Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8 — Không quảng cáo

Soạn văn 8 tất cả các bài, Ngữ văn 8 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Đề ôn tập học kì 1 - Ngữ văn 8


Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8

Đề bài

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...].  Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.

Câu 1. Đoạn văn trên của tác giả nào? Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm đó.

Câu 2 . Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gi ?

Câu 3. Đoạn văn có nội dung như thế nào ?

Câu 4. Trình bày ý nghĩa văn bản trên?

Câu 5 . Tìm các từ tượng hình và tượng thanh ở đoạn trích. Em hãy chỉ rõ tác dụng của chúng?

Câu 6. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người nông dân trong xã hội xưa cũ?

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN

Đề bài: Thuyết minh về một chiếc bút bi luôn gắn bó sâu sắc với em.

Lời giải chi tiết

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

Đoạn văn trên của tác giả nào? Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm đó.

Phương pháp:

Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm

Lời giải chi tiết:

- Tác giả: Nam Cao

- Tác phẩm: Lão Hạc

Tác giả

a. Tiểu sử

- Bút danh Nam Cao ⟶ nặng lòng với quê hương

- Gia đình: nông dân, đông con.

- Cuộc đời Nam Cao đi nhiều, vốn hiểu biết

b. Sự nghiệp sáng tác

- Quan điểm văn chương “nghệ thuật vị nhân sinh” ⟶ hiện thực

- Nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

- Đề tài:

+ Người nông dân

+ Người tri thức

Tác phẩm

- Đề tài: người nông dân

- Nhan đề: “Lão Hạc”

+ Nhân vật trung tâm

+ Số phận nhân vật

Câu 2.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gi?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

- Phương thức: Tự sự

Câu 3.

Đoạn văn có nội dung như thế nào?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

- Nội dung: Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng

Câu 4.

Trình bày ý nghĩa văn bản trên?

Phương pháp:

Từ nội dung rút ra ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa: Tác phẩm đã cho thấy số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của họ.

Câu 5.

Tìm các từ tượng hình và tượng thanh ở đoạn trích. Em hãy chỉ rõ tác dụng của chúng?

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về từ tượng hình, tượng thanh

Lời giải chi tiết:

- Tượng hình: ầng ậng, móm mém; Tượng thanh: hu hu

- Tác dụng: khắc họa rõ nét, sâu đậm nỗi đau đớn tột cùng của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng

Câu 6.

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người nông dân trong xã hội xưa cũ?

Phương pháp:

Nêu cảm nghĩ của em về người nông dân trong xã hội xưa cũ

Lời giải chi tiết:

- Giới thiệu vấn đề

- Phân tích:

+ Số phận người nông dân bất hạnh, bị dồn đến bước đường cùng (Lão Hạc, chị Dậu)

+ Nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là vẻ đẹp nhân cách sáng ngời:

.. Lão Hạc có tình yêu thương con sâu nặng, lòng tự trọng và nhân cách cao đẹp.

.. Chị Dậu yêu thương chồng con và sức sống tiềm tang mãnh liệt

- Tổng kết vấn đề

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN

Thuyết minh về một chiếc bút bi luôn gắn bó sâu sắc với em.

Phương pháp:

Nhớ lại thông tin, cấu tạo chiếc bút bi để thuyết minh

Lời giải chi tiết:

Yêu cầu chung:

- Làm đúng kiểu bài: thuyết minh về một đồ vật

- Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần, bố cục mạch lạc.

- Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh và một số phương thức biểu đạt để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.

- Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.

- Trình bày sạch đẹp.

Yêu cầu riêng:

1. Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi

2. Thân bài:

- Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của cây bút bi

- Trình bày đặc điểm, cấu tạo của cây bút bi

- Trình bày công dụng của cây bút bi

- Cách sử dụng và bảo quản...

3. Kết bài: Nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống nói chung và với em nói riêng. Bộc lộ tình cảm của người viết đồ dùng học tập đó.


Cùng chủ đề:

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8