Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 6 — Không quảng cáo

Soạn văn 8 tất cả các bài, Ngữ văn 8 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Đề kiểm tra 1 tiết HK2 Văn 8


Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 6

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 8

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 12 bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu 1. Dòng nào nói đúng về tác giả và thời gian sáng tác bài thơ Nhớ rừng!

A. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Tác giả Thứ Lễ - Bài thơ được sáng tác trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

D. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác trước năm 1930

Câu 2. Ý nghĩa câu thơ “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ Nhớ rừng là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất

C. Thể hiện niềm khát khao tự do một cách mãnh liệt

D. Thể hiện nỗi chán ghét thực tại nhạt nhẽo, tù túng

Câu 3. Dòng nào không phải là tâm tư của tác giả Thế Lữ gửi gắm trong bài thơ Nhớ rừng?

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối

C. Lòng yêu nước kín đáo, sâu sắc

D. Tâm trạng an phận thủ thường, không muốn thay đổi

Câu 4. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của dân chài lưới trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mơi hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Câu 5. Trong bài thơ Quê hương, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào sau đây?

A. Con tuấn mã

B. Mảnh hồn làng

C. Dân làng

D. Quê hương

Câu 6. Bốn câu thơ sau đây trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh nói lên điều gì?

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

A. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá khơi

B. Tâm trạng yêu đời và hăng say lao động của tác giả

C. Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương

D. Nỗi nhớ làng chài của người con xa quê

Câu 7. Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc)

B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp

C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta

D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống đế quốc Mĩ

Câu 8. Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ gì?

A. Chữ Hán

B. Chữ Quốc ngữ

C. Chữ Nôm

D. Chữ Pháp

Câu 9. Bản dịch bài thơ Ngắm trăng thuộc thể thơ gì?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thơ mới

C. Song thất lục bát

D.Lục bát

Câu 10. Từ trùng san (núi tiếp núi) được lặp lại trong nguyên tác bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì?

A. Biểu trưng con đường cách mạng với những khó khăn, trắc trở

B. Biểu trưng cho khát vọng chinh phục những đỉnh cao

C. Biểu trưng cho ước mơ chiến thắng thiên nhiên

D. Biểu trưng cho vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Câu 11. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ Đi đường?

A. Nhân hoá

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Điệp từ

Câu 12. Trong những bài thơ sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài thơ nào không xuất hiện hình ảnh ánh trăng?

A. Ngắm trăng

B. Đi đường

C. Rằm tháng giêng

D. Cảnh khuya

II. T LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. Chép lại bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu và cho biết nội dung chính của bài thơ là gì? (3,0 điểm)

Câu 2. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó nói với chúng ta điều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều cao quý nào ở con người của Bác? (4,0 điểm)

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

1 - A

2 - B

3 - D

4 - C

5 - B

6 - D

7 - A

8 - A

9 - A

10 - B

11 - D

12 - B

II.TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1.

Chép lại bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu và cho biết nội dung chính của bài thơ là gì?

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

- Bài thơ thể hiện được tấm lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

Câu 2.

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó nói với chúng ta điều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều cao quý nào ở con người của Bác?

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được:

+ Cảnh sinh hoạt và làm việc đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa.

+ Niềm vui cách mạng, niềm vui được sống hoà hợp với thiên nhiên của Bác.

- Bài thơ giúp ta hiểu thêm về Bác: Một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, tinh thần cách mạng kiên trì, luôn lạc quan trong cuộc sống.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 1
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 2
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 3
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 4
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 5
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 6
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 7
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 8
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 9
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 10
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 11