Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Đề bài

Câu 1 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Lâm Thị Mỹ Dạ?

  • A.

    Trái tim sinh nở

  • B.

    Bài thơ không năm tháng

  • C.

    Danh ca của đất

  • D.

    Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân

Câu 2 :

Tác phẩm Trái tim sinh nở của Lâm Thị Mỹ Dạ thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Truyện

  • C.

  • D.

    Tùy bút

Câu 3 :

Bài trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát có mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 4 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng…” là phương thức nào?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Câu 5 :

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” có ý nghĩa gì?

  • A.

    Thể hiện khát vọng hòa bình

  • B.

    Thể hiện ước mơ đổi đời

  • C.

    Thể hiện ước mơ công bằng trong xã hội

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  • A.

    Đeo nhạc cho mèo

  • B.

    Đẽo cày giữa đường

  • C.

    Ếch ngồi đáy giếng

  • D.

    Thầy bói xem voi

Câu 7 :

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Câu 8 :

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì ?

  • A.

    Sự khéo léo của dân làng

  • B.

    Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

  • C.

    Sự mê tín của người dân

  • D.

    Tình yêu của người dân đối với cuộc sống

Câu 9 :

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 10 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 11 :

Con vật nào không xuất hiện trong bài thơ Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu?

  • A.

    Chuồn chuồn

  • B.

    Cào cào

  • C.

    Nhện

  • D.

    Bọ ngựa

Câu 12 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 13 :

Khi nghe trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, người nghe có thể trao đổi với người nói về những vấn đề gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Nêu những điểm hay trong cách trình bày và nội dung bài nói của người nói.

  • B.

    Nêu câu hỏi, nhận xét về những điều chưa hiểu rõ

  • C.

    Giải đáp thắc mắc cho người nói

  • D.

    Nêu quan điểm khác với người nói

Câu 14 :

Hiện tại, Nguyễn Đức Mậu đang sống ở đâu?

  • A.

    Hà Nam

  • B.

    Thành phố Hồ Chí Minh

  • C.

    Nam Định

  • D.

    Hà Nội

Câu 15 :

Tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết có ý nghĩa cao đẹp, thể hiện sự tưởng nhớ, tôn kính tổ tiên, tinh thần coi trọng nghề nông. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 16 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A.

    Vắt cổ chày ra nước

  • B.

    Chó ăn đá, gà ăn sỏi

  • C.

    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  • D.

    Lanh chanh như hành không muối

Câu 17 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu ca dao “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”?

Điệp từ

Nhân hóa

Liệt kê

Hoán dụ

So sánh

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)

  • A.

    Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa.

  • B.

    Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình

  • C.

    Những bài học từ truyện cổ

  • D.

    Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ

Câu 19 :

Sọ Dừa có sự ra đời kỳ lạ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 20 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Bài ca dao gây ấn tượng đặc biệt ngay từ những dòng thơ đầu. Những dòng thơ này khác dòng thơ bình thường, được kéo dài, tới 12 tiếng. Không những thế, hai dòng thơ lại dùng nhiều biện pháp tu từ như là phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông), điệp từ, điệp ngữ…

[..] Rằng: cánh đồng đã tươi đẹp đáng yêu, em còn tươi đẹp đáng yêu hơn nhiều lần! Ẩn sau tình cảm với cánh đồng quê hương là tình cảm đôi lứa – một cách bày tỏ tình cảm với người thương yêu thật kín đáo, tế nhị.

( Về bài ca dao “ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” – Bùi Mạnh Nhị)

Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ca dao

Giới thiệu bài ca dao

Phân tích cái hay của bài ca dao

Câu 21 :

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, thử thách lấy lửa trên cây chuối đòi hỏi điều gì từ người tham gia ?

  • A.

    Sự thông minh

  • B.

    Sự khéo léo

  • C.

    Sự khỏe mạnh

  • D.

    Sự chăm chỉ

Câu 22 :

Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên sân gạch. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

  • A.

    ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng – sầm sập

  • B.

    sầm sập - ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng

  • C.

    đồm độp - bùng bùng - ngai ngái - rào rào - sầm sập

  • D.

    rào rào - đồm độp - bùng bùng - sầm sập - ngai ngái

Câu 23 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Câu 24 :

Từ ''hợp tác xã'' là từ ghép gì?

  • A.

    Đẳng lập

  • B.

    Chính phụ

  • C.

    Vừa đẳng lập, vừa là chính phụ

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 25 :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Lê Thận vớt được lưỡi gươm

  • B.

    Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ

  • C.

    Lê Lợi có báu vật là gươm thần

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Câu 26 :

Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài thơ Hoa bìm của Nguyễn Đức Mậu?

  • A.

    Biểu cảm, tự sự

  • B.

    Tự sự, miêu tả

  • C.

    Miêu tả, nghị luận

  • D.

    Biểu cảm, miêu tả

Câu 27 :

Tác phẩm Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 28 :

Chọn các đáp án đúng

Truyện Non-bu và Heng-bu đã gửi gắm chúng ta bài học gì?

Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình.

Phải biết đề cao cảnh giác

Đề cao lòng nhân ái của con người.

Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành

Tất cả các phương án trên

Câu 29 :

Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?

  • A.

    Mặt mũi

  • B.

    Nhăn nhó

  • C.

    Bà già

  • D.

    Đau khổ

Câu 30 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 31 :

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Câu 32 :

Sông Bạch Đằng được nhắc đến trong bài cao dao số 2 nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Chiến thắng quân Nam Hán

  • B.

    Chiến thắng quân Minh

  • C.

    Chiến thắng quân Pháp

  • D.

    Chiến thắng quân Mỹ

Câu 33 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu thơ:

Rung rinh bờ giậu hoa bìm

Màu hoa (…) tôi tìm tuổi thơ

(Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu )

  • A.

    Trăng trắng

  • B.

    Tim tím

  • C.

    Đo đỏ

  • D.

    Hồng hồng

Câu 34 :

Ai là nhân vật phản diện trong truyện Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Người anh trai

  • B.

    Người em trai

  • C.

    Con chim nhạn

  • D.

    Bố mẹ của hai anh em

Câu 35 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng …”:

Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

Lí luận sắc bén

Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng

Câu 36 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Câu 37 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Hoa bìm tim tím đong đưa Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?

(Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu)

  • A.

    Tuổi thơ cơ cực của tác giả

  • B.

    Giới thiệu vẻ đẹp của giậu hoa bìm

  • C.

    Nỗi niềm của tác giả

  • D.

    Những sự vật và kỉ niệm gắn với hoa bìm

Câu 38 :

Trong các sự việc của văn bản Bánh chưng bánh giày , sự việc nào cần được đưa vào tóm tắt?

  • A.

    Lang Liêu mất mẹ sớm

  • B.

    Lang Liêu là người hiền lành

  • C.

    Lang Liêu được chọn lên nối ngôi vua

  • D.

    Vua Hùng khen bánh ngon

Câu 39 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Thánh Gióng theo đúng trình tự văn bản tóm tắt.

Thánh Gióng về trời

Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ

Thánh Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ công ơn đánh giặc cứu nước.

Câu 40 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Non-bu và Heng-bu theo đúng trình tự để kể:

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Lâm Thị Mỹ Dạ?

  • A.

    Trái tim sinh nở

  • B.

    Bài thơ không năm tháng

  • C.

    Danh ca của đất

  • D.

    Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại sự nghiệp văn học

Lời giải chi tiết :

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân – Phan Trọng Luận.

Câu 2 :

Tác phẩm Trái tim sinh nở của Lâm Thị Mỹ Dạ thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Truyện

  • C.

  • D.

    Tùy bút

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại sự nghiệp văn học

Lời giải chi tiết :

Trái tim sinh nở - Lâm Thị Mĩ Dạ thuộc thể loại thơ

Câu 3 :

Bài trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát có mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài trình bày gồm 3 phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc.

Câu 4 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng…” là phương thức nào?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 5 :

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” có ý nghĩa gì?

  • A.

    Thể hiện khát vọng hòa bình

  • B.

    Thể hiện ước mơ đổi đời

  • C.

    Thể hiện ước mơ công bằng trong xã hội

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung truyện

Lời giải chi tiết :

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thể hiện khát vọng hòa bình, đánh tan giặc ngoại xâm

Câu 6 :

Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  • A.

    Đeo nhạc cho mèo

  • B.

    Đẽo cày giữa đường

  • C.

    Ếch ngồi đáy giếng

  • D.

    Thầy bói xem voi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các truyện ngụ ngôn đã học ở lớp 6 và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Đeo nhạc cho mèo là đáp án chính xác

Câu 7 :

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Đáp án

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Lời giải chi tiết :

- Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

- Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể

Câu 8 :

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì ?

  • A.

    Sự khéo léo của dân làng

  • B.

    Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

  • C.

    Sự mê tín của người dân

  • D.

    Tình yêu của người dân đối với cuộc sống

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần diễn biến hội thi, chú ý mục “Lễ dâng hương”.

Lời giải chi tiết :

Lễ dâng hương nhằm mục đích tưởng nhớ vị thánh hoàng làng có công cứu dân, độ quốc.

Câu 9 :

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung truyền thuyết này.

Lời giải chi tiết :

Truyện Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.

Câu 10 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 11 :

Con vật nào không xuất hiện trong bài thơ Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu?

  • A.

    Chuồn chuồn

  • B.

    Cào cào

  • C.

    Nhện

  • D.

    Bọ ngựa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bọ ngựa là con vật không xuất hiện trong bài thơ Hoa bìm .

Câu 12 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ trên biểu thị nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 13 :

Khi nghe trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, người nghe có thể trao đổi với người nói về những vấn đề gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Nêu những điểm hay trong cách trình bày và nội dung bài nói của người nói.

  • B.

    Nêu câu hỏi, nhận xét về những điều chưa hiểu rõ

  • C.

    Giải đáp thắc mắc cho người nói

  • D.

    Nêu quan điểm khác với người nói

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong vai người nghe, em hãy nêu những điểm hay trong cách trình bày và nội dung bài nói của bạn; nêu câu hỏi, nhận xét về những vấn đề mà em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác với người nói.

Câu 14 :

Hiện tại, Nguyễn Đức Mậu đang sống ở đâu?

  • A.

    Hà Nam

  • B.

    Thành phố Hồ Chí Minh

  • C.

    Nam Định

  • D.

    Hà Nội

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiện tại, Nguyễn Đức Mậu đang sống cùng gia đình tại Hà Nội

Câu 15 :

Tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết có ý nghĩa cao đẹp, thể hiện sự tưởng nhớ, tôn kính tổ tiên, tinh thần coi trọng nghề nông. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Suy nghĩ về tục lệ này và đưa ra đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Tục thờ cúng tổ tiên, dâng bánh chưng, bánh giầy lên ban thờ mang ý nghĩa cao đẹp, thể hiện sự tưởng nhớ, hiếu kính với tổ tiên.

Câu 16 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A.

    Vắt cổ chày ra nước

  • B.

    Chó ăn đá, gà ăn sỏi

  • C.

    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  • D.

    Lanh chanh như hành không muối

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét xem câu nào không phải thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Câu C là câu ca dao

Câu 17 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu ca dao “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”?

Điệp từ

Nhân hóa

Liệt kê

Hoán dụ

So sánh

Đáp án

Điệp từ

Liệt kê

Phương pháp giải :

Em nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: điệp từ “sẵn” và phép liệt kê cá tôm, lúa trời thể hiện sự giàu có và phóng khoáng của sản vật nơi đây.

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)

  • A.

    Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa.

  • B.

    Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình

  • C.

    Những bài học từ truyện cổ

  • D.

    Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ.

Câu 19 :

Sọ Dừa có sự ra đời kỳ lạ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Sọ Dừa có sự ra đời kỳ lạ, không giống người bình thường.

Câu 20 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Bài ca dao gây ấn tượng đặc biệt ngay từ những dòng thơ đầu. Những dòng thơ này khác dòng thơ bình thường, được kéo dài, tới 12 tiếng. Không những thế, hai dòng thơ lại dùng nhiều biện pháp tu từ như là phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông), điệp từ, điệp ngữ…

[..] Rằng: cánh đồng đã tươi đẹp đáng yêu, em còn tươi đẹp đáng yêu hơn nhiều lần! Ẩn sau tình cảm với cánh đồng quê hương là tình cảm đôi lứa – một cách bày tỏ tình cảm với người thương yêu thật kín đáo, tế nhị.

( Về bài ca dao “ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” – Bùi Mạnh Nhị)

Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ca dao

Giới thiệu bài ca dao

Phân tích cái hay của bài ca dao

Đáp án

Phân tích cái hay của bài ca dao

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Phân tích cái hay của bài ca dao

Câu 21 :

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, thử thách lấy lửa trên cây chuối đòi hỏi điều gì từ người tham gia ?

  • A.

    Sự thông minh

  • B.

    Sự khéo léo

  • C.

    Sự khỏe mạnh

  • D.

    Sự chăm chỉ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần diễn biến hội thi, chú ý mục “Lấy lửa”.

Lời giải chi tiết :

Việc trèo lên cây chuối đã bôi mỡ là việc khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người chơi.

Câu 22 :

Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên sân gạch. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

  • A.

    ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng – sầm sập

  • B.

    sầm sập - ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng

  • C.

    đồm độp - bùng bùng - ngai ngái - rào rào - sầm sập

  • D.

    rào rào - đồm độp - bùng bùng - sầm sập - ngai ngái

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và xét thứ tự để chọn cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái , cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phiến nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.

Câu 23 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn trên

Lời giải chi tiết :

Khi ấy chính là trạng ngữ của câu.

Câu 24 :

Từ ''hợp tác xã'' là từ ghép gì?

  • A.

    Đẳng lập

  • B.

    Chính phụ

  • C.

    Vừa đẳng lập, vừa là chính phụ

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại lý thuyết từ ghép và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Từ '' hợp tác xã'' là từ ghép đẳng lập

Câu 25 :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Lê Thận vớt được lưỡi gươm

  • B.

    Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ

  • C.

    Lê Lợi có báu vật là gươm thần

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện kháng chiến chống quân Minh

Câu 26 :

Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài thơ Hoa bìm của Nguyễn Đức Mậu?

  • A.

    Biểu cảm, tự sự

  • B.

    Tự sự, miêu tả

  • C.

    Miêu tả, nghị luận

  • D.

    Biểu cảm, miêu tả

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả

Câu 27 :

Tác phẩm Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Chuyện cổ nước mình.

Lời giải chi tiết :

Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ.

Câu 28 :

Chọn các đáp án đúng

Truyện Non-bu và Heng-bu đã gửi gắm chúng ta bài học gì?

Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình.

Phải biết đề cao cảnh giác

Đề cao lòng nhân ái của con người.

Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành

Tất cả các phương án trên

Đáp án

Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình.

Đề cao lòng nhân ái của con người.

Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành

Phương pháp giải :

Em nắm nội dung tư tưởng tác phẩm và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Truyện không đề cập đến việc đề cao cảnh giác, vì vậy B và E là đáp án không đúng.

Câu 29 :

Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?

  • A.

    Mặt mũi

  • B.

    Nhăn nhó

  • C.

    Bà già

  • D.

    Đau khổ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm các từ mà các tiếng của nó khi tách ra hoặc cả 2 từ không có nghĩa, hoặc một trong 2 từ có nghĩa

Lời giải chi tiết :

Từ “nhăn nhó” là từ láy, vì từ “nhăn” có nghĩa, còn từ “nhó” không có nghĩa.

Câu 30 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét xem chi tiết ấy thể hiện phẩm chất đáng quý nào.

Lời giải chi tiết :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 31 :

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Đáp án

Số tiếng có trong từ

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên số tiếng có trong từ.

Câu 32 :

Sông Bạch Đằng được nhắc đến trong bài cao dao số 2 nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Chiến thắng quân Nam Hán

  • B.

    Chiến thắng quân Minh

  • C.

    Chiến thắng quân Pháp

  • D.

    Chiến thắng quân Mỹ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các em nhớ lại kiến thức lịch sử

Lời giải chi tiết :

Sông Bạch Đằng được nhắc đến trong bài cao dao số 2 nhắc đến sự kiện lịch sử chiến thắng quân Nam Hán.

Câu 33 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu thơ:

Rung rinh bờ giậu hoa bìm

Màu hoa (…) tôi tìm tuổi thơ

(Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu )

  • A.

    Trăng trắng

  • B.

    Tim tím

  • C.

    Đo đỏ

  • D.

    Hồng hồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại câu thơ đầu trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Rung rinh bờ giậu hoa bìm

Màu hoa tim tím tôi tìm tuổi thơ

Câu 34 :

Ai là nhân vật phản diện trong truyện Non-bu và Heng-bu ?

  • A.

    Người anh trai

  • B.

    Người em trai

  • C.

    Con chim nhạn

  • D.

    Bố mẹ của hai anh em

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại định nghĩa nhân vật phản diện.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật phản diện trong truyện này là người anh độc ác, tham lam.

Câu 35 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng …”:

Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

Lí luận sắc bén

Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng

Đáp án

Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

Văn bản nghị luận lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

Câu 36 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Đáp án

Học sinh

Trường học

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ phức

Lời giải chi tiết :

“Học sinh” và “trường học” là từ phức.

Câu 37 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Hoa bìm tim tím đong đưa Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?

(Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu)

  • A.

    Tuổi thơ cơ cực của tác giả

  • B.

    Giới thiệu vẻ đẹp của giậu hoa bìm

  • C.

    Nỗi niềm của tác giả

  • D.

    Những sự vật và kỉ niệm gắn với hoa bìm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Nỗi niềm của tác giả.

Câu 38 :

Trong các sự việc của văn bản Bánh chưng bánh giày , sự việc nào cần được đưa vào tóm tắt?

  • A.

    Lang Liêu mất mẹ sớm

  • B.

    Lang Liêu là người hiền lành

  • C.

    Lang Liêu được chọn lên nối ngôi vua

  • D.

    Vua Hùng khen bánh ngon

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Bánh chưng bánh giày.

Lời giải chi tiết :

Sự việc chính: Lang Liêu được chọn lên nối ngôi vua.

Câu 39 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Thánh Gióng theo đúng trình tự văn bản tóm tắt.

Thánh Gióng về trời

Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ

Thánh Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ công ơn đánh giặc cứu nước.

Đáp án

Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ

Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

Thánh Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

Thánh Gióng về trời

Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ công ơn đánh giặc cứu nước.

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Thánh Gióng .

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ

- Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

- Thánh Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

- Thánh Gióng về trời

- Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ công ơn đánh giặc cứu nước

Câu 40 :

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Non-bu và Heng-bu theo đúng trình tự để kể:

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Đáp án

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Non-bu và Heng-bu

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

- Người anh cứu chim, được chim trả ơn

- Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

- Người anh tham lam bị trừng trị

- Người anh nhận ra lỗi lầm, được người em cưu mang


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 TN
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8