Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 10 - Đề số 14 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 10 - Đề số 14 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc.
(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm)
2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)
3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống (1.0 điểm)
4. Đặt nhan đề cho văn bản trên. (0.5 điểm)
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc.
Hãy hóa thân thành An Dương Vương kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (có thể thay đổi một số tình tiết ở đoạn cuối câu chuyện)
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: (0.5 điểm)
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2: (1 điểm):
- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là phép điệp cấu trúc câu (Mồ hôi rơi). (0.5 điểm)
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người. (0.5 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến những người nông dân, công nhân trong cuộc sống.
Câu 4: (0.5 điểm)
Nhan đề của văn bản: Yêu Tổ quốc, hoặc Tổ quốc của tôi.
II. LÀM VĂN
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS vận dụng kĩ năng kể chuyện sáng tạo. Người kể phải xưng ngôi thứ nhất (tôi), khác với văn bản trong SGK, câu chuyện được kể bằng ngôi thứ ba.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Chọn lọc được những chi tiết và sự việc tiêu biểu của truyện.
- Có thể thay đổi một vài tình tiết nhưng phải đảm bảo tôn trọng cốt lõi lịch sử và không làm mất đi bài học giáo dục của truyện
- Biết kết hợp yếu tố biểu cảm để lời kể thêm sinh động và hấp dẫn.
3. Biểu điểm:
- Điểm 6-7: Nắm vững cốt truyện, chuyện kể có sáng tạo. Diễn đạt trong sáng, bố cục mạch lạc.
- Điểm 4-5-: Nắm vững cốt truyện, chuyện kể có sáng tạo nhưng chưa kết hợp được yếu tố biểu cảm. Văn viết trôi chảy, có thể sai một vài lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 2-3 : Chuyện kể thiếu sáng tạo, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Không nắm vững cốt truyện, bài viết lan man; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.