

“Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Câu 9 :

Tác phẩm Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh thuộc thể loại nào?

  • A.

    Kịch

  • B.

    Tiểu luận

  • C.

    Xã luận

  • D.

    Bình sử

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm Một thời đại trong thi ca

Lời giải chi tiết :

Tiểu luận: Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh.

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?

  • A.

    Tính hình tượng

  • B.

    Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

  • C.

    Tính công khai về quan điểm chính trị

  • D.

    Tính truyền cảm, thuyết phục

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận

Lời giải chi tiết :

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

- Tính công khai về quan điểm chính trị

- Tính truyền cảm, thuyết phục


Cùng chủ đề:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 6 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 8có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiếm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK I đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK I đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết