Đề số 1 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điếm)
Chọn đáp án đúng
Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết
A. Nhất thì, nhì thục.
B. Tấc đất, tấc vàng.
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
D. Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?
A. Đúc kết những kinh nghiệm sống giữa thiên nhiên và con người.
B. Sự nhọc nhằn vất vả của những người nông dân lao động.
C. Đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
D. Ước muốn chinh phục thiên nhiên và tăng năng suất lao động.
Câu 3: Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có vai trò, ý nghĩa gì trong đời sống của người lao động?
A. Người lao động chủ động dự báo thời tiết để sản xuất có hiệu quả
B. Người lao động yêu quý thiên nhiên, lạc quan yêu đời.
C. Khát vọng chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.
D. Giữ mối quan hệ tốt đẹp với thiên nhiên, con người sẽ có cuộc sống no đủ.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm về hình thức của tục ngữ?
A. Tính chất ngắn gọn, súc tích.
B. Tục ngữ thường có vần, điệu, nhịp điệu.
C. Tục ngữ xây dựng các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
D. Ngôn ngữ của tục ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm.
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Vì sao nói tục ngữ thường dễ đọc, dễ nhớ và có tính thực tiễn rất cao? Hãy phân tích câu tục ngữ:
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối".
Để chứng minh cho đặc điểm nêu trên.
Lời giải chi tiết
I. TR Ắ C NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
D |
B |
A |
c |
II. TỰ LUẬN
- Tục ngữ Việt Nam thường dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ vì tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.
- Tục ngữ có tính thực tiễn cao bởi vì: tục ngữ là những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội,…) được đúc kết từ quá trình đấu tranh với thiên nhiên trong cuộc sống lao động, sinh hoạt lại được vận dụng trong cuộc sống lao động, sinh hoạt chinh phục thiên nhiên. Vì vậy, tục ngữ thường có tính thực tiễn rất cao.
- Phân tích câu tục ngữ:
+ Câu tục ngữ có hai vế: vế thứ nhất có thông tin đêm tháng năm ngắn, vế thứ hai có thông tin ngày tháng mười ngắn. Các vế đều sử dụng cách gieo cùng vần, cùng thanh, vế thứ nhất gieo vần “ăm”, thanh bằng, và vế thứ hai gieo vần “ười” và thanh bằng.
+ Sử dụng hai vế đối xứng để nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười, đồng thời làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm, ngày giữa mùa hạ và mùa đông.
+ Cách gieo vần, nhịp và sử dụng phép đối xứng trong bài tục ngữ có tác dụng dễ nói, dễ nhớ.
=> Tính thực tiễn của câu tục ngữ chính là bài học về cách sử dụng thời gian trong sinh hoạt và lao động của con người sao cho phù hợp với mỗi mùa. Ví dụ: lịch làm việc, đi học của mùa hạ khác mùa đông.
Nguồn: Sưu tầm