Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 7 — Không quảng cáo

Soạn văn 8 tất cả các bài, Ngữ văn 8 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8


Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 7

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4 điểm)

Câu 1: Hãy nối A và B cho phù hợp:

A B

a. Tôi đi học

b. Trong lòng mẹ

c. Lão Hạc

d. Tức nước vỡ bờ

1. Hồi kí

2. Truyện ngắn

3. Tiểu thuyết

4. Truyện ngắn trữ tình

Câu 2: Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diệnnào?

A. Ngoại hình

B. Lời nói

C. Tâm trạng

D. Cử chỉ

Câu 3: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: “ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mẩy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” ?

(Tôi đi học - Thanh Tịnh)

A. Nỗi nhớ thường trực của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên.

B. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi”trong ngày đến trường đầu tiên.

C. Tô đậm vẻ đẹp của những cánh hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.

D. Cho người đọc thấy những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên.

Câu 4: Đoạn trích Trong lòng mẹ được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Cả A và c đều đúng.

Câu 5: Câu: "Tôi cười dài trong tiếng khóc”nói lên tâm trạng gì của chứ bé Hồng?

A. Quá xót xa cho mẹ.

B. Đau đớn vì căm giận.

C. Uất ức, căm giận những hủ tục đã đày đọa mẹ.

D. Đau đớn vì yêu thương và cảm thông với mẹ, căm giận những hủ tục đã đày đoạ mẹ.

Câu 6: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính củi đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)?

A. Chỉ ra nỗi khổ cực của người nông dân bị áp bức.

B. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

C. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời.

D. Cả ba nội dung trên.

Câu 7: Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là người như thế nào?

A. Căm thù sâu sắc bọn tay sai phong kiến.

B. Giàu tình yêu thương chồng con.

C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ.

D. Cả ba ý trên.

Câu 8: Trong tác phẩm cùng tên, nhân vật lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?

A. Là người nông dân có sức sông tiềm tàng mạnh mẽ.

B. Là người nông dân có thái độ sông vô cùng cao thượng.

C. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.

D. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.

Câu 9: Ý nào dưới đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn sau:

“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắ lão ầng ậng nước... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

(Lão Hạc - Nam Cao)

A. Sự già nua của lão Hạc.

B. Sự yếu đuối của lão Hạc.

C. Sự khổ cực của lão Hạc.

D. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc.

Câu 10: Nguyên nhân sâu xa cái chết của lão Hạc là gì?

A. Thương con hết mực.

B. Không muốn phiền lụy đến hàng xóm láng giềng.

C. Ăn phải bả chó.

D. Ân hận vì trót lừa cậu Vàng.

Câu 11: Nhân vật ông giáo trong văn bản Lão Hạc là người như thế nào?

A. Là người lão Hạc tin tưởng trao gửi niềm tin.

B. Biết đồng cảm, chia sẻ với lão Hạc.

C. Là người có cái nhìn tiến bộ về người nông dân.

D. Cả ba ý trên.

Câu 12: Nối A và B cho phù hợp:

A B

a. Một truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ.

b. Truyện cổ của Anđecxen.

c. Một đoạn trích từ tác phẩm của nhà văn Ai-ma-tốp.

d. Một tiểu thuyết nhại lại tiểu thuyết kiếm hiệp để chế giễu.

1. Hai cây phong.

2. Đôn-ki-hô-tê.

3. Cô bé bán diêm.

4. Chiếc lá cuối cùng.

Câu 13: Đầu đề nào dưới đây phù hơp với truyện Cô bé bán diêm?

A. Cô bé nghèo khổ

B. Đêm giáng sinh.

C. Ước mơ của cô bé.

D. Một cảnh thương tâm.

Câu 14: Các mộng tưởng mất đi khi nào?

A. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.

B. Khi các que diêm tắt.

C. Khi bà nội em hiện ra.

D. Khi trời sắp sáng.

Câu 15: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?

A. Là một người rất cao thượng, biết quên mình về người khác.

B. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm.

C. Là một người thương yêu và lo lắng cho số phận của Giôn-xi.

D. Cả ba nội dung trên

Câu 16: Điều gì thực sự thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? (Hai cây phong - Ai-ma-tốp)

A. Được “công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành” hai cây phong.

B. Được lên đồi - nơi có hai cây phong để phá tổ chim.

C. Được nhìn thấy “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” khi ngồi trên cành cây phong.

D. Được nhìn thấy “bóng râm mát rượi” và nghe thấy “tiếng lá xào xạc dịu hiền” của hai cây phong.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Vì sao nói:“Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri là bức thông điệp xanh về tình thương và sự sống của con người”?

Câu 2: (4 điểm)

Cảm nhận của em về trích đoạn Hai cây phong (Trích truyện Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp).

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1: a - 4; b - 1; c - 2; d - 3

2 - C

3 - B

4 - A

5 - D

6 - D

7 - D

8 - C

9 - D

10 - A

11 - D

13 - C

14 - B

15 - D

16 - C

Câu 12: a - 4; b - 3; c - 1; d - 2

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 1:

Vì sao nói: “Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri là bức thông điệp xanh về tình thương và sự sống của con người”?

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung truyện

Lời giải chi tiết:

Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri là bức thông điệp xanh về tình thương và sự sống của con người”, vì:

-  Ca ngợi tình bạn thuỷ chung, cao quý giữa Xiu và Giôn-xi.

-  Chiếc lá cuối cùng chính là hào quang toả sáng tấm lòng nhân đạo, ánh sáng của tình thương yêu mà bác Bơ-men đã dành cho cô bé Giôn-xi.

-  Nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh sự sống của con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

Câu 2:

Cảm nhận của em về trích đoạn Hai cây phong (Trích truyện Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp).

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận

Lời giải chi tiết: Cảm nhận về trích đoạn Hai cây phong (Trích truyện Người thầy đầu tiên -Ai-ma-tốp):

Học sinh nêu được cảm xúc và suy nghĩ của mình về trích đoạn: Hai cây phong - bài ca nghĩa tình.

- Cảm nhận được bức tranh cảnh sắc làng Ku-ku-rêu hùng vĩ, bao hiện lên thật gợi cảm, đầm ấm, đầy mến thương!

- Thấy được suy nghĩ, ấn tượng của tác giả, tình yêu quê hương chan hoà, gắn bó với tình thương nhớ hai cây phong lớn đầu làng.

+ Nhớ “tiếng nói riêng”, “tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca dịu của hai cây phong”.

+ Nhớ đến dáng hình của hai cây phong, nhớ đến thân cây “nghiêng ngả”. Nhớ đến âm thanh “rì rào” của lá cành “lay động”.

+ Nhớ đến hai cây phong là nhớ “với một nỗi buồn da diết” và hạnh phúc khi được trở về, được “đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngất ngây”.

- Tác giả yêu hai cây phong bằng tất cả tấm lòng và tình nghĩa thuỷ chung:

“Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡcủa chiếc gương thần xanh”.

- Hiểu được cảm nhận sâu sắc của tác giả về nỗi nhớ, tình yêu hai cây phong nói riêng và vẻ đẹp của thảo nguyên phương Bắc nói chung. Tình cảm ấy thật chân thật, hồn nhiên và trong sáng. Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và lòng biết ơn người thầy đầu tiên của đời mình, của quê hương tác giả đã làm nên chất thơ của câu chuyện.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 2
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 3
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 4
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 5
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 6
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 7
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 8
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 9
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 10
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 11
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 12