Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 15 — Không quảng cáo

Soạn văn 9 tất cả các bài, Ngữ văn 9 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 9


Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 15

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 15 - Học kì 1 - Ngữ văn 9

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời theo phương án đúng nhất ở mỗi câu hỏi. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Bài thơ Đồng chí ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám.

B. Trong kháng chiến chống Pháp.

C. Trong kháng chiến chống Mĩ.

D. Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975.

Câu 2: Hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính giống nhau ở điểm nào?

A. Cùng viết về đề tài người lính.

B. Cùng viết theo thể thơ tự do.

C. Cùng nói về sự hi sinh của người lính

D. Cả A và B.

Câu 3: Nội dung các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có ý nghĩa như thế nào?

A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên

B. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người

C. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.

D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả.

Câu 4: Tuổi thơ của người cháu ở bên bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được tái hiện lại như thế nào?

A. Một tuổi thơ với nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc.

B. Một tuổi thơ trong chiến tranh đầy biến động dữ dội.

C. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Những nơi nào tác giả bài thơ Ảnh trăng đã sống và coi vầng trăng là tri kỉ?

Đồng, sông, bãi, rừng.

B. Đồng, sông, núi, rừng

C. Đồng, sông, bể, rừng.

D. Bãi, đồng, sông, bể.

Câu 6: Câu thơ “Trăng cứ tròn vành vạnh” ( Ánh trăng - Nguyễn Duy) tượng trưng cho điều gì?

A.Hạnh phúc viên mãn tròn đầy.

B. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ.

C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn

D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.

Câu 7: Nối nội dung của cột A thích hợp với cột B để phù hợp với ý nghĩa của mỗi khúc hát ru trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Khúc

Ý nghĩa

1

a. Niềm tự hào của người mẹ về con

2

b. Nỗi mong ước của người mẹ về đứa con

3

c. Niềm tin tưởng của người mẹ vào đứa con

Câu 8: Thành công của Kim Lân qua truyện ngắn Làng: Diễn tả tình cảm lớn bao trùm trong con người thời kì đầu kháng chiến đó là tình yêu làng, yêu nuớc qua nhân vật ông Hai.

A. Đúng                         B. Sai

II. PHẦN TỰ LUẬN : (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (khoảng 15 dòng).

Câu 2 : (4 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm - Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

C

D

C

B

1-b,

2-c,

3-a

A

II. Phần tự luận : (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung, chi tiết chính của truyện và kể lại theo trình tự

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

-  Chiếc xe khách Hà Nội - Lào Cai qua Sa Pa đưa ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ đến đỉnh Yên Sơn, nơi ở của chàng trai làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

-  Cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị đó diễn ra trong chốc lát, trong căn nhà nhỏ có hoa tươi sắc màu rực rỡ, có chè thơm đậm ngọt hữu tình.

- Anh thanh niên kể về cuộc sống và công việc của mình trên đỉnh núi khiến ông hoạ sĩ và cô gái trẻ khâm phục, quý mến anh.

-  Ông hoạ sĩ quyết định vẽ chân dung anh thanh niên nhưng anh từ chối và giới thiệu ông kĩ sư vườn rau Sa Pa và anh cán bộ nghiên cứu sét.

- Phút chia tay diễn ra thật bịn rịn, xúc động, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư lại ra xe đi tiếp.

Câu 2 : (4 điểm)

Cảm nhận của em về hình ảnh bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung truyện, các chi tiết về bé Thu và nêu cảm nhận

Lời giải chi tiết:

Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu.

* Yêu cầu về hình thức:

- Trình bày dưới dạng bài văn ngắn, bố cục 3 phần.

-  Diễn đạt mạch lạc, logic, không sai chính tả.

* Yêu cầu về nội dung: Nêu được các ý sau:

-  Thái độ của bé Thu trước khi nhận ra cha: gan lì, ương bướng, cương quyết, nhất định không nhận anh Sáu là ba vì anh không giống người cha trong bức ảnh.

- Thái độ của bé Thu sau khi nhận ra cha: ân hận, nuối tiếc. Trong lòng bé Thu dâng lên một tình cảm mới: yêu thương cha lẫn sự ân hận. Trong phút chia tay khi người cha lên đường, tình yêu thương và nỗi nhớ cha trỗi lên mạnh mẽ, hối hả.

⟶ Bé Thu là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, tình cảm tha thiết chân thành.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 13
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 13
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 14
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 14
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 15
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 15
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 16
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 17
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 2