Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi hóa 10, đề kiểm tra hóa 10 cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 - Cánh diều


Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 1

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Cho cấu hình electron của Mn (Ar) 3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào? Số hiệu nguyên ử Z của nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nguyên tử Nitrogen (Z = 7) có bao nhiêu phân lớp?

Đề bài

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Cho cấu hình electron của Mn (Ar) 3d 5 4s 2 . Mn thuộc nguyên tố nào?

A. Nguyên tố s

B. Nguyên tố p

C. Nguyên tố d

d. Nguyên tố f

Câu 2: Cation R + có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p 6 . Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:

A. Ô thứ 20, nhóm IIA, chu kỳ 4

B. Ô thứ 19, nhóm IB. chu kỳ 4

C. Ô thứ 19, nhóm IA, chu kỳ 4

D. Ô thứ 17, nhóm VIIA, chu kỳ 3

Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử 29 Cu là

A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 9

B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 9 4s 2

C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 1

D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 3d 10

Câu 4: Số hiệu nguyên ử Z của nuyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.

B. A, M thuộc chu kì 3

C. M, Q thuộc chu kì 4.

D. Q thuộc chu kì 3.

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X 2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p 6 . Số hiệu nguyên tử X là

A. 18. B. 20. C. 38. D. 40.

Câu 6: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nguyên tử Nitrogen (Z = 7) có bao nhiêu phân lớp?

A. 3                             B. 5                             C. 1                             D. 2

Câu 7: Ion có 18 electron và 16 proton mang điện tích là

A. 16 + B. 2 - C. 18 + D. 2 +

Câu 8: Có các nguyên tố hóa học sau: Cr (Z = 24), Fe (Z = 26), P (Z = 15), Al (Z = 13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó có số electron lớp ngoài cùng lớn nhất ở trạng thái cơ bản

A. Al                           B. Fe                           C. Cr                           D. P

Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:

A. Trong một nguyên tử số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân

B. Số khối bằng tổng số hạt proton và số neutron

C. Số proton bằng số electron

D. Tổng số proton và số electron được gọi là số khối.

Câu 10: Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại

A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5

B.  1s 2 2s 2 2p 6 3s 2

C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6

D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm) Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.

a) Viết kí hiệu hóa học nguyên tử Sắt.

b) Biểu diễn  electron lớp ngoài cùng theo orbital nguyên tử

c) Viết cấu hình electron của ion mà Sắt có thể tạo thành

Câu 2 (2 điểm) Trong tự nhiên có 2 đồng vị là 63 Cu và 65 Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54.

a) Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị

b) Tính thành phần % khối lượng của 63 Cu trong CuSO 4

-------- Hết --------

Đáp án

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

C

C

B

A

B

D

D

B

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp giải:

Khái niệm nguyên tố s, p, d, f

- Nguyên tố s có electron cuối cùng điền vào phân lớp  s

- Nguyên tố p có electron cuối cùng điền vào phân lớp p

- Nguyên tố d có electron cuối cùng điền vào phân lớp d

- Nguyên tố f có electron cuối cùng điền vào phân lớp f

Lời giải chi tiết

Mn có electron cuối cùng điền vào phân lớp d -> Nguyên tố d

-> Đáp án C

Câu 2:

Phương pháp giải:

PT ion: R → R + + e

Xác định cấu hình electron của R +

-> Số electron của R + -> Số electron của R

-> Vị trí của R

Lời giải chi tiết:

Cation R + có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p 6

-> Cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6

-> R + có 18 electron

PT ion: R → R + + e

-> R có 19 electron

-> Cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1

-> Vị trí R: ô 19, chu kì 4, nhóm IA

-> Đáp án C

Câu 3:

Đáp án C

Câu 4:

Phương pháp giải:

Viết cấu hình electron các nguyên tố

Lời giải chi tiết:

Cấu hình electron:

X (Z = 6): 1s 2 2s 2 2p 2 -> X thuộc chu kì 2

A (Z = 7): 1s 2 2s 2 2p 3 -> A thuộc chu kì 2

M (Z = 20): 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 -> M thuộc chu kì 4

Q (Z = 19): 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 -> Q thuộc chu kì 4

-> A sai

B sai vì A thuộc chu kì 3

C đúng

D sai vì Q thuộc chu kì 4

-> Đáp án C

Câu 5:

Phương pháp giải:

Xác định số electron của ion X 2+

PT ion:                        X → X 2+ + 2e

-> số electron của X -> Z

Lời giải chi tiết

Ion X 2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p 6

-> X 2+ có 18 electron

PT ion:                        X → X 2+ + 2e

-> Số electron của X là 18 + 2 = 20

-> Đáp án B

Câu 6:

Phương pháp giải:

Viết cấu hình electron của nitrogen

-> Số phân lớp electron

Lời giải chi tiết:

N (Z = 7): 1s 2 2s 2 2p 3

-> N có 3 phân lớp

-> Đáp án A

Câu 7:

Ta thấy số electron nhiều hơn số proton là 2

-> Ion mang điện tích: 2-

-> Đáp án B

Câu 8:

Phương pháp giải:

Viết cấu hình electron các nguyên tử

-> số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tố

Lời giải chi tiết :

Cr (Z = 24): (Ar) 3d 4 4s 2

Fe (Z = 26): (Ar) 3d 6 4s 2

P (Z = 15): (Ne)3s 2 3p 3

Al (Z = 13): (Ne)3s 2 3p 1

-> Đáp án D

Câu 9:

A đúng

B đúng

C đúng

D sai vì tổng số proton và neutron là số khối

-> Đáp án D

Câu 10:

Phương pháp giải:

Kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết:

A sai vì có 5 electron lớp ngoài cùng

B đúng vì có 2 electron lớp ngoài cùng

C sai vì có 8 electron lớp ngoài cùng

D sai vì có 6 electron lớp ngoài cùng

-> Đáp án B

II. Tự luận:

Câu 1:

Sắt có điện tích hạt nhân là 26+.

-> Z = E = P = 26.

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22

-> 2P – N = 22

-> N = 30

a) Kí hiệu hóa học \({}_{26}^{56}Fe\)

b) Các ion mà sắt có thể tạo thành:

Fe 2+ : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6

Fe 3+ : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5

Câu 2:

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình

\(\overline A  = \frac{{a.A + b.B}}{{a + b}}\)

Với a, b là phần trăm số nguyên tử của đồng vị A, B

Lời giải chi tiết

Gọi phần trăm đồng vị 63 Cu là x

-> phần trăm đồng vị 65 Cu là 100 - x

Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình

\(\overline {{A_{Cu}}}  = \frac{{63.x + (100 - x).65}}{{100}} = 63,54\)

-> x = 73

-> phần trăm đồng vị 63 Cu là 73%

-> phần trăm đồng vị 65 Cu là 27%

b) Giả sử có 1 mol CuSO 4

-> số mol 63 Cu là 73%.1 = 0,73 mol

=> Phần trăm khối lượng 63 Cu:

\(\frac{{{m_{^{63}Cu}}}}{{{m_{{\rm{CuS}}{O_4}}}}} = \frac{{0,73.63}}{{63,54 + 32 + 16.4}}.100 = 28,82\% \)


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 5
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 6