Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Phần I:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”
(Ngữ văn 6 – tập 2)
1. Nhận biết
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai?
2. Nhận biết
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
3. Thông hiểu
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
4. Thông hiểu
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn?
5. Vận dụng
Nêu một vài suy nghĩ, tình cảm của em được gợi ra từ đoạn văn trên .
Phần II: Làm văn
Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
Lời giải chi tiết
Câu |
Nội dung |
1 |
1. Phương pháp: căn cứ bài Cô Tô Cách giải: - Văn bản: Cô Tô - Tác giả: Nguyễn Tuân 2. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả 3. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: - Nội dung: Tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau cơn bão. 4. Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học, phân tích Cách giải: - Biện pháp: so sánh Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.” - Tác dụng: + Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt + Giúp miêu tả vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, độc đáo, hùng vĩ của cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. 5. Phương pháp: phân tích Cách giải: Gợi ý: - Đất nước ta được thiên nhiên ban tặng nhiều khung cảnh đẹp, hùng vĩ. - Bản thân luôn tự hào vì được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. - Học tập, tu dưỡng đạo đức để mai này xây dựng đất nước. |
2 |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu chung - Học sinh viết bài văn tả người đủ ba phần, bố cục mạch lạc. - Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu - Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi dung từ, ngữ pháp * Yêu cầu cụ thể 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu được về người thân và ấn tượng chung của bản thân về người đó. 2. Thân bài * Miêu tả khái quát * Miêu tả chi tiết - Ngoại hình: + Tuổi tác + Hình dáng, nước da, khuôn mặt, mái tóc, làn da, đôi mắt,… - Tính tình, sở thích + Trong mối quan hệ với mọi người + Trong mối quan hệ với em - Tả một kỉ niệm giữa hai người 3. Kết bài - Cảm nghĩ về người than - Lời hứa hẹn cho tương lai. Gợi ý: Tả bà 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất. 2. Thân bài: a) Tả hình dáng: - Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt? (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị) - Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi... - Dáng người nhỏ nhắn. + Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ. + Đôi mắt bà còn rất sáng. + Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi. + Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh. b) Tả tính tình : - Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà. - Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm... (Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng em từng li từng tí, dạy chúng em những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà). 3. Kết bài: Tình cảm của em đối với bà. Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng. |