Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Một lần, ở nhà một mình tôi thấy ong trại mà không thể làm gì được. Tôi cũng ném đất vụn lên nhưng không ăn thua gì. Ong vù vù lên cao, bay mà và mất hút trong chốc lát. Tôi nhìn theo, buồn không nói được. […] Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.

(Thương nhớ bầy ong – Huy Cận)

Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi

Hướng dẫn nuôi ong hiệu quả

Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

Câu 2 :

Câu nào không phải là thành ngữ xuất hiện trong văn bản Lao xao ?

  • A.

    Kẻ cắp bà già gặp nhau

  • B.

    Lia thia láu láu như quạ dòm chuồng lợn

  • C.

    Dây mơ rễ má

  • D.

    Cụ bảo cũng không dám đến

Câu 3 :

Trong câu thơ: “ Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

  • A.

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

  • B.

    Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

  • C.

    Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 4 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau:

Đã ngủ rồi hả (…)?

Tao đã đi ngủ đâu

Mà (…) mày đã ngủ

  • A.

    Mày

  • B.

    Trầu

  • C.

    Bạn

  • D.

    Hồng

Câu 5 :

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

( Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Câu 6 :

Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?

  • A.

    Bàn tay ta làm nên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

  • B.

    Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

  • C.

    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

  • D.

    Ngày Huế đổ máu

    Chú Hà Nội về

Câu 7 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Câu 8 :

Lao xao được trích từ tác phẩm nào?

  • A.

    Tuổi thơ dữ dội

  • B.

    Tuổi thơ im lặng

  • C.

    Tuổi thơ bình yên

  • D.

    Tâm sự người đi

Câu 9 :

Từ “sây” trong câu văn Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm nghĩa là gì?

  • A.

    Say

  • B.

    Đẹp

  • C.

    Thưa thớt

  • D.

    Đông đúc

Câu 10 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đánh thức trầu:

  • A.

    Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ

  • B.

    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi

  • C.

    Lí luận sắc bén

  • D.

    Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Một lần, ở nhà một mình tôi thấy ong trại mà không thể làm gì được. Tôi cũng ném đất vụn lên nhưng không ăn thua gì. Ong vù vù lên cao, bay mà và mất hút trong chốc lát. Tôi nhìn theo, buồn không nói được. […] Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.

(Thương nhớ bầy ong – Huy Cận)

Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi

Hướng dẫn nuôi ong hiệu quả

Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

Đáp án

Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

Câu 2 :

Câu nào không phải là thành ngữ xuất hiện trong văn bản Lao xao ?

  • A.

    Kẻ cắp bà già gặp nhau

  • B.

    Lia thia láu láu như quạ dòm chuồng lợn

  • C.

    Dây mơ rễ má

  • D.

    Cụ bảo cũng không dám đến

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Cụ bảo cũng không dám đến là thành ngữ không xuất hiện trong văn bản.

Câu 3 :

Trong câu thơ: “ Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

  • A.

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

  • B.

    Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

  • C.

    Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn đã cho và nhớ lại các kiểu nhân hóa

Lời giải chi tiết :

Câu ca dao trên dùng từ “thức” là từ vốn chỉ hoạt động của con người.

Câu 4 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau:

Đã ngủ rồi hả (…)?

Tao đã đi ngủ đâu

Mà (…) mày đã ngủ

  • A.

    Mày

  • B.

    Trầu

  • C.

    Bạn

  • D.

    Hồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em nhớ lại bài thơ Đánh thức trầu .

Lời giải chi tiết :

Đã ngủ rồi hả trầu ?

Tao đã đi ngủ đâu

trầu mày đã ngủ

Câu 5 :

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

( Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Đáp án

Áo trắng

Đôi vai

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày: từ ngữ áo trắng đôi vai trong ví dụ trên đều là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể (những y, bác sĩ đang trong tuyến đầu chống đại dịch Covid tại Việt Nam)

Câu 6 :

Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?

  • A.

    Bàn tay ta làm nên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

  • B.

    Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

  • C.

    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

  • D.

    Ngày Huế đổ máu

    Chú Hà Nội về

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu thơ trên

Lời giải chi tiết :

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác là một câu thông báo, không sử dụng phép hoán dụ.

Câu 7 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nắm chắc kiến thức ẩn dụ phẩm chất

Lời giải chi tiết :

Câu thơ ở phần B sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất (Bác Hồ và Mặt trời đều soi sáng cho nhân gian, đem những điều tốt đẹp đến cho con người).

Câu 8 :

Lao xao được trích từ tác phẩm nào?

  • A.

    Tuổi thơ dữ dội

  • B.

    Tuổi thơ im lặng

  • C.

    Tuổi thơ bình yên

  • D.

    Tâm sự người đi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài “Lao xao” được trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán

Câu 9 :

Từ “sây” trong câu văn Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm nghĩa là gì?

  • A.

    Say

  • B.

    Đẹp

  • C.

    Thưa thớt

  • D.

    Đông đúc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ “sây” trong câu văn Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm chỉ sự đông đúc.

Câu 10 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đánh thức trầu:

  • A.

    Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ

  • B.

    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi

  • C.

    Lí luận sắc bén

  • D.

    Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa, câu hỏi tu từ, điệp từ,…


Cùng chủ đề:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 Văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút HK2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút HK2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút HK2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút HK2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút HK2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5