Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 5
Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 8
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Thơ mới được hiểu như thế nào?
A. Là thể thơ quy định rõ vể niêm, luật, vần, số câu, số chữ trong bài
B. Là thể thơ năm chữ
C. Là thể thơ tự do được viết theo mạch cảm xúc của tác giả
D. Là thể thơ tám chữ
Câu 2. Dòng nào nêu đúng tên các bài thơ thuộc thể thơ mới?
A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội
B. Quê hương, Ông đồ, Nhớ rừng
C. Nhớ rừng, ông đồ, Ngắm trăng
D. Nhớ rừng, Quê hương, Đi đường
Câu 3. Các văn bản sau đây, văn bản nào không thuộc văn bản nghị luận?
A. Chiếu dời đô
B. Bàn luận về phép học
C. Nước Đại Việt ta
D. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Câu 4. Văn bản nào dưới đây bộc lộ trực tiếp lòng căm thù giặc sâu sắc?
A. Chiếu dời đô
B. Hịch tướng sĩ
C. Thuế máu
D. Bàn luận vể phép học
Câu 5. Điền tên tác giả tương ứng với tác phẩm vào chỗ trống trong bảng sau (mỗi ý đúng được 0,25 điểm):
Tác phẩm |
Tác giả |
a) Nhớ rừng |
1. |
b) Quê hương |
2. |
c) Ông đồ |
3. |
d) Khi con tu hú |
4. |
Câu 6. Điền tên tác phẩm phù hợp với nội dung để hoàn thiện bảng sau: (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Tên tác phẩm |
Nội dung |
a) |
(1) Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khát khao tự do. |
b) |
(2) Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển và tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. |
c) |
(3) Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. |
d) |
(4) Tình cảnh thất thế đáng thương của những nhà nho trong thời buổi Nho học không còn được trọng dụng |
II. T Ự LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh và nêu nội dung khổ thơ đó. (2,0 điểm)
Câu 2. Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. (5,0 điểm)
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 - C |
Câu 2 - B |
Câu 3 - C |
Câu 4 - B |
Câu 5.
Tác phẩm |
Tác giả |
a) Nhớ rừng |
1. Thế Lữ |
b) Quê hương |
2. Tế Hanh |
c) Ông đồ |
3. Vũ Đình Liên |
d) Khi con tu hú |
4. Tố Hữu |
Câu 6.
Tác phẩm |
Nội dung |
a) Nhớ rừng |
(1) Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khát khao tự do. |
b) Quê hương |
(2) Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển và tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. |
c) Ngắm trăng |
(3) Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. |
d) Ông đồ |
(4) Tình cảnh thất thế đáng thương của những nhà nho trong thời buổi Nho học không còn được trọng dụng. |
II. T Ự LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1.
Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh và nêu nội dung khổ thơ đó. |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
=> Nội dung của khổ thơ: thể hiện nỗi nhớ và tình cảm của tác giả đối với quê hương.
Câu 2.
Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. |
Phương pháp:
Nêu cảm nhận của em và nét đặc sắc trong bài thơ Ngắm trăng
Lời giải chi tiết:
Yêu cầu về mặt kĩ năng: Đoạn văn đảm bảo là một bài văn ngắn có bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, trình bày khoa học.
Yêu cầu về mặt kiến thức: Đoạn văn đảm bảo được nôi dung sau:
Mở bài: Giới thiệu được bài thơ, nêu cảm xúc chung của mình về bài thơ.
Thân bài: Trình bày cảm nhận của mình về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu trăng.
- Niềm lạc quan, tâm hồn thi sĩ.
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, sử dụng biện pháp nhân hoá.
Kết bài: Tình cảm thái độ, ấn tượng về tác phẩm.
Nguồn: Sưu tầm