Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 8


Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

  • A.

    Một từ

  • B.

    Hai từ

  • C.

    Ba từ

  • D.

    Bốn từ

Câu 2 :

Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu : "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan” ?

  • A.

    Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.

  • B.

    Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.

  • C.

    Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.

  • D.

    Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.

Câu 3 :

Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?

  • A.

    Giãi bày tình cảm của người viết.

  • B.

    Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

  • C.

    Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

  • D.

    Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Câu 4 :

Câu ‘Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi’ là câu phủ định. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 :

Mục đích nói của câu số (3) trong đoạn dưới đây là gì ?

Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

- (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.

Chị Chiến đứng sau Việt, thở :

- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành …

Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt :

- (3) Hai em là chị em ruột?

(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

  • A.

    Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.

  • B.

    Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.

  • C.

    Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.

  • D.

    Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.

Câu 6 :

Về nghĩa, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.

  1. Em học sinh này không phải là không thông minh.
  2. Không phải là tôi không hiểu anh.

Câu phủ định

Câu khẳng định

Câu 7 :

Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?

  • A.

    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).

  • B.

    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).

  • C.

    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287).

  • D.

    Sau khi chiến thắng quân Mông- Nguyên lần thứ hai.

Câu 8 :

Lý Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công , đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 9 :

Các câu trần thuật thường thuộc kiểu hành động nói gì?

  • A.

    Hỏi

  • B.

    Trình bày

  • C.

    Điều khiển

  • D.

    Bộc lộ cảm xúc

Câu 10 :

Tác phẩm nổi bật của Trần Quốc Tuấn là?

  • A.

    Chiếu dời đô

  • B.

    Bàn về phép học

  • C.

    Đại Việt sử kí toàn thư

  • D.

    Bàn về đọc sách

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

  • A.

    Một từ

  • B.

    Hai từ

  • C.

    Ba từ

  • D.

    Bốn từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu ca dao

Lời giải chi tiết :

Câu ca dao trên có 2 từ phủ định ( chẳng không )

Câu 2 :

Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu : "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan” ?

  • A.

    Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.

  • B.

    Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.

  • C.

    Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.

  • D.

    Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đề bài

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.

Câu 3 :

Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?

  • A.

    Giãi bày tình cảm của người viết.

  • B.

    Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

  • C.

    Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

  • D.

    Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức văn bản

Lời giải chi tiết :

Mục đích của thể chiếu dùng thể chiếu để ban bố mệnh lệnh

Câu 4 :

Câu ‘Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi’ là câu phủ định. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức câu phủ định

Lời giải chi tiết :

Câu trên là phủ định của phủ định -> là câu khẳng định

Câu 5 :

Mục đích nói của câu số (3) trong đoạn dưới đây là gì ?

Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

- (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.

Chị Chiến đứng sau Việt, thở :

- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành …

Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt :

- (3) Hai em là chị em ruột?

(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

  • A.

    Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.

  • B.

    Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.

  • C.

    Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.

  • D.

    Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Câu trên nhằm mục đích để hỏi

Câu 6 :

Về nghĩa, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.

  1. Em học sinh này không phải là không thông minh.
  2. Không phải là tôi không hiểu anh.

Câu phủ định

Câu khẳng định

Đáp án

Câu phủ định

Câu khẳng định

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết và đọc kĩ các câu trên

Lời giải chi tiết :

Xét về nghĩa, các câu trên là câu khẳng định (phủ định của phủ định là khẳng định)

Câu 7 :

Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?

  • A.

    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).

  • B.

    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).

  • C.

    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287).

  • D.

    Sau khi chiến thắng quân Mông- Nguyên lần thứ hai.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285)

Câu 8 :

Lý Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công , đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công

Câu 9 :

Các câu trần thuật thường thuộc kiểu hành động nói gì?

  • A.

    Hỏi

  • B.

    Trình bày

  • C.

    Điều khiển

  • D.

    Bộc lộ cảm xúc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu câu đã học

Lời giải chi tiết :

Các câu trần thuật thường thuộc kiểu hành động nói trình bày

Câu 10 :

Tác phẩm nổi bật của Trần Quốc Tuấn là?

  • A.

    Chiếu dời đô

  • B.

    Bàn về phép học

  • C.

    Đại Việt sử kí toàn thư

  • D.

    Bàn về đọc sách

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm nổi bật: Binh thư yếu lược, Đại Việt sử kí toàn thư.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút HK2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 5
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết