Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4
Đề bài
Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu chấm phẩy?
-
A.
Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ;
-
B.
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
-
C.
Cốm không phải; thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
-
D.
Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít; thong thả và ngẫm nghĩ.
Khi tiến hành viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
-
A.
Lựa chọn từ ngữ phù hợp
-
B.
Chọn giấy và bút thật đẹp
-
C.
Chọn không gian thanh tĩnh, đầy đủ vật chất để viết bài
-
D.
Rủ bạn học ngồi viết cùng
Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Ba năm, gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường. […] Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Bùi Mạnh Nhị)
-
A.
Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ
-
B.
Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại
-
C.
Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc
-
D.
Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề ?
-
A.
Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp
-
B.
Không được cầm theo bất cứ thứ gì
-
C.
Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
-
D.
Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo
Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?
-
A.
Đeo nhạc cho mèo
-
B.
Đẽo cày giữa đường
-
C.
Ếch ngồi đáy giếng
-
D.
Thầy bói xem voi
Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai?
Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyên Hồng?
-
A.
Bức tranh của em gái tôi
-
B.
Bài học đường đời đầu tiên
-
C.
Gió lạnh đầu mùa
-
D.
Trong lòng mẹ
Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng , bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác.
(Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu)
-
A.
Phân tích bố cục bài ca dao
-
B.
Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao
-
C.
Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao
-
D.
Phân tích hai câu đầu bài ca dao
Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao ?
Nêu ý kiến về bài ca dao
Phân tích hai câu cuối bài ca dao
Phân tích hai câu đầu bài ca dao
Phân tích bố cục bài ca dao
Đáp án nào không nêu lên hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng ?
-
A.
Mẹ bị gia đình chồng ghét bỏ
-
B.
Mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực
-
C.
Bố nghiện ngập rồi mất từ lúc Nguyên Hồng 12 tuổi
-
D.
Bố trăng hoa, nghiện ngập lúc Nguyên Hồng 12 tuổi
Lời giải và đáp án
Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu chấm phẩy?
-
A.
Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ;
-
B.
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
-
C.
Cốm không phải; thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
-
D.
Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít; thong thả và ngẫm nghĩ.
Đáp án : B
Em xem lại chức năng của dấu chấm phẩy và đọc lại câu
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
Khi tiến hành viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
-
A.
Lựa chọn từ ngữ phù hợp
-
B.
Chọn giấy và bút thật đẹp
-
C.
Chọn không gian thanh tĩnh, đầy đủ vật chất để viết bài
-
D.
Rủ bạn học ngồi viết cùng
Đáp án : A
Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Chú ý lựa chọn các từ ngữ phù hợp để diễn tả cảm nghĩ của em về bài thơ.
Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Ba năm, gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường. […] Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Bùi Mạnh Nhị)
-
A.
Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ
-
B.
Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại
-
C.
Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc
-
D.
Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
Đáp án : A
Nội dung chính: Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ
Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề ?
-
A.
Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp
-
B.
Không được cầm theo bất cứ thứ gì
-
C.
Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
-
D.
Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo
Đáp án : C
- Lưu ý: trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?
-
A.
Đeo nhạc cho mèo
-
B.
Đẽo cày giữa đường
-
C.
Ếch ngồi đáy giếng
-
D.
Thầy bói xem voi
Đáp án : A
Nhớ lại các truyện ngụ ngôn đã học ở lớp 6 và chọn đáp án thích hợp
Đeo nhạc cho mèo là đáp án chính xác
Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai?
Em tìm hiểu về nhân vật Thánh Gióng
Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước nghị luận về một anh hùng dân tộc, Thánh Gióng không phải là nhà văn.
Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyên Hồng?
-
A.
Bức tranh của em gái tôi
-
B.
Bài học đường đời đầu tiên
-
C.
Gió lạnh đầu mùa
-
D.
Trong lòng mẹ
Đáp án : D
Em xem lại sự nghiệp văn học của Nguyên Hồng
Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng
Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng , bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác.
(Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu)
-
A.
Phân tích bố cục bài ca dao
-
B.
Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao
-
C.
Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao
-
D.
Phân tích hai câu đầu bài ca dao
Đáp án : B
Nội dung chính: Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao
Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao ?
Nêu ý kiến về bài ca dao
Phân tích hai câu cuối bài ca dao
Phân tích hai câu đầu bài ca dao
Phân tích bố cục bài ca dao
Nêu ý kiến về bài ca dao
Phân tích bố cục bài ca dao
Phân tích hai câu đầu bài ca dao
Phân tích hai câu cuối bài ca dao
Em xem lại bài Phân tích chi tiết Vẻ đẹp của một bài ca dao
Trình tự đúng:
- Nêu ý kiến về bài ca dao
- Phân tích bố cục bài ca dao
- Phân tích hai câu đầu bài ca dao
- Phân tích hai câu cuối bài ca dao
Đáp án nào không nêu lên hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng ?
-
A.
Mẹ bị gia đình chồng ghét bỏ
-
B.
Mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực
-
C.
Bố nghiện ngập rồi mất từ lúc Nguyên Hồng 12 tuổi
-
D.
Bố trăng hoa, nghiện ngập lúc Nguyên Hồng 12 tuổi
Đáp án : D
Bố trăng hoa, nghiện ngập lúc Nguyên Hồng 12 tuổi là thông tin không có trong văn bản.