Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Tải vềPHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Các từ “pa-ra-pôn, in-tơ-nét, ti-vi” là các từ mượn tiếng nước nào?
Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Các từ “pa-ra-pôn, in-tơ-nét, ti-vi” là các từ mượn tiếng nước nào?
A. Từ mượn tiếng Anh
B. Từ mượn tiếng Nga
C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
D. Từ mượn tiếng Hán
Câu 2. Nhận xét nào dưới đây không phải là nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Học thầy, học bạn ?
A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục
B. Lời văn giàu tình cảm
C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục
D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc
Câu 3. Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?
A. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha
B. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con
C. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con
D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con
Câu 4. Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề?
A. Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp
B. Không được cầm theo bất cứ thứ gì
C. Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp
D. Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo
Câu 5. Câu văn sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Con gái bé bỏng của mẹ kiên cường và mạnh mẽ như một nhành xương rồng trồi lên mọi thiếu thốn, khô khát.
A. So sánh, ẩn dụ, liệt kê
B. Nhân hóa, nói quá
C. So sánh, nói giảm nói tránh
D. Liệt kê, hoán dụ, nói quá
Câu 6. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng do ai sáng tác?
A. Xéc-van-tét
B. O. Hen-ry
C. Ai-ma-tốp
D. An-đéc-xen
Câu 7. Văn bản Con là được in trong tập thơ nào?
A. Những cánh buồm
B. Mây và sóng
C. Biển cả
D. Đàn then
Câu 8. Văn bản Gió lạnh đầu mùa của tác giả nào?
A. Thạch Lam
B. Lâm Thị Mỹ Dạ
C. Bùi Mạnh Nhị
D. Xuân Quỳnh
Câu 9. Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
D. Cả ba nội dung trên
Câu 10. Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa , tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên?
A. Vì hôm đó là sinh nhật Hiên
B. Vì Hiên xin chiếc áo
C. Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
D. Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên
Câu 11. Biên bản gồm mấy phần?
A. 3 phần
B. 4 phần
C. 5 phần
D. 6 phần
Câu 12. Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết một đoạn văn phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1
Các từ “pa-ra-pôn, in-tơ-nét, ti-vi” là các từ mượn tiếng nước nào? A. Từ mượn tiếng Anh B. Từ mượn tiếng Nga C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha D. Từ mượn tiếng Hán |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ mượn
Lời giải chi tiết:
Các từ “pa-ra-pôn, in-tơ-nét, ti-vi” là các từ mượn tiếng Anh
=> Đáp án: A
Câu 2
Nhận xét nào dưới đây không phải là nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Học thầy, học bạn ? A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục B. Lời văn giàu tình cảm C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc không phải là nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Học thầy, học bạn
=> Đáp án: D
Câu 3
Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì? A. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha B. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con C. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung cuộc trò chuyện của hai cha con trong bài thơ
Lời giải chi tiết:
Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con
=> Đáp án: B
Câu 4
Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề? A. Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp B. Không được cầm theo bất cứ thứ gì C. Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp D. Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo |
Phương pháp:
Nhớ lại quy trình trình bày ý kiến về một vấn đề
Lời giải chi tiết:
Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề
=> Đáp án: C
Câu 5
Câu văn sau sử dụng những biện pháp tu từ gì? Con gái bé bỏng của mẹ kiên cường và mạnh mẽ như một nhành xương rồng trồi lên mọi thiếu thốn, khô khát. A. So sánh, ẩn dụ, liệt kê B. Nhân hóa, nói quá C. So sánh, nói giảm nói tránh D. Liệt kê, hoán dụ, nói quá |
Phương pháp:
Đọc kĩ và xác định các biện pháp tu từ được sử dụng
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh, ẩn dụ, liệt kê
=> Đáp án: A
Câu 6
Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng do ai sáng tác? A. Xéc-van-tét B. O. Hen-ry C. Ai-ma-tốp D. An-đéc-xen |
Phương pháp:
Nhớ lại thông tin tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng do O. Hen-ry sáng tác
=> Đáp án: B
Câu 7
Văn bản Con là được in trong tập thơ nào? A. Những cánh buồm B. Mây và sóng C. Biển cả D. Đàn then |
Phương pháp:
Nhớ lại thông tin tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Văn bản Con là được in trong tập thơ Đàn then
=> Đáp án: D
Câu 8
Văn bản Gió lạnh đầu mùa của tác giả nào? A. Thạch Lam B. Lâm Thị Mỹ Dạ C. Bùi Mạnh Nhị D. Xuân Quỳnh |
Phương pháp:
Nhớ lại thông tin tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Văn bản Gió lạnh đầu mùa của tác giả Thạch Lam
=> Đáp án: A
Câu 9
Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì? A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san D. Cả ba nội dung trê n |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của dấu ngoặc kép là:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
=> Đáp án: D
Câu 10
Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa , tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên? A. Vì hôm đó là sinh nhật Hiên B. Vì Hiên xin chiếc áo C. Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc D. Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Sơn tặng áo cho Hiên vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
=> Đáp án: C
Câu 11
Biên bản gồm mấy phần? A. 3 phần B. 4 phần C. 5 phần D. 6 phần |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đặc điểm của biên bản
Lời giải chi tiết:
Biên bản gồm 3 phần
=> Đáp án: A
Câu 12
Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm
Lời giải chi tiết:
Sai
=> Đáp án: A
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết một đoạn văn phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. |
Phương pháp:
Nhớ lại chi tiết về chiếc lá cuối cùng và ý nghĩa của nó
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O. Hen - ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới về tình yêu thương con người. Và hình tượng "chiếc lá" chính là hình tượng xuyên suốt đã làm nên thành công cho tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi gắm thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn - xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào. Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn - xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn - xi. Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men.