Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Cánh diều


Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A.

    Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

  • B.

    Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

  • C.

    Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

  • D.

    Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Câu 2 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Nếu đề bài yêu cầu kể truyện Thánh Gióng nhưng em không nhớ truyền thuyết này, em có thể kể sang truyện khác để dễ kể hơn”

Đúng
Sai
Câu 3 :

Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A.

    Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh

  • B.

    Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

  • C.

    Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

  • D.

    Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Câu 4 :

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 :

Tại sao Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?

  • A.

    Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng

  • B.

    Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm

  • C.

    Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm

  • D.

    Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Câu 6 :

Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là?

  • A.

    Đấu tranh chinh phục tự nhiên

  • B.

    Đấu tranh chống xâm lược

  • C.

    Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

  • D.

    Đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 7 :

Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?

  • A.

    Cậu có hình dạng một quả dừa.

  • B.

    Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười.

  • C.

    Cậu núp trong thân thể của con cóc.

  • D.

    Cậu được sinh ra từ tảng đá.

Câu 8 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng quy trình kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích:

Tìm ý và lập dàn ý

Kiểm tra và chỉnh sửa

Nói và nghe

Chuẩn bị

Câu 9 :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A.

    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)

  • B.

    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

  • C.

    Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

  • D.

    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A.

    Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

  • B.

    Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

  • C.

    Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

  • D.

    Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phần lý thuyết về truyền thuyết.

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng là truyện truyền thuyết vì truyện có yếu tố hoang đường, kì ảo dựa trên sự thật lịch sử.

Câu 2 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Nếu đề bài yêu cầu kể truyện Thánh Gióng nhưng em không nhớ truyền thuyết này, em có thể kể sang truyện khác để dễ kể hơn”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Khi đề bài yêu cầu kể lại một truyện nhất định, em chỉ được kể lại câu truyện đó.

Câu 3 :

Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A.

    Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh

  • B.

    Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

  • C.

    Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

  • D.

    Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh.

Câu 4 :

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại những chi tiết kì ảo trong truyện và lựa chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo.

Câu 5 :

Tại sao Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?

  • A.

    Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng

  • B.

    Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm

  • C.

    Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm

  • D.

    Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy nghĩ kĩ tại sao phải để tình tiết gươm thần liên quan tới nhiều nơi

Lời giải chi tiết :

Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Câu 6 :

Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là?

  • A.

    Đấu tranh chinh phục tự nhiên

  • B.

    Đấu tranh chống xâm lược

  • C.

    Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

  • D.

    Đấu tranh giữa thiện và ác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung và chọn nội dung tiêu biểu nhất.

Lời giải chi tiết :

Cuộc đấu tranh trong truyện cổ tích là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 7 :

Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?

  • A.

    Cậu có hình dạng một quả dừa.

  • B.

    Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười.

  • C.

    Cậu núp trong thân thể của con cóc.

  • D.

    Cậu được sinh ra từ tảng đá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lên 3 tuổi Gióng vẫn không biết đi, không biết nói cười.

Câu 8 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng quy trình kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích:

Tìm ý và lập dàn ý

Kiểm tra và chỉnh sửa

Nói và nghe

Chuẩn bị

Đáp án

Chuẩn bị

Tìm ý và lập dàn ý

Nói và nghe

Kiểm tra và chỉnh sửa

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Chuẩn bị

- Tìm ý và lập dàn ý

- Nói và nghe

- Kiểm tra và chỉnh sửa

Câu 9 :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A.

    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)

  • B.

    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

  • C.

    Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

  • D.

    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ đơn

Lời giải chi tiết :

Các từ đơn: Bàn, ghế, bút, áo


Cùng chủ đề:

10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 6 cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết
10 đề thi học kì 1 Văn 6 cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết
10 đề thi học kì 2 Văn 6 cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 Văn 6 Cánh diều có đáp án
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 Văn 6 Cánh diều có đáp án
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 bộ sách cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết