Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2 — Không quảng cáo

Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 9 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đề thi giữa kì 1 Văn 9 đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề thi

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.  Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1.0 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3 (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4 (1.0 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5 (1.0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm). Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.

Câu 2 (2.0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau (10-12 dòng):

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đáp án

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1.

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Phương pháp:

Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, …

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2.

Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Phương pháp:

Căn cứ Các phương châm hội thoại

Lời giải chi tiết:

- Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự.

- Vì cả hai nhân vật đều dùng cách thức tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp với người đối thoại với mình.

Câu 3.

Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Phương pháp:

Căn cứ Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp

Lời giải chi tiết:

- Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp.

- Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và dấu gạch ngang đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Câu 4.

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Phương pháp:

Phân tích

Lời giải chi tiết:

Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người, sự quan tâm, chia sẻ có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác

Câu 5.

Bài học rút ra từ văn bản trên?

Phương pháp:

Phân tích

Lời giải chi tiết:

Các bài học rút ra từ văn bản:

- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác.

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1.

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.

Phương pháp:

- Giải thích, phân tích, bình luận

- Hình thức: 1 bài văn, có mở bài – thân bài – kết bài

Lời giải chi tiết:

I. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tình yêu thương con người:

+ Tình yêu thương là một giá trị nhân văn cao quý, giúp con người xích lại gần nhau hơn.

+ Nêu vấn đề: Tình yêu thương là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.

II. Thân bài:

a. Khái niệm về tình yêu thương con người:

+ Tình yêu thương con người là gì?

+ Đó là sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, đặc biệt trong những lúc khó khăn.

b. Biểu hiện của tình yêu thương con người trong cuộc sống:

+ Những hành động sẻ chia, giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn.

+ Tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

+ Các hoạt động từ thiện, phong trào giúp đỡ cộng đồng.

c. Ý nghĩa của tình yêu thương con người:

- Đối với cá nhân:

+ Tình yêu thương giúp con người sống hạnh phúc hơn, lạc quan hơn.

+ Là động lực để mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân, hướng đến những điều tốt đẹp.

- Đối với cộng đồng, xã hội:

+ Giúp xây dựng mối quan hệ bền vững, đoàn kết và tạo nên một xã hội văn minh, phát triển.

+ Tạo ra sự gắn kết và đồng cảm, giúp mọi người sống hoà thuận, tránh được những mâu thuẫn, xung đột.

c. Phản đề

+ Lối sống ích kỷ, vô cảm, thờ ơ trước những khó khăn của người khác.

+ Hậu quả của việc thiếu tình yêu thương: xã hội trở nên lạnh lẽo, con người sống cô đơn, không gắn bó.

d. Bài học và trách nhiệm của mỗi cá nhân:

+ Cần rèn luyện và nuôi dưỡng tình yêu thương từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày.

+ Mỗi người cần ý thức về trách nhiệm lan tỏa tình yêu thương để tạo dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của tình yêu thương:

+ Tình yêu thương con người là yếu tố then chốt tạo nên hạnh phúc và sự bền vững của xã hội.

+ Kêu gọi mỗi cá nhân hãy biết yêu thương, chia sẻ để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

Câu 2.

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau (10-12 dòng):

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Phương pháp:

Phân tích, bình luận

Lời giải chi tiết:

1. Giới thiệu chung:

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.

2. Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:

-  Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu” : nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh” : gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

=> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

=> 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa => gần, màu sắc: nhạt => đậm, âm thanh: tĩnh => động.

=> Gợi:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

3. Tổng kết vấn đề


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 3