Đề thi giữa kì 1 Sinh 12 Kết nối tri thức - Đề số 3
Bệnh nào dưới đây do gen nằm trên NST giới tính quy định?
Đề bài
Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin. Điều này phản ánh đặc tính nào của mã di truyền?
-
A.
Tính thoái hóa
-
B.
Tính liên tục
-
C.
Tính đặc hiệu
-
D.
Tính phổ biến
Khi nói về quá trình tái bản ở sinh vật nhân thực, điều nào dưới đây là sai?
-
A.
Tuân theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
-
B.
Mỗi đơn vị tái bản bao gồm 3 chạc chữ Y
-
C.
Xảy ra ở kỳ trung gian, giữa hai lần phân bào
-
D.
Gồm nhiều đơn vị tái bản
Trên mạch khuôn của vùng mã hóa ở các gen thuộc sinh vật nhân thực luôn giống nhau ở
-
A.
bộ ba mở đầu.
-
B.
bộ ba kết thúc.
-
C.
số lượng bộ ba.
-
D.
thành phần nuclêôtit.
Sơ đồ nào dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
-
A.
ADN → Prôtêin → mARN → Tính trạng.
-
B.
mARN → ADN → Prôtêin → Tính trạng.
-
C.
ADN → mARN → Tính trạng → Prôtêin.
-
D.
ADN → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
Mạch gốc của 1 gen có đoạn trình tự là: 3’…AXXXGTAXTGG….5’. Đoạn tương ứng trên mạch bổ sung sẽ có trình tự là:
-
A.
5’…TGGGXATGAXX….3’
-
B.
3’…AXXXGTAXTGG….5’
-
C.
5’…UGGGXAUGAXX….3’
-
D.
3’…TGGGXATGAXX….5’
Có 4 loại ribônuclêôtit tham gia cấu tạo nên mARN. Loại nào dưới đây không nằm trong số đó?
-
A.
T
-
B.
A
-
C.
X
-
D.
G
Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Hỏi tổng số nuclêôtit loại A và T chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số nuclêôtit?
-
A.
50%
-
B.
80%
-
C.
70%
-
D.
60%
7 tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBBCcDD. Hỏi sau khi giảm phân thì từ 7 tế bào này có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại trứng có kiểu gen khác nhau?
-
A.
2
-
B.
8
-
C.
4
-
D.
7
Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic nào có vai trò vận chuyển axit amin tự do?
-
A.
mARN
-
B.
ADN
-
C.
tARN
-
D.
rARN
Trong Opêron Lac của E.coli, đâu là nơi đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào?
-
A.
Gen cấu trúc
-
B.
Vùng khởi động
-
C.
Vùng vận hành
-
D.
Gen điều hòa
Vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân thực có 150 chu kì xoắn. Số nuclêôtit loại A của gen là 900. Sau đột biến điểm, số liên kết H của gen là 3599. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?
-
A.
Mất một cặp A – T
-
B.
Mất một cặp G – X
-
C.
Thay thế cặp G – X bằng cặp A - T
-
D.
Thay thế cặp G – X bằng cặp A - T
Dạng đột biến cấu trúc NST nào thường được vận dụng để loại bỏ gen có hại?
-
A.
Lặp đoạn NST
-
B.
Chuyển đoạn không tương hỗ
-
C.
Mất đoạn nhỏ NST
-
D.
Đảo đoạn NST
Một NST có trình tự gen ban đầu là: ABCDEF.GH. Sau đột biến, NST có trình tự gen là: ADCBEF.GH. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?
-
A.
Lặp đoạn NST
-
B.
Đảo đoạn NST
-
C.
Chuyển đoạn NST
-
D.
Mất đoạn NST
Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể không nhiễm có đặc trưng nào sau đây?
-
A.
Mất toàn bộ NST thường
-
B.
Mất hẳn cặp NST giới tính
-
C.
Không chứa NST nào
-
D.
Mất hẳn một cặp NST nào đó
Ở người, thừa 1 NST số 21 gây ra bệnh/hội chứng gì?
-
A.
Hội chứng Cushing
-
B.
Hội chứng Tơcnơ
-
C.
Bệnh hồng cầu hình liềm
-
D.
Hội chứng Đao
Xét một cặp gen quy định một cặp tính trạng. Hỏi trong trường hợp nào tỉ lệ phân li kiểu gen trùng với tỉ lệ phân li kiểu hình?
Di truyền trội lặn không hoàn toàn
Di truyền trội lặn hoàn toàn
Thường biến
Di truyền ngoài tế bào chất
Trong trường hợp các gen trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập. Phép lai nào dưới đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả 2 tính trạng chiếm tỉ lệ cao nhất?
Aabb x AABb
AaBB x AABb
AaBb x AABb
AaBb x AaBb
Bệnh nào dưới đây do gen nằm trên NST giới tính quy định?
Câm điếc bẩm sinh
Bạch tạng
Mù màu đỏ lục
Bệnh Đao
Lời giải và đáp án
Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin. Điều này phản ánh đặc tính nào của mã di truyền?
-
A.
Tính thoái hóa
-
B.
Tính liên tục
-
C.
Tính đặc hiệu
-
D.
Tính phổ biến
Đáp án : C
Dựa vào đặc điểm của mã di truyền
Tính đặc hiệu
Khi nói về quá trình tái bản ở sinh vật nhân thực, điều nào dưới đây là sai?
-
A.
Tuân theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
-
B.
Mỗi đơn vị tái bản bao gồm 3 chạc chữ Y
-
C.
Xảy ra ở kỳ trung gian, giữa hai lần phân bào
-
D.
Gồm nhiều đơn vị tái bản
Đáp án : B
Dựa vào cơ chế tái bản DNA.
Mỗi đơn vị tái bản bao gồm 3 chạc chữ Y (mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y hướng ngược nhau)
Trên mạch khuôn của vùng mã hóa ở các gen thuộc sinh vật nhân thực luôn giống nhau ở
-
A.
bộ ba mở đầu.
-
B.
bộ ba kết thúc.
-
C.
số lượng bộ ba.
-
D.
thành phần nuclêôtit.
Đáp án : A
Lý thuyết mã di truyền
Bộ ba mở đầu
Sơ đồ nào dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
-
A.
ADN → Prôtêin → mARN → Tính trạng.
-
B.
mARN → ADN → Prôtêin → Tính trạng.
-
C.
ADN → mARN → Tính trạng → Prôtêin.
-
D.
ADN → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
Đáp án : D
Dựa vào mối quan hệ giữa gene và tính trạng
ADN → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
Mạch gốc của 1 gen có đoạn trình tự là: 3’…AXXXGTAXTGG….5’. Đoạn tương ứng trên mạch bổ sung sẽ có trình tự là:
-
A.
5’…TGGGXATGAXX….3’
-
B.
3’…AXXXGTAXTGG….5’
-
C.
5’…UGGGXAUGAXX….3’
-
D.
3’…TGGGXATGAXX….5’
Đáp án : A
Dựa vào nguyên tắc bổ sung
5’…TGGGXATGAXX….3’ (dựa vào nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X)
Có 4 loại ribônuclêôtit tham gia cấu tạo nên mARN. Loại nào dưới đây không nằm trong số đó?
-
A.
T
-
B.
A
-
C.
X
-
D.
G
Đáp án : A
Đặc điểm mRNA.
T (trong cấu trúc mARN không có T mà có U)
Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Hỏi tổng số nuclêôtit loại A và T chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số nuclêôtit?
-
A.
50%
-
B.
80%
-
C.
70%
-
D.
60%
Đáp án : D
Dựa vào cấu trúc ADN
60% (X = G = 20% nên A = T = 30%. Vậy tổng số nu loại A và T chiếm 30% + 30% = 60% tổng số nu của phân tử ADN đang xét).
7 tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBBCcDD. Hỏi sau khi giảm phân thì từ 7 tế bào này có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại trứng có kiểu gen khác nhau?
-
A.
2
-
B.
8
-
C.
4
-
D.
7
Đáp án : C
Dựa vào quy luật phân li.
4 (Tế bào sinh trứng có kiểu gen là AaBBCcDD nên chỉ có thể tạo ra tối đa 4 loại trứng: ABCD, ABcD, aBCD, aBcD). Do đó, 7 tế bào sinh trứng khi giảm phân cho 7 trứng nhưng chỉ cho tối đa 4 loại trứng mang kiểu gen khác nhau.)
Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic nào có vai trò vận chuyển axit amin tự do?
-
A.
mARN
-
B.
ADN
-
C.
tARN
-
D.
rARN
Đáp án : D
Dựa vào quá trình dịch mã
tARN
Trong Opêron Lac của E.coli, đâu là nơi đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào?
-
A.
Gen cấu trúc
-
B.
Vùng khởi động
-
C.
Vùng vận hành
-
D.
Gen điều hòa
Đáp án : B
Dựa vào cơ chế điều hòa biểu hiện của gene.
Vùng khởi động
Vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân thực có 150 chu kì xoắn. Số nuclêôtit loại A của gen là 900. Sau đột biến điểm, số liên kết H của gen là 3599. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?
-
A.
Mất một cặp A – T
-
B.
Mất một cặp G – X
-
C.
Thay thế cặp G – X bằng cặp A - T
-
D.
Thay thế cặp G – X bằng cặp A - T
Đáp án : C
Dựa vào lý thuyết đột biến gene
Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T (gen có 150 chu kỳ xoắn tương ứng với 150.20 = 3000 nu. Số nu loại A = T = 900 nên số nu loại X = G = (3000/2)-900=600. Số liên kết H ở gen ban đầu là: 2A + 3G = 3600. Số liên kết H ở gen sau đột biến là 3599, ít hơn 1 liên kết H mà đột biến xảy ra là đột biến điểm (liên quan đến 1 cặp nu) chứng tỏ đã xảy ra đột biến thay thế cặp G – X (3H) bằng cặp A – T (2H))
Dạng đột biến cấu trúc NST nào thường được vận dụng để loại bỏ gen có hại?
-
A.
Lặp đoạn NST
-
B.
Chuyển đoạn không tương hỗ
-
C.
Mất đoạn nhỏ NST
-
D.
Đảo đoạn NST
Đáp án : C
Dựa vào tác hại đột biến NST
Mất đoạn nhỏ NST
Một NST có trình tự gen ban đầu là: ABCDEF.GH. Sau đột biến, NST có trình tự gen là: ADCBEF.GH. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?
-
A.
Lặp đoạn NST
-
B.
Đảo đoạn NST
-
C.
Chuyển đoạn NST
-
D.
Mất đoạn NST
Đáp án : B
Dựa vào đột biến NST
Đảo đoạn NST (đoạn BCD bị đảo ngược 180 độ rồi gắn vào vị trí cũ)
Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể không nhiễm có đặc trưng nào sau đây?
-
A.
Mất toàn bộ NST thường
-
B.
Mất hẳn cặp NST giới tính
-
C.
Không chứa NST nào
-
D.
Mất hẳn một cặp NST nào đó
Đáp án : D
Mất hẳn một cặp NST nào đó
Ở người, thừa 1 NST số 21 gây ra bệnh/hội chứng gì?
-
A.
Hội chứng Cushing
-
B.
Hội chứng Tơcnơ
-
C.
Bệnh hồng cầu hình liềm
-
D.
Hội chứng Đao
Đáp án : D
Dựa vào lý thuyết đột biến NST
Hội chứng Đao
Xét một cặp gen quy định một cặp tính trạng. Hỏi trong trường hợp nào tỉ lệ phân li kiểu gen trùng với tỉ lệ phân li kiểu hình?
Di truyền trội lặn không hoàn toàn
Di truyền trội lặn hoàn toàn
Thường biến
Di truyền ngoài tế bào chất
Di truyền trội lặn không hoàn toàn
Di truyền trội lặn hoàn toàn
Thường biến
Di truyền ngoài tế bào chất
Dựa vào quy luật di truyền của Mendel
Đ - S - S - S
Di truyền trội lặn không hoàn toàn (kiểu gen đồng hợp trội tương ứng 1 kiểu hình, kiểu gen dị hợp tương ứng 1 kiểu hình (do gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn) và kiểu gen đồng hợp lặn tương ứng với 1 kiểu hình)
Trong trường hợp các gen trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập. Phép lai nào dưới đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả 2 tính trạng chiếm tỉ lệ cao nhất?
Aabb x AABb
AaBB x AABb
AaBb x AABb
AaBb x AaBb
Aabb x AABb
AaBB x AABb
AaBb x AABb
AaBb x AaBb
Dựa vào quy luật di truyền Mendel
S - Đ - S - S
AaBB x AABb (100% mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở đời sau)
Bệnh nào dưới đây do gen nằm trên NST giới tính quy định?
Câm điếc bẩm sinh
Bạch tạng
Mù màu đỏ lục
Bệnh Đao
Câm điếc bẩm sinh
Bạch tạng
Mù màu đỏ lục
Bệnh Đao
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh
S - S - Đ - S
Mù màu đỏ lục (do gen lặn nằm trên NST X quy định)
Dựa vào quy luật di truyền
17/18
Giải thích : 17/18 (mỗi bên bố mẹ cho giao tử với tỉ lệ: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa. Vậy tỉ lệ cá thể dị hợp ở đời con =1 – tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (AAAA, aaaa) = 1 – (1/6.1/6(AAAA) +1/6.1/6(aaaa)) =17/18)
Dựa vào PP di truyền Mendel
1/3
Giải thích :
(P: Aa x Aa
G: A, a A, a
F 1 lý thuyết: 1AA : 2 Aa : 1 aa
F 1 thực tế: 2 Aa : 1 aa
Vậy tỉ lệ cá thể thân đen (aa) ở F 1 là 1/3)
Dựa vào lý thuyết hoán vị gene.
48,75%
Giải thích : 48,75% (vì hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái nên tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội về 2 cặp gen nằm trên NST thường là: 50% +%ab/ab = 50% +(50%- 50%.40%)ab.50%ab = 65%. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội về gen trên NST giới tính là 75% (XD-). Vậy tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng đang xét là: 65%.75% = 48,75%)