Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung sau đúng hay sai?

Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật “tôi” về những đõ ong mà nhân vật tôi đã được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ”

Đúng
Sai
Câu 2 :

Tác phẩm Thương nhớ bầy ong trích trong tập nào?

  • A.

    Hồi kí Song đôi

  • B.

    Đá vàng

  • C.

    Đợi chờ gió và trăng

  • D.

    Hoa đá trước heo may

Câu 3 :

Thông tin nào không được nhắc đến trong cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc?

  • A.

    Hình dáng của Bọ Dừa.

  • B.

    Sự đa dạng của họ cánh cứng.

  • C.

    Sự xuất hiện của Bọ Dừa.

  • D.

    Cuộc nói chuyện giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn.

Câu 4 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Ngày xưa, nhà ông tôi nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật. Say ngày ông tôi chết, cha và chú tôi còn nuôi một ít đõ, nhưng không “vượng” như xưa nữa.

Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm. Chiều lỡ buổi (khoảng 4 giờ chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ, và tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi. […] Ong đậu lại trên cây, chú tôi hay người khác lại trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc cho vào một đõ mới. Nhưng đôi khi ong trại buổi chiều lỡ buổi, vào lúc chú tôi phải ra đồng cày tra (cày ải).

( Thương nhớ bầy ong – Huy Cận)

Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi

Hướng dẫn nuôi ong hiệu quả

Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

Câu 5 :

Thể thơ của tác phẩm Đánh thức trầu là gì?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    6 chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Tự do

Câu 6 :

Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân bao gồm mấy phần?

  • A.

    Hai phần

  • B.

    Ba phần

  • C.

    Bốn phần

  • D.

    Năm phần

Câu 7 :

Truyện Non-bu và Heng-bu có mấy nhân vật chính?

  • A.

    Một

  • B.

    Hai

  • C.

    Ba

  • D.

    Bốn

Câu 8 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, em phải kể các sự việc theo trình tự diễn ra”

Đúng
Sai
Câu 9 :

Chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?

  • A.

    Gọi bạn là chú mày

  • B.

    Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình

  • C.

    Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ

  • D.

    Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Câu 10 :

Khi trình bày bài nói, em nên làm gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Chuẩn bị mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn

  • B.

    Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói

  • C.

    Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

  • D.

    Giữ thái độ cực nghiêm túc, tập trung để tránh quên bài hay mắc lỗi

Câu 11 :

Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 12 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

(Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

    Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Câu 13 :

Tìm cụm tính từ không có đầy đủ cấu trúc ba phần?

  • A.

    Vẫn còn khỏe mạnh lắm

  • B.

    Rất chăm chỉ làm việc

  • C.

    Còn trẻ khỏe

  • D.

    Đang vui như hội

Câu 14 :

Ai là nhân vật phản diện trong truyện Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Người anh trai

  • B.

    Người em trai

  • C.

    Con chim nhạn

  • D.

    Bố mẹ của hai anh em

Câu 15 :

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Câu 16 :

Khi đến xóm Bờ Giậu, Bọ Dừa trò chuyện với ai đầu tiên ?

  • A.

    Thằn Lằn

  • B.

    Cóc

  • C.

    Chuồn chuồn

  • D.

    Bọ Ngựa

Câu 17 :

Văn bản Lao xao có bố cục mấy đoạn?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Câu 18 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đánh thức trầu:

  • A.

    Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ

  • B.

    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi

  • C.

    Lí luận sắc bén

  • D.

    Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế

Câu 19 :

Trần Đăng Khoa quê ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Nam Định

  • C.

    Hải Dương

  • D.

    Quảng Bình

Câu 20 :

Đâu không phải công việc của cô Gió được nhắc đến trong bài?

  • A.

    Thổi bay cái diều nhỏ sặc sỡ.

  • B.

    Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ.

  • C.

    Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy.

  • D.

    Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây.

Câu 21 :

Trong văn bản Chuyện cổ nước mình , lý do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là gì ?

Chuyện cổ nhân hậu

Chuyện cổ giúp chúng ta khám phá ra nhiều vùng đất mới

Chuyện cổ dạy chúng ta tình thương yêu

Chuyện cổ khuyên chúng ta phải sống tiết kiệm

Chuyện cổ cho chúng ta bài học làm người

Câu 22 :

Thông qua hình tượng em bé trong truyện cổ Em bé thông minh , nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A.

    Yêu mến, tự hào về con người có trí tuệ

  • B.

    Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

  • C.

    Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

  • D.

    Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Câu 23 :

Tính từ là gì?

  • A.

    Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

  • B.

    Có thể trực tiếp làm vị ngữ

  • C.

    Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, sẽ, không, chưa, chẳng…

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 24 :

Văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai trong câu chuyện?

  • A.

    Hai bố con và hai chú cháu

  • B.

    Hai mẹ con và hai bố con

  • C.

    Hai người bạn và hai anh em

  • D.

    Hai bà cháu và hai chị em

Câu 25 :

Sự cố của cô Gió có nét tương đồng với câu chuyện của nhân vật nào?

  • A.

    Chị Hũ đựng đồ.

  • B.

    Cây ngô, cây lau trong bãi.

  • C.

    Bé Đào chăm sóc bà.

  • D.

    Ong vàng lạc đường.

Câu 26 :

Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A.

    Theo các nội dung mà chúng biểu thị

  • B.

    Theo vị trí của chúng trong câu

  • C.

    Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

  • D.

    Theo mục đích nói của câu

Câu 27 :

Nội dung sau về Trần Đăng Khoa đúng hay sai?

“Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sớm. Năm 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác được in trên báo”

Đúng
Sai
Câu 28 :

Tại sao cô út lại có được kết thúc có hậu bên Sọ Dừa?

  • A.

    Vì cô nhân hậu và biết nhìn nhận con người

  • B.

    Vì cô tranh đấu giành hạnh phúc cho mình

  • C.

    Vì cô sinh ra đã được may mắn hơn người khác

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 29 :

Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho kiểu người nào trong xã hội?

  • A.

    Kiểu người bị bóc lột

  • B.

    Kiểu người chịu nhiều bất hạnh

  • C.

    Kiểu người gặp nhiều may mắn

  • D.

    Kiểu người bị hắt hủi, coi thường

Câu 30 :

Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì ?

  • A.

    Yêu chuyện cổ

  • B.

    Biết ơn ông cha đời trước

  • C.

    Tự hào về quê hương, đất nước

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 31 :

Trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, câu văn “Những bông hoa chính là người đưa đường” cho ta hiểu điều gì ?

Thế giới chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình

Bông hoa là những vật đẹp đẽ nhất trên thế giới

Cuộc sống sẽ mất đi ý nghĩa nếu thiếu hoa

Câu 32 :

Cô Gió trong văn bản Cô gió mất tên đã hiện lên như thế nào?

  • A.

    Thích rong chơi

  • B.

    Hay làm phiền mọi người

  • C.

    Thích giúp đỡ mọi người

  • D.

    Rất bao dung với mọi người

Câu 33 :

Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Câu 34 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi kể chuyện cổ tích, các sự việc không cần trình bày theo trình tự thời gian”

Đúng
Sai
Câu 35 :

Khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, em chỉ được sử dụng phương thức tự sự. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 36 :

Biện pháp nào dưới đây được ví là một phép so sánh ngầm?

Ẩn dụ

Hoán dụ

Câu 37 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài trình bày cảnh sinh hoạt:

Luyện tập và trình bày

Tìm ý, lập dàn ý

Trao đổi, đánh giá

Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Câu 38 :

Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện em bé thông minh

  • A.

    Giúp truyện hấp dẫn hơn

  • B.

    Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được

  • C.

    Không tồn tại trong truyện

  • D.

    Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích

Câu 39 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Non-bu và Heng-bu theo đúng trình tự để kể:

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Câu 40 :

Trình bày về một cảnh sinh hoạt được hiểu là:

  • A.

    Dùng ngôn ngữ nói để trình bày lại cảnh sinh hoạt mà mình đã trình bày ở bài viết

  • B.

    Học thuộc lòng bài văn tả cảnh sinh hoạt.

  • C.

    Dùng ngôn ngữ hình thể để trình bày lại cảnh sinh hoạt.

  • D.

    Đọc lên bài viết về cảnh sinh hoạt mà mình đã viết

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung sau đúng hay sai?

Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật “tôi” về những đõ ong mà nhân vật tôi đã được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật “tôi” về những đõ ong mà nhân vật tôi đã được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa.

Câu 2 :

Tác phẩm Thương nhớ bầy ong trích trong tập nào?

  • A.

    Hồi kí Song đôi

  • B.

    Đá vàng

  • C.

    Đợi chờ gió và trăng

  • D.

    Hoa đá trước heo may

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trích tập 1 Hồi kí Song đôi.

Câu 3 :

Thông tin nào không được nhắc đến trong cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc?

  • A.

    Hình dáng của Bọ Dừa.

  • B.

    Sự đa dạng của họ cánh cứng.

  • C.

    Sự xuất hiện của Bọ Dừa.

  • D.

    Cuộc nói chuyện giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc nói chuyện giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn là thông tin không được nhắc đến trong cuộc trò chuyện giữa Cóc và Thằn Lằn.

Câu 4 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Ngày xưa, nhà ông tôi nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật. Say ngày ông tôi chết, cha và chú tôi còn nuôi một ít đõ, nhưng không “vượng” như xưa nữa.

Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm. Chiều lỡ buổi (khoảng 4 giờ chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ, và tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi. […] Ong đậu lại trên cây, chú tôi hay người khác lại trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc cho vào một đõ mới. Nhưng đôi khi ong trại buổi chiều lỡ buổi, vào lúc chú tôi phải ra đồng cày tra (cày ải).

( Thương nhớ bầy ong – Huy Cận)

Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi

Hướng dẫn nuôi ong hiệu quả

Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

Đáp án

Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi

Câu 5 :

Thể thơ của tác phẩm Đánh thức trầu là gì?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    6 chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Tự do

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: 5 chữ.

Câu 6 :

Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân bao gồm mấy phần?

  • A.

    Hai phần

  • B.

    Ba phần

  • C.

    Bốn phần

  • D.

    Năm phần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

Câu 7 :

Truyện Non-bu và Heng-bu có mấy nhân vật chính?

  • A.

    Một

  • B.

    Hai

  • C.

    Ba

  • D.

    Bốn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản trong SGK và xác định nhân vật chính.

Lời giải chi tiết :

Truyện Non-bu và Heng-bu có hai nhân vật chính là nhân vật người anh và người em.

Câu 8 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, em phải kể các sự việc theo trình tự diễn ra”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, em phải kể các sự việc theo trình tự diễn ra.

Câu 9 :

Chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?

  • A.

    Gọi bạn là chú mày

  • B.

    Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình

  • C.

    Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ

  • D.

    Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Dế Mèn thể hiện sự khinh thường bạn khi gọi bạn là chú mày

Câu 10 :

Khi trình bày bài nói, em nên làm gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Chuẩn bị mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn

  • B.

    Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói

  • C.

    Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

  • D.

    Giữ thái độ cực nghiêm túc, tập trung để tránh quên bài hay mắc lỗi

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi trình bày bài nói, em nên:

- Chuẩn bị mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn

- Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

Câu 11 :

Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý những câu chứa tính từ và xét xem có cụm tính từ tương ứng không.

Lời giải chi tiết :

Cụm tính từ: rất ưa nhìn, rất bướng

Câu 12 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

(Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

    Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu B là câu có trạng ngữ “mùa xuân”

Câu 13 :

Tìm cụm tính từ không có đầy đủ cấu trúc ba phần?

  • A.

    Vẫn còn khỏe mạnh lắm

  • B.

    Rất chăm chỉ làm việc

  • C.

    Còn trẻ khỏe

  • D.

    Đang vui như hội

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại cấu trúc 3 phần của cụm tính từ

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc của cụm tính từ "Còn trẻ khỏe" không có đủ cấu trúc ba phần, còn lại các cụm từ đã cho đều có đầy đủ cấu trúc 3 phần.

Câu 14 :

Ai là nhân vật phản diện trong truyện Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Người anh trai

  • B.

    Người em trai

  • C.

    Con chim nhạn

  • D.

    Bố mẹ của hai anh em

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại định nghĩa nhân vật phản diện.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật phản diện trong truyện này là người anh độc ác, tham lam.

Câu 15 :

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Đáp án

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Lời giải chi tiết :

- Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

- Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể

Câu 16 :

Khi đến xóm Bờ Giậu, Bọ Dừa trò chuyện với ai đầu tiên ?

  • A.

    Thằn Lằn

  • B.

    Cóc

  • C.

    Chuồn chuồn

  • D.

    Bọ Ngựa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi đến xóm Bờ Giậu, Bọ Dừa trò chuyện với thằn lằn đầu tiên

Câu 17 :

Văn bản Lao xao có bố cục mấy đoạn?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản có bố cục 2 đoạn

Câu 18 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đánh thức trầu:

  • A.

    Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ

  • B.

    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi

  • C.

    Lí luận sắc bén

  • D.

    Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa, câu hỏi tu từ, điệp từ,…

Câu 19 :

Trần Đăng Khoa quê ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Nam Định

  • C.

    Hải Dương

  • D.

    Quảng Bình

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quê hương: Hải Dương

Câu 20 :

Đâu không phải công việc của cô Gió được nhắc đến trong bài?

  • A.

    Thổi bay cái diều nhỏ sặc sỡ.

  • B.

    Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ.

  • C.

    Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy.

  • D.

    Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thổi bay cái diều nhỏ sặc sỡ là chi tiết không được nhắc tới trong bài.

Câu 21 :

Trong văn bản Chuyện cổ nước mình , lý do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là gì ?

Chuyện cổ nhân hậu

Chuyện cổ giúp chúng ta khám phá ra nhiều vùng đất mới

Chuyện cổ dạy chúng ta tình thương yêu

Chuyện cổ khuyên chúng ta phải sống tiết kiệm

Chuyện cổ cho chúng ta bài học làm người

Đáp án

Chuyện cổ nhân hậu

Chuyện cổ dạy chúng ta tình thương yêu

Chuyện cổ cho chúng ta bài học làm người

Phương pháp giải :

Em đọc lại đoạn đầu bài thơ và chọn lọc các ý.

Lời giải chi tiết :

Lý do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là: chuyện cổ nhân hậu, dạy chúng ta tình thương yêu và những bài học làm người sâu sắc.

Câu 22 :

Thông qua hình tượng em bé trong truyện cổ Em bé thông minh , nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A.

    Yêu mến, tự hào về con người có trí tuệ

  • B.

    Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

  • C.

    Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

  • D.

    Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thông qua hình tượng em bé, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm yêu mến, tự hào về con người có trí tuệ như em bé

Câu 23 :

Tính từ là gì?

  • A.

    Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

  • B.

    Có thể trực tiếp làm vị ngữ

  • C.

    Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, sẽ, không, chưa, chẳng…

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.

- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

Câu 24 :

Văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai trong câu chuyện?

  • A.

    Hai bố con và hai chú cháu

  • B.

    Hai mẹ con và hai bố con

  • C.

    Hai người bạn và hai anh em

  • D.

    Hai bà cháu và hai chị em

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của hai bố con và hai chú cháu

Câu 25 :

Sự cố của cô Gió có nét tương đồng với câu chuyện của nhân vật nào?

  • A.

    Chị Hũ đựng đồ.

  • B.

    Cây ngô, cây lau trong bãi.

  • C.

    Bé Đào chăm sóc bà.

  • D.

    Ong vàng lạc đường.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự cố của cô Gió có nét tương đồng với câu chuyện của Ong vàng lạc đường.

Câu 26 :

Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A.

    Theo các nội dung mà chúng biểu thị

  • B.

    Theo vị trí của chúng trong câu

  • C.

    Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

  • D.

    Theo mục đích nói của câu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các trạng ngữ

Lời giải chi tiết :

Có thể phân loại trạng ngữ theo các nội dung mà chúng biểu thị

Câu 27 :

Nội dung sau về Trần Đăng Khoa đúng hay sai?

“Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sớm. Năm 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác được in trên báo”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sớm. Năm 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác được in trên báo.

Câu 28 :

Tại sao cô út lại có được kết thúc có hậu bên Sọ Dừa?

  • A.

    Vì cô nhân hậu và biết nhìn nhận con người

  • B.

    Vì cô tranh đấu giành hạnh phúc cho mình

  • C.

    Vì cô sinh ra đã được may mắn hơn người khác

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung truyện, những tình tiết xoay quanh nhân vật cô út

Lời giải chi tiết :

út lại có được kết thúc có hậu bên Sọ Dừa vì cô nhân hậu và biết nhìn nhận tài năng, nhân phẩm của chàng Sọ Dừa.

Câu 29 :

Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho kiểu người nào trong xã hội?

  • A.

    Kiểu người bị bóc lột

  • B.

    Kiểu người chịu nhiều bất hạnh

  • C.

    Kiểu người gặp nhiều may mắn

  • D.

    Kiểu người bị hắt hủi, coi thường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại thân phận và cuộc đời nhân vật

Lời giải chi tiết :

Sọ Dừa đại diện cho kiểu người chịu nhiều bất hạnh

Câu 30 :

Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì ?

  • A.

    Yêu chuyện cổ

  • B.

    Biết ơn ông cha đời trước

  • C.

    Tự hào về quê hương, đất nước

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em nắm nội dung tư tưởng tác phẩm và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm đã thể hiện trực tiếp tình yêu của nhà thơ dành cho chuyện cổ, qua đó gián tiếp nói lên niềm tự hào và biết ơn của tác giả đối với cha ông, quê hương, đất nước.

Câu 31 :

Trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, câu văn “Những bông hoa chính là người đưa đường” cho ta hiểu điều gì ?

Thế giới chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình

Bông hoa là những vật đẹp đẽ nhất trên thế giới

Cuộc sống sẽ mất đi ý nghĩa nếu thiếu hoa

Đáp án

Thế giới chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình

Phương pháp giải :
Từ nội dung văn bản, suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết :

Câu văn trên cho thấy thế giới chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình

Câu 32 :

Cô Gió trong văn bản Cô gió mất tên đã hiện lên như thế nào?

  • A.

    Thích rong chơi

  • B.

    Hay làm phiền mọi người

  • C.

    Thích giúp đỡ mọi người

  • D.

    Rất bao dung với mọi người

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cô gió trong văn bản Cô Gió mất tên đã hiện lên là nhân vật tốt bụng, thích giúp đỡ mọi người.

Câu 33 :

Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hoán dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

Câu 34 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi kể chuyện cổ tích, các sự việc không cần trình bày theo trình tự thời gian”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại yêu cầu

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Khi kể chuyện cổ tích, các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian.

Câu 35 :

Khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, em chỉ được sử dụng phương thức tự sự. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Có thể kết hợp giữa kể và tả để bài viết sinh động, hấp dẫn hơn

Câu 36 :

Biện pháp nào dưới đây được ví là một phép so sánh ngầm?

Ẩn dụ

Hoán dụ

Đáp án

Ẩn dụ

Hoán dụ

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ được ví là phép so sánh ngầm.

Câu 37 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài trình bày cảnh sinh hoạt:

Luyện tập và trình bày

Tìm ý, lập dàn ý

Trao đổi, đánh giá

Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Đáp án

Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Tìm ý, lập dàn ý

Luyện tập và trình bày

Trao đổi, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

- Tìm ý, lập dàn ý

- Luyện tập và trình bày

- Trao đổi, đánh giá

Câu 38 :

Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện em bé thông minh

  • A.

    Giúp truyện hấp dẫn hơn

  • B.

    Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được

  • C.

    Không tồn tại trong truyện

  • D.

    Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ kĩ nội dung truyện

Lời giải chi tiết :

Truyện không xuất hiện yếu tố kì ảo

Câu 39 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Non-bu và Heng-bu theo đúng trình tự để kể:

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Đáp án

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Non-bu và Heng-bu

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

- Người anh cứu chim, được chim trả ơn

- Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

- Người anh tham lam bị trừng trị

- Người anh nhận ra lỗi lầm, được người em cưu mang

Câu 40 :

Trình bày về một cảnh sinh hoạt được hiểu là:

  • A.

    Dùng ngôn ngữ nói để trình bày lại cảnh sinh hoạt mà mình đã trình bày ở bài viết

  • B.

    Học thuộc lòng bài văn tả cảnh sinh hoạt.

  • C.

    Dùng ngôn ngữ hình thể để trình bày lại cảnh sinh hoạt.

  • D.

    Đọc lên bài viết về cảnh sinh hoạt mà mình đã viết

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trình bày một cảnh sinh hoạt là dùng ngôn ngữ nói để trình bày lại cảnh sinh hoạt mà mình đã trình bày ở bài viết.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 12
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5