Đề số 2 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7 — Không quảng cáo

Soạn văn 7 ngắn gọn, đầy đủ và vô số bài văn mẫu hay Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7


Đề số 2 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề bài

Câu 1. (4 điểm)

Nhịp điệu có vai trò như thế nào trong biểu đạt nội dung, ý nghĩa của tục ngữ. Hãy chọn cách ngắt nhịp đúng trong các câu tục ngữ sau:

-      Ráng mờ gà có nhà thì giữ.

-      Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống.

-      Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa.

-      Mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư hư đất.

-      Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đỗ.

-      Nuôi lợn ăn cơm nằm nuôi tằm ăn cơm đứng.

Câu 2. 6 điểm): Có học sinh cho rằng, phân tích tục ngữ chỉ cần tìm hiểu nghĩa đen không cần tìm hiểu nghĩa bóng. Em có đồng ý với quan điếm trên không? Vì sao? Phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng”.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

-    Nhịp điệu là đặc điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật của tục ngữ. Nó không chỉ tạo cho lời nói tính nhịp nhàng, gợi cảm mà còn có giá trị biếu đạt về nội dung, ý nghĩa của câu nói. Ngắt nhịp trong tục ngữ còn tạo nên một hình thức đặc thù khác là tính đối xứng. Tính đối xứng trong tục ngữ thường tạo ra những nét nghĩa khác nhau.

-      Ngắt nhịp trong tục ngữ thường được tố chức ở hai hình thức:

+ Sau mỗi vế chứa nghĩa độc lập.

+ Hoặc khi tục ngữ sử dụng hình thức liệt kê.

-    Căn cứ vào đặc điếm trên, ta định vị cách ngắt nhịp trong các ví dụ sau:

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

Mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư hư đất.

Tháng hai trồng cà, thảng ba trồng đỗ.

Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

Câu 2.

-      Ý kiến trên là không đúng với phương pháp phân tích tục ngữ (căn cứ vào đặc trưng cơ bản của thế loại) bởi vì tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có tính hàm xúc cao, chứa đựng nội dung thông tin lớn. Nêu chi tìm hiểu nghĩa đen sè không hiểu ngầm ý sâu sa của dân gian vì tục ngữ là “túi khôn” là trí tuệ, triết lí dân gian.

Vì vậy, nói đến tục ngữ phải chú ý đến nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gắn với sự việc và hiện tượng ban đầu. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ, nghĩa biểu tượng.

-   Phân tích nghĩa câu tục ngữ: "Tấc đất, tấc vàng"

+ Nghĩa đen:

Vế một: “Tấc” là đơn vị đo lường trong dân gian. Một tấc bằng 1/10 thước. “Đất” là đất đai trồng trọt, chăn nuôi nói chung. Nghĩa đủ “tấc đất” là mảnh đất nhỏ.

Vế hai: “Vàng” là kim loại quý thường được đo bằng cân tiểu li. Nghĩa vế hai “tấc vàng” chỉ về một lượng vàng lớn.

Nghĩa cả câu: Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn.

+ Nghĩa bóng: Câu tục ngừ nêu bật giá trị của đất trong đời sống lao động sản xuất của con người. Đất là của cải, vì vậy cần sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả không được lãng phí.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Đề số 1 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 1 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7
Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7
Đề số 2 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 2 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề số 2 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 2 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7
Đề số 3 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7