Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN

Đề bài

Câu 1 :

Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 2 :

Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 3 :

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A.

    Tiếng Hán

  • B.

    Tiếng Pháp

  • C.

    Tiếng Anh

  • D.

    Tiếng Nga

Câu 4 :

Từ “trùm sò” trong câu Lợi là thằng "trùm sò" nổi tiếng trong lớp tôi nghĩa là gì?

  • A.

    Luôn tìm cách thu lợi cho mình

  • B.

    Luôn nghĩ ra sáng kiến thông minh

  • C.

    Luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người

  • D.

    Luôn hòa đồng với tất cả bạn bè

Câu 5 :

Trong văn bản Góc nhìn, nguyên nhân nào đã khiến chân nhà vua đau đớn sau chuyến vi hành?

  • A.

    Vua phải vận động nhiều

  • B.

    Con đường gập ghềnh sỏi đá

  • C.

    Vua bị bệnh đau chân

  • D.

    Đường đang xây sửa nên rất khó đi

Câu 6 :

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 7 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Câu 8 :

Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Góc nhìn?

  • A.

    Có nhiều tiền mới mua được mọi thứ

  • B.

    Muốn hiểu biết rộng phải đi nhiều nơi

  • C.

    Nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu

  • D.

    Phải có mục đích sống để đạt được ước mơ của mình

Câu 9 :

Nội dung của đoạn trích sau ?

Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã dể cao việc học hỏi từ người thầy: Không thấy dổ máy làm nên. Nhưng cũng lại có câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè: Học thầy không tày học bạn. Liệu hai cách học này có mâu thuẫn với nhau?

( Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú)

  • A.

    Giới thiệu hai câu tục ngữ

  • B.

    Phân tích, bình luận, chứng minh hai câu tục ngữ.

  • C.

    Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ

  • D.

    Khẳng định đây là hai câu tục ngữ nhiều thiếu sót

Câu 10 :

Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Hồi kí

  • D.

    Văn bản nghị luận

Câu 11 :

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là gì?

  • A.

    Tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • B.

    Tóm lược một cách đầy đủ các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • C.

    Tóm lược một cách khéo léo các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • D.

    Tóm lược một cách đặc biệt các ý chính trong bài trình bày của người khác.

Câu 12 :

Phương thức biểu đạt chính trong Chị sẽ gọi em bằng tên là gì?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Thuyết minh

Câu 13 :

Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    Cả ba nội dung trên đều sai

Câu 14 :

Chi tiết nào dưới đây thể hiện Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế?

  • A.

    Nguồn gốc, lai lịch cụ thể, rõ ràng

  • B.

    Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đánh giặc

  • C.

    Đánh giặc xong, bày về trời

  • D.

    Nhổ từng bụi tre để truy kích giặc

Câu 15 :

Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

( Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)

  • A.

    Giới thiệu về nhà vua

  • B.

    Quyết định tốn kém của nhà vua

  • C.

    Lời khuyên của anh người hầu

  • D.

    Quyết định đúng đắn của nhà vua

Câu 16 :

Nội dung sau đây phù hợp với phần nào của bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ?

Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ đó.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Câu 17 :

Đâu là từ ngữ nói đúng nhất mối quan hệ của hai chị em trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên ?

  • A.

    Vui vẻ

  • B.

    Yêu thương

  • C.

    Cảm thông

  • D.

    Căng thẳng

Câu 18 :

Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ, ta sẽ dùng ngôi thứ nhất, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 19 :

Tình huống nào dưới đây không cần em phải viết bài văn trình bày ý kiến của mình về hiện tượng đời sống?

  • A.

    Vai trò của gia đình với mỗi người?

  • B.

    Em rất lo lắng về việc chú chó nhà mình đang bị ốm.

  • C.

    Nghiện game là một hiện tượng xấu, hủy hoại các bạn học sinh

  • D.

    Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt.

Câu 20 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

  • A.

    Cu Đơ

  • B.

    Trà Long

  • C.

    Đo Đo

  • D.

    Sương Mơ

Câu 21 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay )

  • A.

    Ðiếu, mày”

  • B.

    “Dạ”, “Ừ”

  • C.

    “Bẩm bốc”

  • D.

    “bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,

Câu 22 :

Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng , em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A.

    Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

  • B.

    Tác phẩm đó phải rất đẹp

  • C.

    Tác phẩm đó phải đồ sộ.

  • D.

    Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Câu 23 :

Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên , điều gì đã làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em?

  • A.

    Người em bị tai nạn

  • B.

    Bố mẹ ngồi giảng hòa

  • C.

    Một cuộc nói chuyện

  • D.

    Hai chị em xa nhau

Câu 24 :

Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam thuộc thể loại nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Thơ

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Truyện đồng thoại

Câu 25 :

Văn bản Góc nhìn có bố cục mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 26 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Câu 27 :

Điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và (…), (…).

  • A.

    đáng yêu, đáng mến

  • B.

    anh hùng, dũng mãnh

  • C.

    nên thơ, nên họa

  • D.

    dũng cảm, yêu nước

Câu 28 :

Đoạn văn dưới đây nằm ở phần nào của văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên ?

Tôi thường trung mắt nhìn em để doạ em sợ. Mỗi khi ánh mắt tôi chạm phải ánh mắt em, tôi hay nói lớn: “Nhìn cái gì?”. Những lúc như vậy em chỉ nhanh chóng quay đi và nói khẽ: “Dạ không có gi”. Tôi cũng hiếm khi gọi em bằng tên mà đặt cho em đủ thứ biệt danh xấu xí.

( Chị sẽ gọi em bằng tên – Jack Canfield & Mark Victor Hansen)

Mối quan hệ căng thẳng giữa hai chị em

Sai

Buổi nói chuyện làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em

Câu 29 :

Đâu là nhận xét đúng về từ đa nghĩa?

  • A.

    Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

  • B.

    Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau

  • C.

    Là từ cùng nghĩa

  • D.

    Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh

Câu 30 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ các từ ngữ và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Kì diệu (đẹp, lạ, hiếm); kì quan (cảnh đẹp hiếm có, lạ, độc đáo); kì tài (người tài hiếm có), kì tích (thành tích hiếm có)

Câu 2 :

Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt không được sử dụng: nghị luận

Câu 3 :

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A.

    Tiếng Hán

  • B.

    Tiếng Pháp

  • C.

    Tiếng Anh

  • D.

    Tiếng Nga

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại câu hỏi trên

Lời giải chi tiết :

Tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất

Câu 4 :

Từ “trùm sò” trong câu Lợi là thằng "trùm sò" nổi tiếng trong lớp tôi nghĩa là gì?

  • A.

    Luôn tìm cách thu lợi cho mình

  • B.

    Luôn nghĩ ra sáng kiến thông minh

  • C.

    Luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người

  • D.

    Luôn hòa đồng với tất cả bạn bè

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ “trùm sò” trong câu Lợi là thằng "trùm sò" nổi tiếng trong lớp tôi để chỉ người luôn trục lợi cho mình.

Câu 5 :

Trong văn bản Góc nhìn, nguyên nhân nào đã khiến chân nhà vua đau đớn sau chuyến vi hành?

  • A.

    Vua phải vận động nhiều

  • B.

    Con đường gập ghềnh sỏi đá

  • C.

    Vua bị bệnh đau chân

  • D.

    Đường đang xây sửa nên rất khó đi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chân vua bị đau vì con đường gập ghềnh sỏi đá.

Câu 6 :

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cánh đồng bát ngát lúa chín (nghĩa gốc).

Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói (nghĩa chuyển: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).

-> Hai nghĩa có liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 7 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong câu trên, giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người

Câu 8 :

Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Góc nhìn?

  • A.

    Có nhiều tiền mới mua được mọi thứ

  • B.

    Muốn hiểu biết rộng phải đi nhiều nơi

  • C.

    Nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu

  • D.

    Phải có mục đích sống để đạt được ước mơ của mình

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và đưa ra đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Văn bản gửi gắm thông điệp về góc nhìn của mỗi người trong cuộc sống và đưa ra bài học nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu.

Câu 9 :

Nội dung của đoạn trích sau ?

Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã dể cao việc học hỏi từ người thầy: Không thấy dổ máy làm nên. Nhưng cũng lại có câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè: Học thầy không tày học bạn. Liệu hai cách học này có mâu thuẫn với nhau?

( Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú)

  • A.

    Giới thiệu hai câu tục ngữ

  • B.

    Phân tích, bình luận, chứng minh hai câu tục ngữ.

  • C.

    Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ

  • D.

    Khẳng định đây là hai câu tục ngữ nhiều thiếu sót

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên thuộc phần đầu văn bản, có nội dung giới thiệu hai câu tục ngữ.

Câu 10 :

Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Hồi kí

  • D.

    Văn bản nghị luận

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận.

Câu 11 :

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là gì?

  • A.

    Tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • B.

    Tóm lược một cách đầy đủ các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • C.

    Tóm lược một cách khéo léo các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • D.

    Tóm lược một cách đặc biệt các ý chính trong bài trình bày của người khác.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác.

Câu 12 :

Phương thức biểu đạt chính trong Chị sẽ gọi em bằng tên là gì?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Thuyết minh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính trong Chị sẽ gọi em bằng tên là tự sự.

Câu 13 :

Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    Cả ba nội dung trên đều sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.

Câu 14 :

Chi tiết nào dưới đây thể hiện Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế?

  • A.

    Nguồn gốc, lai lịch cụ thể, rõ ràng

  • B.

    Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đánh giặc

  • C.

    Đánh giặc xong, bày về trời

  • D.

    Nhổ từng bụi tre để truy kích giặc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế đó là nguổn gốc, lai lịch rõ ràng.

Câu 15 :

Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

( Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)

  • A.

    Giới thiệu về nhà vua

  • B.

    Quyết định tốn kém của nhà vua

  • C.

    Lời khuyên của anh người hầu

  • D.

    Quyết định đúng đắn của nhà vua

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích nói về quyết định đúng đắn của nhà vua.

Câu 16 :

Nội dung sau đây phù hợp với phần nào của bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ?

Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ đó.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Đáp án

Thân bài

Lời giải chi tiết :

Nội dung trên thuộc phần thân bài

Câu 17 :

Đâu là từ ngữ nói đúng nhất mối quan hệ của hai chị em trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên ?

  • A.

    Vui vẻ

  • B.

    Yêu thương

  • C.

    Cảm thông

  • D.

    Căng thẳng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Căng thẳng là từ ngữ nói đúng nhất mối quan hệ của hai chị em trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên.

Câu 18 :

Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ, ta sẽ dùng ngôi thứ nhất, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ta sẽ dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nhận của mình.

Câu 19 :

Tình huống nào dưới đây không cần em phải viết bài văn trình bày ý kiến của mình về hiện tượng đời sống?

  • A.

    Vai trò của gia đình với mỗi người?

  • B.

    Em rất lo lắng về việc chú chó nhà mình đang bị ốm.

  • C.

    Nghiện game là một hiện tượng xấu, hủy hoại các bạn học sinh

  • D.

    Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Em suy nghĩ kĩ xem vấn đề nào cần viết bài văn
Lời giải chi tiết :

Chú chó nhà em đang bị ốm không phải là tình huống để trình bày ý kiến trước mọi người.

Câu 20 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

  • A.

    Cu Đơ

  • B.

    Trà Long

  • C.

    Đo Đo

  • D.

    Sương Mơ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , tác giả nhắc tới quán chợ Đo Đo.

Câu 21 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay )

  • A.

    Ðiếu, mày”

  • B.

    “Dạ”, “Ừ”

  • C.

    “Bẩm bốc”

  • D.

    “bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng” là những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 22 :

Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng , em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A.

    Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

  • B.

    Tác phẩm đó phải rất đẹp

  • C.

    Tác phẩm đó phải đồ sộ.

  • D.

    Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý thông điệp của văn bản

Lời giải chi tiết :

Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng , tác giả khẳng định một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác khi tác phẩm đó có ích cho đời.

Câu 23 :

Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên , điều gì đã làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em?

  • A.

    Người em bị tai nạn

  • B.

    Bố mẹ ngồi giảng hòa

  • C.

    Một cuộc nói chuyện

  • D.

    Hai chị em xa nhau

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một cuộc nói chuyện đã làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em.

Câu 24 :

Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam thuộc thể loại nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Thơ

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Truyện đồng thoại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại thể loại

Lời giải chi tiết :

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa

Câu 25 :

Văn bản Góc nhìn có bố cục mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản có bố cục ba phần

Câu 26 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cô ấy được điểm chín (chín: chỉ một con số).

Cánh đồng bát ngát lúa chín (chín: lúa đến lúc thu hoạch).

-> Hai nghĩa không liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 27 :

Điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và (…), (…).

  • A.

    đáng yêu, đáng mến

  • B.

    anh hùng, dũng mãnh

  • C.

    nên thơ, nên họa

  • D.

    dũng cảm, yêu nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Em đọc lại văn bản trong SGK.
Lời giải chi tiết :

Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên họa .

Câu 28 :

Đoạn văn dưới đây nằm ở phần nào của văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên ?

Tôi thường trung mắt nhìn em để doạ em sợ. Mỗi khi ánh mắt tôi chạm phải ánh mắt em, tôi hay nói lớn: “Nhìn cái gì?”. Những lúc như vậy em chỉ nhanh chóng quay đi và nói khẽ: “Dạ không có gi”. Tôi cũng hiếm khi gọi em bằng tên mà đặt cho em đủ thứ biệt danh xấu xí.

( Chị sẽ gọi em bằng tên – Jack Canfield & Mark Victor Hansen)

Mối quan hệ căng thẳng giữa hai chị em

Sai

Buổi nói chuyện làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em

Đáp án

Mối quan hệ căng thẳng giữa hai chị em

Sai

Buổi nói chuyện làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ đoạn văn và nhớ lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên thuộc phần đầu: Mối quan hệ căng thẳng giữa hai chị em.

Câu 29 :

Đâu là nhận xét đúng về từ đa nghĩa?

  • A.

    Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

  • B.

    Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau

  • C.

    Là từ cùng nghĩa

  • D.

    Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

Câu 30 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em nhớ lại nội dung các bài thơ trên

Lời giải chi tiết :

Những cánh buồm là bài thơ viết về tình phụ tử => có thể viết đoạn văn trình bày cảm xúc về tình phụ tử trong bài thơ này.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 TN
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 TN
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8