Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Trong văn bản Hai loại khác biệt, ý nào không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

  • A.

    Mặc quần áo quái lạ

  • B.

    Để kiểu tóc kì quặc

  • C.

    Nhào lộn trong phòng ăn trưa

  • D.

    Tụ tập chơi nhạc cụ

Câu 2 :

Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?

  • A.

    Một phần

  • B.

    Hai phần

  • C.

    Ba phần

  • D.

    Bốn phần

Câu 3 :

Bà Giong-mi Mun là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 :

Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì chống trả?

  • A.

    Sơn Tinh dời núi, bốc đồi

  • B.

    Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời

  • C.

    Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh

  • D.

    Sơn Tinh bỏ chạy

Câu 6 :

Hai loại khác biệt được trích từ đâu?

  • A.

    K hác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

  • B.

    Tạp chí sông Lam

  • C.

    Văn học và cuộc sống

  • D.

    Văn học trong nhà trường

Câu 7 :

Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?

  • A.

    Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước

  • B.

    Trình bày từ khái quát đến cụ thể

  • C.

    Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

  • D.

    Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,...) với bài nói.

Câu 8 :

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 9 :

Nội dung chính của đoạn văn sau?

Từ xưa, người Kẻ Chợ đã có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hội thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thế nào cũng nắng to; còn vào hội Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

( Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư)

Giới thiệu về lễ hội Gióng

Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ

Ý nghĩa của lễ hội Gióng

Câu 10 :

Văn bản Hai loại khác biệt bàn về một quan điểm sống, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 11 :

Theo văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, loại hình chủ yếu của hát thờ là hát dân ca, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 12 :

Thông tin dưới đây về Giong-mi Mun đúng hay sai?

Tiến sĩ Youngme Moon là Giáo sư Quản trị Kinh doanh Donald K. David tại Trường Oxford.

Đúng
Sai
Câu 13 :

Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu?

  • A.

    Đọc sách, báo

  • B.

    Tìm hiểu các trang web

  • C.

    Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 14 :

Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Nghị luận

Câu 15 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa! ?

  • A.

    Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

  • B.

    Lời văn giàu hình ảnh

  • C.

    Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

  • D.

    Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

Câu 16 :

Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?

  • A.

    Thứ tự của sự vật, hiện tượng

  • B.

    Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

  • C.

    Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17 :

Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt?

  • A.

    Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn.

  • B.

    Nêu vấn đề bằng lời kể.

  • C.

    Không có gì đặc biệt.

  • D.

    Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác.

Câu 18 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 19 :

Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?

  • A.

    Thánh Gióng

  • B.

    Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • C.

    Chuyện cổ nước mình

  • D.

    Ai ơi mồng 9 tháng 4

Câu 20 :

Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện không được nêu cảm nghĩ và ý kiến cá nhân mình, đúng hay sai?​

Đúng
Sai
Câu 21 :

Trật tự của câu văn dưới đây nhấn mạnh ý nào?

Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên đi.

Những kỉ niệm thơ ấu

Tôi sẽ không quên

Câu 22 :

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

  • A.

    Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực

  • B.

    Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học

  • C.

    Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

  • D.

    Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế

Câu 23 :

Việc trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

Giúp chúng ta học đều tất cả các môn học

Giúp chúng ta được bày tỏ, thể hiện quan điểm của mình

Giúp các bạn yêu quý chúng ta hơn

Câu 24 :

Đoạn trích dưới đây thuộc phần nào của văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 ?

Lễ hội Gióng không chỉ giúp người xem được chứng kiến các nghi thức với những thao tác thuần thục, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao mà còn là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế... Tất cả đều được gìn giữ như một tài sản vô giá lưu truyền mãi về sau.

( Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư)

Giới thiệu về lễ hội Gióng

Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ

Ý nghĩa của lễ hội Gióng

Câu 25 :

Trong văn bản Xem người ta kìa! , khi bị so sánh với người khác, tác giả đã đưa ra ý kiến gì?

  • A.

    Mọi người đều giống nhau

  • B.

    Mỗi người đều chung nòi giống

  • C.

    Mỗi người đều khác nhau

  • D.

    Mỗi người đều có lòng tự trọng

Câu 26 :

Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản?

Chỉ có J là ngoại lệ. Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi, tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó. Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. Bất kể vì lí do gì, J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa. Kết quả là vào cuối ngày hôm đó, tôi cảm giác rằng không một ai trong chúng tôi lại không nể phục cậu.

(Hai loại khác biệt – Giong-mi Mun)

Giới thiệu về một bài tập đặc biệt của giáo viên.

Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

Suy ngẫm của tác giả về sự khác biệt có ý nghĩa và khác biệt vô nghĩa.

Câu 27 :

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hội trận nhằm mục đích mô tả cảnh tượng gì?

  • A.

    Cảnh thánh Gióng chào đời

  • B.

    Cảnh thánh Gióng lớn lên

  • C.

    Cảnh thánh Gióng đánh giặc

  • D.

    Cảnh thánh Gióng bay về trời

Câu 28 :

Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

  • A.

    Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

  • B.

    Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

  • C.

    Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

  • D.

    Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Câu 29 :

Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

  • B.

    Giới thiệu về xuất thân của Thánh Gióng

  • C.

    Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Giới thiệu về triều đại Thánh Gióng ở.

Câu 30 :

Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

  • B.

    Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

  • C.

    Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong văn bản Hai loại khác biệt, ý nào không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

  • A.

    Mặc quần áo quái lạ

  • B.

    Để kiểu tóc kì quặc

  • C.

    Nhào lộn trong phòng ăn trưa

  • D.

    Tụ tập chơi nhạc cụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tụ tập chơi nhạc cụ không phải là chi tiết được nhắc tới.

Câu 2 :

Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?

  • A.

    Một phần

  • B.

    Hai phần

  • C.

    Ba phần

  • D.

    Bốn phần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm 3 phần

Câu 3 :

Bà Giong-mi Mun là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Bà Giong-mi Mun là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard .

Câu 4 :

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại những chi tiết kì ảo trong truyện và lựa chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo.

Câu 5 :

Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì chống trả?

  • A.

    Sơn Tinh dời núi, bốc đồi

  • B.

    Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời

  • C.

    Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh

  • D.

    Sơn Tinh bỏ chạy

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sơn Tinh: bóc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ

Câu 6 :

Hai loại khác biệt được trích từ đâu?

  • A.

    K hác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

  • B.

    Tạp chí sông Lam

  • C.

    Văn học và cuộc sống

  • D.

    Văn học trong nhà trường

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai loại khác biệt được trích từ K hác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

Câu 7 :

Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?

  • A.

    Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước

  • B.

    Trình bày từ khái quát đến cụ thể

  • C.

    Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

  • D.

    Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,...) với bài nói.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học là một việc không nên, sẽ khiến chúng ta trông mất tự tin khi thực hiện bài nói.

Câu 8 :

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Đáp án

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xem chi tiết nào không quan trọng thì lược bỏ.

Lời giải chi tiết :

Có thể lược bỏ chi tiết Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 9 :

Nội dung chính của đoạn văn sau?

Từ xưa, người Kẻ Chợ đã có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hội thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thế nào cũng nắng to; còn vào hội Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

( Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư)

Giới thiệu về lễ hội Gióng

Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ

Ý nghĩa của lễ hội Gióng

Đáp án

Giới thiệu về lễ hội Gióng

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích trên.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên giới thiệu sơ lược về lễ hội Gióng

Câu 10 :

Văn bản Hai loại khác biệt bàn về một quan điểm sống, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em tìm hiểu về đối tượng được nghị luận trong văn bản thông qua câu chuyện lớp học.

Lời giải chi tiết :

Văn bản Hai loại khác biệt nghị luận về một quan điểm sống: sự khác biệt trong cuộc sống.

Câu 11 :

Theo văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, loại hình chủ yếu của hát thờ là hát dân ca, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Loại hình chủ yếu của hát thờ là hát dân ca.

Câu 12 :

Thông tin dưới đây về Giong-mi Mun đúng hay sai?

Tiến sĩ Youngme Moon là Giáo sư Quản trị Kinh doanh Donald K. David tại Trường Oxford.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tiến sĩ Youngme Moon là Giáo sư Quản trị Kinh doanh Donald K. David tại Trường Kinh doanh Harvard

Câu 13 :

Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu?

  • A.

    Đọc sách, báo

  • B.

    Tìm hiểu các trang web

  • C.

    Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả các ý trên đều là cách hay để tìm kiếm thông tin tư liệu.

Câu 14 :

Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt: Văn bản sử dụng phương thức nghị luận.

Câu 15 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa! ?

  • A.

    Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

  • B.

    Lời văn giàu hình ảnh

  • C.

    Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

  • D.

    Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản:

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục.

Câu 16 :

Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?

  • A.

    Thứ tự của sự vật, hiện tượng

  • B.

    Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

  • C.

    Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 17 :

Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt?

  • A.

    Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn.

  • B.

    Nêu vấn đề bằng lời kể.

  • C.

    Không có gì đặc biệt.

  • D.

    Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc lại văn bản trong SGK

Lời giải chi tiết :

Văn bản mở đầu bằng lời kể, tạo nên sự độc đáo và thú vị.

Câu 18 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét xem chi tiết ấy thể hiện phẩm chất đáng quý nào.

Lời giải chi tiết :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 19 :

Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?

  • A.

    Thánh Gióng

  • B.

    Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • C.

    Chuyện cổ nước mình

  • D.

    Ai ơi mồng 9 tháng 4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các văn bản đã học

Lời giải chi tiết :

Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Câu 20 :

Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện không được nêu cảm nghĩ và ý kiến cá nhân mình, đúng hay sai?​

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện phải nêu cảm nghĩ và ý kiến cá nhân mình về sự kiện đó.

Câu 21 :

Trật tự của câu văn dưới đây nhấn mạnh ý nào?

Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên đi.

Những kỉ niệm thơ ấu

Tôi sẽ không quên

Đáp án

Những kỉ niệm thơ ấu

Tôi sẽ không quên

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ câu văn trên

Lời giải chi tiết :

Trật tự câu văn nhấn mạnh vế đầu (những kỉ niệm thơ ấu)

Câu 22 :

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

  • A.

    Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực

  • B.

    Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học

  • C.

    Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

  • D.

    Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý đây là truyện có màu sắc thần kì

Lời giải chi tiết :

Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

Câu 23 :

Việc trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

Giúp chúng ta học đều tất cả các môn học

Giúp chúng ta được bày tỏ, thể hiện quan điểm của mình

Giúp các bạn yêu quý chúng ta hơn

Đáp án

Giúp chúng ta được bày tỏ, thể hiện quan điểm của mình

Lời giải chi tiết :

Việc trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống giúp chúng ta được bày tỏ, thể hiện quan điểm của mình.

Câu 24 :

Đoạn trích dưới đây thuộc phần nào của văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 ?

Lễ hội Gióng không chỉ giúp người xem được chứng kiến các nghi thức với những thao tác thuần thục, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao mà còn là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế... Tất cả đều được gìn giữ như một tài sản vô giá lưu truyền mãi về sau.

( Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư)

Giới thiệu về lễ hội Gióng

Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ

Ý nghĩa của lễ hội Gióng

Đáp án

Ý nghĩa của lễ hội Gióng

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích trên.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên nằm ở phần cuối văn bản: nêu lên ý nghĩa của lễ hội Gióng.

Câu 25 :

Trong văn bản Xem người ta kìa! , khi bị so sánh với người khác, tác giả đã đưa ra ý kiến gì?

  • A.

    Mọi người đều giống nhau

  • B.

    Mỗi người đều chung nòi giống

  • C.

    Mỗi người đều khác nhau

  • D.

    Mỗi người đều có lòng tự trọng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác giả đưa ra ý kiến: Mỗi người đều khác nhau.

Câu 26 :

Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản?

Chỉ có J là ngoại lệ. Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi, tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó. Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. Bất kể vì lí do gì, J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa. Kết quả là vào cuối ngày hôm đó, tôi cảm giác rằng không một ai trong chúng tôi lại không nể phục cậu.

(Hai loại khác biệt – Giong-mi Mun)

Giới thiệu về một bài tập đặc biệt của giáo viên.

Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

Suy ngẫm của tác giả về sự khác biệt có ý nghĩa và khác biệt vô nghĩa.

Đáp án

Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích và nhớ lại bố cục văn bản

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên trích trong phần giữa văn bản kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

Câu 27 :

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hội trận nhằm mục đích mô tả cảnh tượng gì?

  • A.

    Cảnh thánh Gióng chào đời

  • B.

    Cảnh thánh Gióng lớn lên

  • C.

    Cảnh thánh Gióng đánh giặc

  • D.

    Cảnh thánh Gióng bay về trời

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hội trận nhằm mục đích mô tả cảnh thánh Gióng đánh giặc.

Câu 28 :

Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

  • A.

    Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

  • B.

    Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

  • C.

    Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

  • D.

    Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các sự kiện và xét xem sự kiện nào gắn với lịch sử.

Lời giải chi tiết :

Gióng là hình tượng đại diện cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Câu 29 :

Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

  • B.

    Giới thiệu về xuất thân của Thánh Gióng

  • C.

    Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Giới thiệu về triều đại Thánh Gióng ở.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Với phần mở đầu, em cần giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

Câu 30 :

Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

  • B.

    Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

  • C.

    Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Với phần kết thúc, em có thể nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 10
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5