Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Phần I: Đọc hiểu
Cho đoạn trích:
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng quả núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
1. Nhận biết
Xác định tên văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể của đoạn trích trên.
2. Thông hiểu
Giải thích nghĩa từ nao núng và cho biết cách giải thích.
3. Vận dụng
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh.
Phần II: Tập làm văn - Vận dụng cao
Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến về thăm quê.
Lời giải chi tiết
Phần |
Nội dung |
I |
1. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Sơn Tinh Thủy Tinh, Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt. Cách giải: - Tên văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Phương thức biểu đạt: Tự sự - Ngôi kể: Ngôi thứ ba 2. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Nghĩa của từ Cách giải: - Nao núng: lung lay, không vững tin nơi mình nữa. - Cách giải thích: Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích 3. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Sơn Tinh Thủy Tinh, phân tích Cách giải: - Giới thiệu về nhân vật Sơn Tinh, khẳng định tài năng và khí phách của Sơn Tinh trong cuộc chiến với Thủy Tinh. - Sơn Tinh vô cùng anh dũng, bình tĩnh trong cuộc chiến với Thủy Tinh: + Không hề nao núng trước những lần đánh liên tiếp của Sơn Tinh. + Trước tình thế nước cuồn cuồn dâng cao, Sơn Tinh bình tĩnh nâng từng dãy đồi, dời từng ngọn núi để ngăn chặn dòng nước lũ. - Nhân vật Sơn Tinh mang tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh tượng trưng cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt. |
II |
Phương pháp: căn cứ phương pháp làm bài văn tự sự, có sự kết hợp linh hoạt với các phương thức biểu đạt khác. Cách giải: Yêu cầu chung: - Trong khi kể, thí sinh phải kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả. - Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, nội dung có sức thuyết phục, diễn đạt tốt, lời văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... - Trình bày cẩn thận, sạch đẹp. Yêu cầu cụ thể: Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài: Lí do về thăm quê (quê nội hay ngoại), về quê với ai. (có thể nêu tình huống nhớ lại chuyện kể) VD: - Về thăm quê nhân dịp nghỉ hè. - Về thăm quê nhân dịp nghỉ lễ 2/9 -…. 2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định: Trước khi về quê: - Cha mẹ chuẩn bị những gì? VD: Chuẩn bị quần áo, tư trang cho cả gia đình. Chuẩn bị quà biếu ông bà như: bánh kẹo, chiếc khăn cho bà, chai rượu quý biếu ông. - Bản thân chuẩn bị như thế nào? Bản thân em chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Chuẩn bị quà biếu ông bà: những bông hoa điểm tốt, bức tranh đẹp đạt giải tặng ông bà,… Tâm trạng của "tôi" Trên đường về quê: - Quang cảnh (đi qua những đâu? Cảnh như thế nào?): + Quang cảnh dần có sự thay đổi: từ những ngôi nhà cao tầng dần chuyển thành những ngôi nhà mái ngói đã nhuốm màu thời gian; những cánh đồng bát ngát trải dài trước mắt; không khí yên tĩnh, trong lành; từng đàn cò trắng bay ngang trên trời;…. + Tâm trạng tôi trên đường về quê: vui vẻ, hạnh phúc, hồi hộp…. Về đến quê: - Những thay đổi quê hương: đường được trải bê tông thay bằng con đường đất; cổng làng được sơn mới lại, đẹp đẽ hơn;…. - Cuộc hội ngộ với người thân (gặp gỡ những ai? Tâm trạng của tôi và mọi người?) - Những ngày ở quê (Đi đâu? Làm gì? Ấn tượng nhất là hoạt động nào?): + Về nhà ông bà nghỉ ngơi, ăn cơm trưa, biếu quà ông bà mà bản thân và gia đình đã chuẩn bị từ trước. + Đi thăm họ hàng. + Đi chơi cùng các anh chị em quanh làng. +… 3. Kết bài: Cảm nghĩ của người kể về chuyến về quê. |