Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 8có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới


Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 - Đề số 8

Đề bài

Câu 1 :

Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

sơn son thếp vàng
thế tử Trịnh Cán
nghĩ đến nước nhà
coi thường danh lợi, địa vị
chốn phồn hoa
thánh chỉ
phòng trà
nhiều lớp cửa
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1) ..... vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2) ..... vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua (3) ..... , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là (4) ..... . Đồ đạc trong phòng đều được(5) ..... , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6) ..... Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì (7) ..... , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả (8) .....
Câu 2 :

Nối tên các bài thơ sau với tên tác giả:

A. Độc Tiểu Thanh kí

B. Qua đèo ngang

C. Khuê oán

D. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

E. Tự tình

1. Đặng Trần Côn

2. Vương Xương Linh

3. Bà Huyện Thanh Quan

4. Nguyễn Du

5. Hồ Xuân Hương

Câu 3 :

Năm 37 tuổi Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp). Đó là khoa thi nào sau đây?

  • A.

    Khoa Tân Mùi (1871)

  • B.

    Khoa Mậu Tí (1888)

  • C.

    Khoa Nhâm Thìn (1892)

  • D.

    Khoa Đinh Dậu (1897)

Câu 4 :

Kỉ niệm nào không được Nguyễn Khuyến nhắc đến trong bài thơ khi nhắc về tình bạn với Dương Khuê?

Cùng nhau thi đỗ làm quan

Cùng nhau câu cá

Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước

Cùng ngân nga hát ả đào

Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

Cùng nhau hưởng vinh hoa phú quý

Cùng nhau trải qua những hoạn nạn, vật đổi sao rời

Cuộc gặp gỡ cuối cùng

Câu 5 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Việc Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?

  • A.

    Tác giả trích dẫn lời Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo

  • B.

    Biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lí người nghe

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 7 :

Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?

  • A.

    Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ.

  • B.

    Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 8 :

Trong Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã so sánh cống hiến đầu tiên của Mác với ai?

  • A.

    Đác-uyn

  • B.

    Lê-nin

  • C.

    A-rít-xtốt

  • D.

    Ga-li-lê

Câu 9 :

Chọn đáp án đúng về khái niệm bình luận:

  • A.

    Bình luận là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng

  • B.

    Bình luận là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

  • C.

    Bình luận là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

  • D.

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng

Câu 10 :

Phan Châu Trinh hiệu là:

  • A.

    Ức Trai

  • B.

    Thanh Hiên

  • C.

    Tây Hồ

  • D.

    Tử Cán

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

sơn son thếp vàng
thế tử Trịnh Cán
nghĩ đến nước nhà
coi thường danh lợi, địa vị
chốn phồn hoa
thánh chỉ
phòng trà
nhiều lớp cửa
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1) ..... vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2) ..... vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua (3) ..... , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là (4) ..... . Đồ đạc trong phòng đều được(5) ..... , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6) ..... Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì (7) ..... , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả (8) .....
Đáp án
sơn son thếp vàng
thế tử Trịnh Cán
nghĩ đến nước nhà
coi thường danh lợi, địa vị
chốn phồn hoa
thánh chỉ
phòng trà
nhiều lớp cửa
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1)
thánh chỉ
vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2)
chốn phồn hoa
vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua (3)
nhiều lớp cửa
, các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là (4)
phòng trà
. Đồ đạc trong phòng đều được(5)
sơn son thếp vàng
, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6)
thế tử Trịnh Cán
Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì (7)
nghĩ đến nước nhà
, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả (8)
coi thường danh lợi, địa vị
Lời giải chi tiết :

Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa , vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà . Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán . Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.

Đáp án:

  1. thánh chỉ
  2. chốn phồn hoa
  3. nhiều lớp cửa
  4. phòng trà
  5. sơn son thếp vàng
  6. thế tử Trịnh Cán
  7. nghĩ đến nước nhà
  8. coi thường danh lợi
Câu 2 :

Nối tên các bài thơ sau với tên tác giả:

A. Độc Tiểu Thanh kí

B. Qua đèo ngang

C. Khuê oán

D. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

E. Tự tình

1. Đặng Trần Côn

2. Vương Xương Linh

3. Bà Huyện Thanh Quan

4. Nguyễn Du

5. Hồ Xuân Hương

Đáp án

A. Độc Tiểu Thanh kí

4. Nguyễn Du

B. Qua đèo ngang

3. Bà Huyện Thanh Quan

C. Khuê oán

2. Vương Xương Linh

D. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

1. Đặng Trần Côn

E. Tự tình

5. Hồ Xuân Hương

Phương pháp giải :

Xem lại mục lục SGK Ngữ văn

Lời giải chi tiết :

- Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du ( SGK Ngữ văn 10, tập 1)

- Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan (SGK Ngữ văn 7, tập 1)

- Khuê oán - Vương Xương Linh ( SGK Ngữ văn 7, tập 1)

- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn (SGK Ngữ văn 10, tập 2)

- Tự tình – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 11, tập 1)

Câu 3 :

Năm 37 tuổi Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp). Đó là khoa thi nào sau đây?

  • A.

    Khoa Tân Mùi (1871)

  • B.

    Khoa Mậu Tí (1888)

  • C.

    Khoa Nhâm Thìn (1892)

  • D.

    Khoa Đinh Dậu (1897)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1871, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình. Do dỗ đầu cả ba kì thi nên ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Câu 4 :

Kỉ niệm nào không được Nguyễn Khuyến nhắc đến trong bài thơ khi nhắc về tình bạn với Dương Khuê?

Cùng nhau thi đỗ làm quan

Cùng nhau câu cá

Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước

Cùng ngân nga hát ả đào

Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

Cùng nhau hưởng vinh hoa phú quý

Cùng nhau trải qua những hoạn nạn, vật đổi sao rời

Cuộc gặp gỡ cuối cùng

Đáp án

Cùng nhau câu cá

Cùng nhau hưởng vinh hoa phú quý

Lời giải chi tiết :

Kỉ niệm của tác giả với Dương Khuê:

- Cùng nhau thi đỗ làm quan

- Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước

- Cùng ngân nga hát ả đào

- Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

- Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời.

- Cuộc gặp gỡ cuối cùng

=> Đây là những kỉ niệm kéo dài từ tuổi trẻ đến khi về già, thể hiện tình bạn gắn bó keo sơn, thắm thiết.

Câu 5 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác giả Chu Mạnh Trinh gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về đất nước

Câu 6 :

Việc Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?

  • A.

    Tác giả trích dẫn lời Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo

  • B.

    Biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lí người nghe

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Khổng Tử có nhận ra hạn chế của Nho giáo hay không?

- Biện pháp lập luận tác giả sử dụng ở đây là gì?

Lời giải chi tiết :

Tác giả đưa ra quan niệm đạo luật của đạo Nho: “Từ tam cường ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”:

- Tam cương ngũ thường là luật bao trùm xã hội và gia đình dưới chế độ phong kiến, đó là trụ cột giữ kỉ cương của chế độ phong kiến

- Tác giả phê phán đạo Nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tác dụng

- Vì vậy cần có luật và luật phải gắn với thực tiễn hành động của con người, là làm theo luật

=> Tác giả trích dẫn lời nói của Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo

Đây chính là biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lý của người nghe

Câu 7 :

Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?

  • A.

    Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ.

  • B.

    Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vai trò của ngữ cảnh đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản là: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.

Câu 8 :

Trong Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã so sánh cống hiến đầu tiên của Mác với ai?

  • A.

    Đác-uyn

  • B.

    Lê-nin

  • C.

    A-rít-xtốt

  • D.

    Ga-li-lê

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.

Câu 9 :

Chọn đáp án đúng về khái niệm bình luận:

  • A.

    Bình luận là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng

  • B.

    Bình luận là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

  • C.

    Bình luận là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

  • D.

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bình luận là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

Câu 10 :

Phan Châu Trinh hiệu là:

  • A.

    Ức Trai

  • B.

    Thanh Hiên

  • C.

    Tây Hồ

  • D.

    Tử Cán

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phan Châu Trinh hiệu là Tây Hồ.


Cùng chủ đề:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 6 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 8có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 đề số 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiếm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK I đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK I đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK I đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết