Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 TN

Đề bài

Câu 1 :

Tả cảnh sinh hoạt là gì?

  • A.

    Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

  • B.

    Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh thiên nhiên, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

  • C.

    Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của con người, giúp người đọc hình dung rõ nét về con người được miêu tả.

  • D.

    Kể lại những trải nghiệm nào đó mà em đã trải qua

Câu 2 :

Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... có tác dụng gì ?

  • A.

    Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái

  • B.

    Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái

  • C.

    Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 3 :

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì ?

  • A.

    Sự khéo léo của dân làng

  • B.

    Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

  • C.

    Sự mê tín của người dân

  • D.

    Tình yêu của người dân đối với cuộc sống

Câu 4 :

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Việt Nam quê hương ta miêu tả vẻ đẹp của vùng nào trên đất nước ta ?

Thành thị

Nông thôn

Câu 5 :

Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Đất nước còn nhiều quân giặc mới

  • B.

    Đức Long Quân đòi lại gươm

  • C.

    Giặc Minh đã bị đánh đuổi

  • D.

    Giặc khác sang xâm lược

Câu 6 :

Tính từ nào đúng nhất khi nói về bức tranh thiên nhiên trong bài Việt Nam quê hương ta ?

  • A.

    Ồn ào, náo nhiệt

  • B.

    Tươi đẹp, yên bình

  • C.

    Đông vui, tấp nập

  • D.

    Rực rỡ, tốt tươi

Câu 7 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “ Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác ”?

  • A.

    Liệt kê

  • B.

    So sánh

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Điệp từ

Câu 8 :

Trong văn bản Thương nhớ bầy ong , từ “trại” trong câu văn Mấy lần ong trại nghĩa là gì?

  • A.

    Đàn ong hỗn loạn, mất trật tự

  • B.

    Đàn ong chết hết

  • C.

    Cả đàn ong bỏ đi làm tổ nơi khác

  • D.

    Một phần đàn ong bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa

Câu 9 :

Trong bài thơ Hoa bìm, thứ gì đã rụng trong một buổi trưa ?

  • A.

    Quả ổi

  • B.

    Tiếng chim

  • C.

    Hoa hồng

  • D.

    Hạt mưa

Câu 10 :

Trong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương , vẻ đẹp Long Thành hiện lên với bao nhiêu phố phường?

  • A.

    35

  • B.

    36

  • C.

    37

  • D.

    38

Câu 11 :

Theo em, việc thảo luận nhóm có cần thiết trong học tập hay không?

Không

Câu 12 :

Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?

  • A.

    Mặt mũi

  • B.

    Nhăn nhó

  • C.

    Bà già

  • D.

    Đau khổ

Câu 13 :

Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 14 :

Trong văn bản Lao xao , tác giả miêu tả cảnh sắc gì?

  • A.

    Thiên nhiên thành phố

  • B.

    Thiên nhiên làng quê

  • C.

    Cảnh làng chài ven biển

  • D.

    Cảnh lễ hội trên núi cao

Câu 15 :

Từ láy là gì?

  • A.

    Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

  • B.

    Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau

  • C.

    Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 16 :

Trong văn bản Một năm ở Tiểu học , bà hiện lên là người như thế nào?

  • A.

    Hiền từ

  • B.

    Nghiêm nghị

  • C.

    Đẹp lão

  • D.

    Đáng thương

Câu 17 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Câu 18 :

Cách gieo vần của một bài thơ lục bát như thế nào?

Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ tám của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ tám của dòng lục tiếp theo.

Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ tám của dòng lục tiếp theo.

Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

Câu 19 :

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

  • A.

    Chủ ngữ

  • B.

    Vị ngữ

  • C.

    Bổ ngữ

  • D.

    Trạng ngữ

Câu 20 :

Địa danh “Long Thành” được nhắc tới trong bài ca dao Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương chỉ tỉnh nào của đất nước ta ngày nay?

  • A.

    Đà Nẵng

  • B.

    Huế

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Ninh Bình

Câu 21 :

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân diễn ra bên dòng sông Hồng, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 22 :

Tại sao Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?

  • A.

    Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng

  • B.

    Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm

  • C.

    Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm

  • D.

    Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Câu 23 :

Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

  • A.

    Từ đơn và từ ghép

  • B.

    Từ đơn và từ láy

  • C.

    Từ đơn

  • D.

    Từ ghép và từ láy

Câu 24 :

Mục đích của thảo luận nhóm là:

  • A.

    Bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh.

  • B.

    Lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh.

  • C.

    Bày tỏ ý kiến của bản thân với mọi người xung quanh.

  • D.

    Ghi nhận ý kiến đóng góp của mọi người.

Câu 25 :

Chọn đáp án đúng nhất

Câu thơ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày thể hiện điều gì ?

Sự hòa hợp với thiên nhiên

Trân trọng, nâng niu

Thành kính, biết ơn

Câu 26 :

Yêu cầu về nội dung khi làm một bài thơ lục bát là gì?

  • A.

    Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị….về cuộc sống.

  • B.

    Thể hiện cá tính bản thân.

  • C.

    Thể hiện cái nhìn độc đáo

  • D.

    Thể hiện chân thực đời sống

Câu 27 :

Từ “sây” trong câu văn Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm nghĩa là gì?

  • A.

    Say

  • B.

    Đẹp

  • C.

    Thưa thớt

  • D.

    Đông đúc

Câu 28 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A.

    Vắt cổ chày ra nước

  • B.

    Chó ăn đá, gà ăn sỏi

  • C.

    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  • D.

    Lanh chanh như hành không muối

Câu 29 :

Sắp xếp các hoạt động vui chơi của nhân vật tôi theo trình tự xuất hiện trong văn bản Một năm ở Tiểu học .

Đến đêm (tầm 9-10h) nghe tiếng rao bánh giò mới về.

Tối thì cùng em trai rủ ra chơi ở cột đồng hồ.

Chơi chán lại ra bờ sông, bến tàu.

Thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế cùng bạn sau giờ học

Câu 30 :

Cha mẹ cậu Gióng là người như thế nào?

  • A.

    Là những nông dân chăm chỉ, phúc đức

  • B.

    Giàu có nhưng không có con

  • C.

    Hai người kết hôn muộn nên không có con

  • D.

    Hai người là những người trên thiên đình được phái xuống

Câu 31 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai?

  • A.

    Cô gái

  • B.

    Chàng trai

  • C.

    Đứa trẻ

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 32 :

Câu thơ “ Đừng lụi đi trầu ơi !” thể hiện nội dung gì?

  • A.

    Mong trầu sẽ sống mãi

  • B.

    Xin trầu để được hái

  • C.

    Phê phán người không biết nâng niu trầu

  • D.

    Tôn sùng trầu

Câu 33 :

Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

  • A.

    Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc

  • B.

    Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc

  • C.

    Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi

  • D.

    Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

Câu 34 :

Bức tranh trong bài thơ Hoa bìm có sự xuất hiện của những đối tượng nào ?

Xe cộ

Con người

Nhà cửa

Động vật

Thực vật

Câu 35 :

Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Ngôi trường em yêu

  • B.

    Cảnh chợ cá bên bờ biển

  • C.

    Ngày tết trung thu ở quê em

  • D.

    Cảnh thu hoạch lúa

Câu 36 :

Thanh điệu đúng của bài ca dao sau là:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    Dòng 6: T – T – T

    Dòng 8: T – T – B - B

  • B.

    Dòng 6: B – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • C.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • D.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B– B – T- T

Câu 37 :

Vần được gieo trong đoạn thơ sau:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    lâu

  • B.

    âu

  • C.

    mày

  • D.

    đi

Câu 38 :

Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Thương nhớ bầy ong?

  • A.

    Ong là loài vật hung dữ nhưng có ích, vì vậy hãy nuôi ong

  • B.

    Tuổi thơ có vô vàn cảm xúc tươi đẹp

  • C.

    Vạn vật trên đời đều có linh hồn và xứng đáng được trân trọng, nâng niu

  • D.

    Yêu nước là phẩm chất cao đẹp của mỗi con người

Câu 39 :

Em nhận được bài học gì từ văn bản Một năm ở Tiểu học?

  • A.

    Tuổi nhỏ nên tập trung tuyệt đối cho việc học để sau này trở thành người có ích

  • B.

    Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ

  • C.

    Tuổi nhỏ cần ưu tiên hoạt động vui chơi để đầu óc thoải mái hơn

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 40 :

Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Miêu tả ngôi nhà của em

  • B.

    Tả khu vườn buổi sớm

  • C.

    Cảnh sân trường giờ ra chơi

  • D.

    Cảm nghĩ về người thầy

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tả cảnh sinh hoạt là gì?

  • A.

    Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

  • B.

    Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh thiên nhiên, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

  • C.

    Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của con người, giúp người đọc hình dung rõ nét về con người được miêu tả.

  • D.

    Kể lại những trải nghiệm nào đó mà em đã trải qua

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

Câu 2 :

Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... có tác dụng gì ?

  • A.

    Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái

  • B.

    Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái

  • C.

    Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” có tác dụng thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái.

Câu 3 :

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì ?

  • A.

    Sự khéo léo của dân làng

  • B.

    Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

  • C.

    Sự mê tín của người dân

  • D.

    Tình yêu của người dân đối với cuộc sống

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần diễn biến hội thi, chú ý mục “Lễ dâng hương”.

Lời giải chi tiết :

Lễ dâng hương nhằm mục đích tưởng nhớ vị thánh hoàng làng có công cứu dân, độ quốc.

Câu 4 :

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Việt Nam quê hương ta miêu tả vẻ đẹp của vùng nào trên đất nước ta ?

Thành thị

Nông thôn

Đáp án

Nông thôn

Phương pháp giải :

Em xem các sự vật xuất hiện trong bài

Lời giải chi tiết :

Cảnh vật được miêu tả là bức tranh nông thôn.

Câu 5 :

Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Đất nước còn nhiều quân giặc mới

  • B.

    Đức Long Quân đòi lại gươm

  • C.

    Giặc Minh đã bị đánh đuổi

  • D.

    Giặc khác sang xâm lược

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh giặc Minh đã bị đánh đuổi

Câu 6 :

Tính từ nào đúng nhất khi nói về bức tranh thiên nhiên trong bài Việt Nam quê hương ta ?

  • A.

    Ồn ào, náo nhiệt

  • B.

    Tươi đẹp, yên bình

  • C.

    Đông vui, tấp nập

  • D.

    Rực rỡ, tốt tươi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bức tranh thiên nhiên trong bài hiện lên với sự tươi đẹp và yên bình

Câu 7 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “ Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác ”?

  • A.

    Liệt kê

  • B.

    So sánh

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Điệp từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Lời giải chi tiết :

Câu văn trên sử dụng phép so sánh.

Câu 8 :

Trong văn bản Thương nhớ bầy ong , từ “trại” trong câu văn Mấy lần ong trại nghĩa là gì?

  • A.

    Đàn ong hỗn loạn, mất trật tự

  • B.

    Đàn ong chết hết

  • C.

    Cả đàn ong bỏ đi làm tổ nơi khác

  • D.

    Một phần đàn ong bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mấy lần ong "trại": một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa.

Câu 9 :

Trong bài thơ Hoa bìm, thứ gì đã rụng trong một buổi trưa ?

  • A.

    Quả ổi

  • B.

    Tiếng chim

  • C.

    Hoa hồng

  • D.

    Hạt mưa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim ”: tiếng chim đã rụng trong buổi trưa.

Câu 10 :

Trong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương , vẻ đẹp Long Thành hiện lên với bao nhiêu phố phường?

  • A.

    35

  • B.

    36

  • C.

    37

  • D.

    38

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc lại những câu thơ đầu.

Lời giải chi tiết :

Vẻ đẹp Long Thành hiện lên với 36 phố phường.

Câu 11 :

Theo em, việc thảo luận nhóm có cần thiết trong học tập hay không?

Không

Đáp án

Không

Phương pháp giải :

Dựa vào thực tế việc học tập, em đưa ra đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Việc thảo luận nhóm rất quan trọng trong một số vấn đề cần thảo luận và cần ý kiến tối ưu cho nhóm hoặc tập thể nào đó.

Câu 12 :

Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?

  • A.

    Mặt mũi

  • B.

    Nhăn nhó

  • C.

    Bà già

  • D.

    Đau khổ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm các từ mà các tiếng của nó khi tách ra hoặc cả 2 từ không có nghĩa, hoặc một trong 2 từ có nghĩa

Lời giải chi tiết :

Từ “nhăn nhó” là từ láy, vì từ “nhăn” có nghĩa, còn từ “nhó” không có nghĩa.

Câu 13 :

Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 14 :

Trong văn bản Lao xao , tác giả miêu tả cảnh sắc gì?

  • A.

    Thiên nhiên thành phố

  • B.

    Thiên nhiên làng quê

  • C.

    Cảnh làng chài ven biển

  • D.

    Cảnh lễ hội trên núi cao

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác giả miêu tả cảnh sắc thiên nhiên làng quê

Câu 15 :

Từ láy là gì?

  • A.

    Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

  • B.

    Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau

  • C.

    Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần.

Câu 16 :

Trong văn bản Một năm ở Tiểu học , bà hiện lên là người như thế nào?

  • A.

    Hiền từ

  • B.

    Nghiêm nghị

  • C.

    Đẹp lão

  • D.

    Đáng thương

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bà hiền từ, không bao giờ mắng, cứ đến bữa cơm gọi về ăn.

Câu 17 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ đơn

Lời giải chi tiết :

Các từ đơn: Bàn, ghế, bút, áo

Câu 18 :

Cách gieo vần của một bài thơ lục bát như thế nào?

Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ tám của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ tám của dòng lục tiếp theo.

Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ tám của dòng lục tiếp theo.

Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

Đáp án

Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

Lời giải chi tiết :

Gieo vần: Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng hát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

Câu 19 :

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

  • A.

    Chủ ngữ

  • B.

    Vị ngữ

  • C.

    Bổ ngữ

  • D.

    Trạng ngữ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chia cấu trúc các thành phần câu

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ trong câu trên đóng vai trò vị ngữ

Câu 20 :

Địa danh “Long Thành” được nhắc tới trong bài ca dao Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương chỉ tỉnh nào của đất nước ta ngày nay?

  • A.

    Đà Nẵng

  • B.

    Huế

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Ninh Bình

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại chú thích trong SGK

Lời giải chi tiết :

Từ “Long Thành” vốn chỉ kinh thành Thăng Long, chính là Hà Nội của chúng ta ngày nay.

Câu 21 :

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân diễn ra bên dòng sông Hồng, đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại phần giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân.

Lời giải chi tiết :

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân diễn ra tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng bên dòng sông Đáy chứ không phải sông Hồng.

Câu 22 :

Tại sao Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?

  • A.

    Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng

  • B.

    Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm

  • C.

    Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm

  • D.

    Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy nghĩ kĩ tại sao phải để tình tiết gươm thần liên quan tới nhiều nơi

Lời giải chi tiết :

Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Câu 23 :

Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

  • A.

    Từ đơn và từ ghép

  • B.

    Từ đơn và từ láy

  • C.

    Từ đơn

  • D.

    Từ ghép và từ láy

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ phức từ có hai tiếng trở lên. Gồm từ láy và từ ghép

Câu 24 :

Mục đích của thảo luận nhóm là:

  • A.

    Bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh.

  • B.

    Lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh.

  • C.

    Bày tỏ ý kiến của bản thân với mọi người xung quanh.

  • D.

    Ghi nhận ý kiến đóng góp của mọi người.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Tham gia thảo luận nhóm là cách chúng ta bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh.

Câu 25 :

Chọn đáp án đúng nhất

Câu thơ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày thể hiện điều gì ?

Sự hòa hợp với thiên nhiên

Trân trọng, nâng niu

Thành kính, biết ơn

Đáp án

Sự hòa hợp với thiên nhiên

Lời giải chi tiết :

Câu thơ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, cả người và thiên nhiên đều công bằng và bình đẳng với nhau.

Câu 26 :

Yêu cầu về nội dung khi làm một bài thơ lục bát là gì?

  • A.

    Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị….về cuộc sống.

  • B.

    Thể hiện cá tính bản thân.

  • C.

    Thể hiện cái nhìn độc đáo

  • D.

    Thể hiện chân thực đời sống

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Về nội dung: Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị….về cuộc sống.

Câu 27 :

Từ “sây” trong câu văn Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm nghĩa là gì?

  • A.

    Say

  • B.

    Đẹp

  • C.

    Thưa thớt

  • D.

    Đông đúc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ “sây” trong câu văn Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm chỉ sự đông đúc.

Câu 28 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A.

    Vắt cổ chày ra nước

  • B.

    Chó ăn đá, gà ăn sỏi

  • C.

    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  • D.

    Lanh chanh như hành không muối

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét xem câu nào không phải thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Câu C là câu ca dao

Câu 29 :

Sắp xếp các hoạt động vui chơi của nhân vật tôi theo trình tự xuất hiện trong văn bản Một năm ở Tiểu học .

Đến đêm (tầm 9-10h) nghe tiếng rao bánh giò mới về.

Tối thì cùng em trai rủ ra chơi ở cột đồng hồ.

Chơi chán lại ra bờ sông, bến tàu.

Thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế cùng bạn sau giờ học

Đáp án

Thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế cùng bạn sau giờ học

Tối thì cùng em trai rủ ra chơi ở cột đồng hồ.

Chơi chán lại ra bờ sông, bến tàu.

Đến đêm (tầm 9-10h) nghe tiếng rao bánh giò mới về.

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng:

- Thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế cùng bạn sau giờ học.

- Tối thì cùng em trai rủ ra chơi ở cột đồng hồ.

- Chơi chán lại ra bờ sông, bến tàu.

- Đêm đêm nghe tiếng rao bánh giò mới về.

Câu 30 :

Cha mẹ cậu Gióng là người như thế nào?

  • A.

    Là những nông dân chăm chỉ, phúc đức

  • B.

    Giàu có nhưng không có con

  • C.

    Hai người kết hôn muộn nên không có con

  • D.

    Hai người là những người trên thiên đình được phái xuống

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cha mẹ cậu là những nông dân chăm chỉ, phúc đức

Câu 31 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai?

  • A.

    Cô gái

  • B.

    Chàng trai

  • C.

    Đứa trẻ

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác giả khẳng định bài thơ có thể là lời của cô gái hoặc chàng trai.

Câu 32 :

Câu thơ “ Đừng lụi đi trầu ơi !” thể hiện nội dung gì?

  • A.

    Mong trầu sẽ sống mãi

  • B.

    Xin trầu để được hái

  • C.

    Phê phán người không biết nâng niu trầu

  • D.

    Tôn sùng trầu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên thể hiện mong muốn trầu sẽ được sống mãi.

Câu 33 :

Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

  • A.

    Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc

  • B.

    Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc

  • C.

    Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi

  • D.

    Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Tinh thần đoàn kết dân tộc là gốc chiến thắng kẻ thù

Câu 34 :

Bức tranh trong bài thơ Hoa bìm có sự xuất hiện của những đối tượng nào ?

Xe cộ

Con người

Nhà cửa

Động vật

Thực vật

Đáp án

Con người

Động vật

Thực vật

Lời giải chi tiết :

Bức tranh trong bài thơ Hoa bìm có sự xuất hiện của:

- Động vật: con chuồn ớt, con chim, con nhện, cào cào, dế mèn, đom đóm, con cuốc.

- Thực vật: nhành gai, cây hồng, canh bèo, tàn sen, bờ lau.

- Con người: con mắt lá, cánh diều ai thả, bến nước - con thuyền.

Câu 35 :

Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Ngôi trường em yêu

  • B.

    Cảnh chợ cá bên bờ biển

  • C.

    Ngày tết trung thu ở quê em

  • D.

    Cảnh thu hoạch lúa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

- Đề tài phù hợp:

+ Cảnh chợ cá bên bờ biển

+ Ngày tết trung thu ở quê em

+ Cảnh thu hoạch lúa

Câu 36 :

Thanh điệu đúng của bài ca dao sau là:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    Dòng 6: T – T – T

    Dòng 8: T – T – B - B

  • B.

    Dòng 6: B – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • C.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • D.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B– B – T- T

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại thanh điệu

Lời giải chi tiết :

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

T – T - B

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

B – T – B - B

Câu 37 :

Vần được gieo trong đoạn thơ sau:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    lâu

  • B.

    âu

  • C.

    mày

  • D.

    đi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại tiếng cuối cùng của dòng lục và tiếng thứ sáu của dòng bát.

Lời giải chi tiết :

Bài ca dao trên gieo vần “âu”

Câu 38 :

Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Thương nhớ bầy ong?

  • A.

    Ong là loài vật hung dữ nhưng có ích, vì vậy hãy nuôi ong

  • B.

    Tuổi thơ có vô vàn cảm xúc tươi đẹp

  • C.

    Vạn vật trên đời đều có linh hồn và xứng đáng được trân trọng, nâng niu

  • D.

    Yêu nước là phẩm chất cao đẹp của mỗi con người

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ câu chuyện bầy ong và tình yêu của câu bé, văn bản khẳng định vạn vật trên đời đều có linh hồn và xứng đáng được trân trọng, nâng niu

Câu 39 :

Em nhận được bài học gì từ văn bản Một năm ở Tiểu học?

  • A.

    Tuổi nhỏ nên tập trung tuyệt đối cho việc học để sau này trở thành người có ích

  • B.

    Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ

  • C.

    Tuổi nhỏ cần ưu tiên hoạt động vui chơi để đầu óc thoải mái hơn

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ văn bản, suy nghĩ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.

Câu 40 :

Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Miêu tả ngôi nhà của em

  • B.

    Tả khu vườn buổi sớm

  • C.

    Cảnh sân trường giờ ra chơi

  • D.

    Cảm nghĩ về người thầy

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Đề tài phù hợp: Cảnh sân trường giờ ra chơi


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 11
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 12
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4