Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Soạn Văn 6 - Soạn ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay nhất Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. VĂN – TIẾNG VIỆT:

Câu 1:

a. Nhận biết

Em hãy cho biết văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Ngữ văn 6 – Tập hai) trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Thông hiểu

Trình bày nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Câu 2:

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

Chỉ ra 1 phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng của phép tu từ đó?

II.  LÀM VĂN:

Hãy viết một bài văn miêu tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.

Lời giải chi tiết

Câu

Nội dung

1

a.

Phương pháp: căn cứ văn bản Bài học đường đời đầu tiên

Cách giải:

- Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu ký.

- Tác giả: Tô Hoài

b.

Phương pháp: căn cứ văn bản Bài học đường đời đầu tiên

Cách giải:

Nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”:

- Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.

- Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

2

Phương pháp: căn cứ bài Nhân hóa, phân tích

Cách giải:

- Phép tu từ: Nhân hóa (Tre xung phong, giữ làng, giữ nước, hi sinh..)

- Tác dụng: Nhờ có phép nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người.

3

Phương pháp: phân tích tổng hợp

Cách giải:

* Dàn bài gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

Tả bao quát giờ ra chơi:

- Sân trường tấp nập ngươi.

- Tiếng ồn vang khắp nơi.

- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn.

Tả chi tiết giờ ra chơi:

- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau.

- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…

- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám chuyện với bạn bè hoặc đọc sách,….

- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai.

- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ.

- Cây cối đong đưa theo gió, thổi những cơn gió mát lành khiến giờ ra chơi thêm phấn khởi.

- Chim kêu líu lo, vui tai như những bản nhạc.

Sân trường sau giời ra chơi:

- Sân trường yên ắng hẳn.

- Không một bóng người.

- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo.

3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về giờ ra chơi.

Giờ ra chơi rất thú vị, bổ ích, giúp em có tinh thần thoải mái để học các tiết tiếp theo.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 có lời giải chi tiết
Đề ôn tập học kì 1 văn lớp 6 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề ôn tập học kì 2 - Ngữ văn 6