Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 — Không quảng cáo

Đề thi văn 7, đề kiểm tra văn 7 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 1 Văn 7 - Kết nối tri thức


Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 12

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGÀY TẾT: NÉM CÒN

Ném còn là trò chơi dân gian phổ biến của đồng bào các dân tộc miền núi ở nhiều nơi. Đây là trò chơi thường được tổ chức vào những ngày lễ, tết, hội khi mùa màng gặt hái đã xong. Trò chơi mang ý nghĩa tốt đẹp mong ước mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Để tổ chức được trò chơi ném còn, người ta phải chuẩn bị quả còn và cây còn. Nơi tổ chức trò ném còn thường là bãi đất rộng, thuận tiện cho người chơi và người xem.

Quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy, quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Ngay từ trước lễ hội ném còn, các cô gái khéo tay đã khâu những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở vì thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Thường, quả còn chỉ có khoảng 4 đến 8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn 12 múi có 12 màu. Họ đính thêm vào quả còn các tua vải nhiều màu sắc để trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này được coi là biểu

trưng cho những tia nắng, tia mưa nhằm cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Cây còn được làm từ thân cây mai (một loại tre) có chiều cao khoảng 20m đến 30 m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung, một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng) làm hồng tâm để người chơi tung còn vào vòng tròn đó.

Nhiều dân tộc như Thái, Mường, Tày, Nùng có luật chơi ném còn giống nhau. Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi bay lên trời, quả còn rơi xuống thì người đón quả còn là đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế, người ném cố tung cao để quả còn vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón cho khéo để quả còn không rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt. Quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, quả còn lượn quanh như một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no. Khi quả còn bị rơi thì thay người không đỡ được.

Với người Thái, trò chơi ném còn đưa tới thông điệp mong muốn âm, dương hòa hợp, cầu mong con cái trong nhà đông đúc. Họ thường hướng quả còn về đầu nguồn sông hay suối. Với người Tày, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng bội thu. Trước khi khép hội, thầy mo sẽ rạch quả còn thiêng (đã được ban phép) lấy hạt bên trong, tung lên để mọi người cùng hứng lấy vận may. Họ tin hạt giống này sẽ mang lại mùa màng tốt tươi và may mắn. Còn với người Mường, hội ném còn là dịp để nam nữ gặp nhau, tìm hiểu, se duyên.

(nguồn: theo wikipedia tiếng Việt)

Câu 1. Vì sao bài “ Trò chơi ném còn” được xếp vào loại văn bản thông tin giới thiệu qui tắc hoặc luật lệ trò chơi?

A. Bài bàn luận về cách tổ chức và ý nghĩa của trò chơi ném còn.

B. Bài giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa của trò chơi ném còn.

C. Bài nêu những qui định mà người chơi trò ném còn phải thực hiện.

D. Các thông tin trong bài được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 2. Nội dung nào không có trong sapo của bài “Trò chơi ném còn”?

A. Ném còn là trò chơi dân gian ở vùng núi phía Bắc.

B. Trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của bà con vùng cao.

C. Tổ chức vào dịp lễ tết, sau khi mùa màng đã xong.

D. Trò chơi thể hiện mong ước tốt đẹp về cuộc sống.

Câu 3. Trình tự sắp xếp thông tin trong bài “ Trò chơi ném còn”?

A. Sapo; giới thiệu quả còn; cây còn; chuẩn bị; luật chơi; ý nghĩa trò chơi.

B. Sapo;chuẩn bị; luật chơi; giới thiệu quả còn; cây còn; ý nghĩa trò chơi.

C. Sapo;chuẩn bị; giới thiệu quả còn; cây còn; luật chơi; ý nghĩa trò chơi.

D. Sapo; luật chơi; chuẩn bị; giới thiệu quả còn; cây còn; ý nghĩa trò chơi.

Câu 4. Thông tin chính của văn bản “Trò chơi ném còn” là gì?

A. Giới thiệu về quả còn trong trò chơi.

B. Giới thiệu cách thức chơi ném còn

C. Giới thiệu về cây còn trong trò chơi.

D. Giới thiệu về ý nghĩa của trò chơi.

Câu 5. Dòng nào nêu đủ những dân tộc có trò chơi ném còn?

A. Các dân tộc sống ở miền núi phía Bắc.

B. Các dân tộc sống ở miền núi Tây Nguyên.

C. Các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường.

D. Các dân tộc miền núi sống ở nhiều nơi.

Câu 6. Dòng nào ghi chính xác thông tin về quả còn?

A. Có 4 đến 8 hay 12 múi; may bằng vải mầu sặc sỡ; đính tua vải nhiều màu sắc; trong ruột nhồi các loại hạt; Sau hội, ai bắt được quả còn thày cúng tung thì sẽ may mắn.

B. Có 4 đến 8 hay 12 múi; may bằng vải mầu sặc sỡ; đính tua vải nhiều màu sắc; trong ruột nhồi các loại hạt; Trước khi chơi, quả còn được đặt lên mâm lễ.

C. Có 4 đến 8 hay 12 múi có 12 màu; may bằng vải mầu đỏ, đen, xanh, trắng; đính tua vải nhiều màu sắc; trong ruột nhồi các loại hạt. Trước khi chơi, quả còn được đặt lên mâm lễ.

D. Có 4 đến 8 hay 12 múi; may bằng vải mầu sặc sỡ; đính tua vải nhiều màu sắc; trong ruột nhồi các loại hạt; sau hội thì thày cúng rạch quả còn và tung cho mọi người bắt lấy may.

Câu 7. Ý nghĩa chính về tác dụng các tua của quả còn?

A. Giúp định hướng quả còn khi bay.

B. Giúp quả còn đẹp, hấp dẫn

C. Biểu tượng tia nắng, tia mưa.

D. Thể hiện sự khéo tay của người làm.

Câu 8. Đặc điểm nào không có ở cây còn?

A. Làm bằng cây mai cao từ 20m đến 30m

B. Trên cây dán những băng giấy mầu sặc sỡ.

C. Ngọn cây uốn thành vòng tròn để ném quả còn qua.

D. Vòng tròn một mặt dán giấy vàng, một mặt dán giấy đỏ.

Câu 9. Hãy miêu tả bức ảnh trò chơi ném còn trong văn bản. (Trả lời trong khoảng 6 dòng)

Câu 10. Trình bày suy nghĩ của em về trò chơi ném còn. (Trả lời trong khoảng 6 dòng)

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Quan sát hai bức tranh sau và thực hiện yêu cầu nêu trong câu a, b

a. Đặt tên cho từng bức tranh. Hai bức tranh liên quan với bài “Trò chơi ném còn” về chủ đề như thế nào? Từ đó, theo em, vấn đề gì trong cuộc sống được đặt ra (1đ)

b. Hãy viết bài văn khoảng 1,5 trang giới thiệu một trò chơi dân gian mà em biết (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

C

B

D

C

C

B

Câu 1. Vì sao bài “ Trò chơi ném còn” được xếp vào loại văn bản thông tin giới thiệu qui tắc hoặc luật lệ trò chơi?

A. Bài bàn luận về cách tổ chức và ý nghĩa của trò chơi ném còn.

B. Bài giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa của trò chơi ném còn.

C. Bài nêu những qui định mà người chơi trò ném còn phải thực hiện.

D. Các thông tin trong bài được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và các đáp án

Lời giải chi tiết:

Bài “ Trò chơi ném còn” được xếp vào loại văn bản thông tin giới thiệu qui tắc hoặc luật lệ trò chơi vì: Bài nêu những qui định mà người chơi trò ném còn phải thực hiện

→ Đáp án C

Câu 2. Nội dung nào không có trong sapo của bài “Trò chơi ném còn”?

A. Ném còn là trò chơi dân gian ở vùng núi phía Bắc.

B. Trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của bà con vùng cao.

C. Tổ chức vào dịp lễ tết, sau khi mùa màng đã xong.

D. Trò chơi thể hiện mong ước tốt đẹp về cuộc sống.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần sapo

Lời giải chi tiết:

Nội dung không có trong sapo của bài “Trò chơi ném còn”: Trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của bà con vùng cao

Đáp án B

Câu 3. Trình tự sắp xếp thông tin trong bài “ Trò chơi ném còn”?

A. Sapo; giới thiệu quả còn; cây còn; chuẩn bị; luật chơi; ý nghĩa trò chơi.

B. Sapo;chuẩn bị; luật chơi; giới thiệu quả còn; cây còn; ý nghĩa trò chơi.

C. Sapo;chuẩn bị; giới thiệu quả còn; cây còn; luật chơi; ý nghĩa trò chơi.

D. Sapo; luật chơi; chuẩn bị; giới thiệu quả còn; cây còn; ý nghĩa trò chơi.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Trình tự sắp xếp thông tin trong bài “ Trò chơi ném còn”: Sapo; chuẩn bị; giới thiệu quả còn; cây còn; luật chơi; ý nghĩa trò chơi

→ Đáp án C

Câu 4. Thông tin chính của văn bản “Trò chơi ném còn” là gì?

A. Giới thiệu về quả còn trong trò chơi.

B. Giới thiệu cách thức chơi ném còn

C. Giới thiệu về cây còn trong trò chơi.

D. Giới thiệu về ý nghĩa của trò chơi.

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết

Thông tin chính của văn bản “Trò chơi ném còn” là: Giới thiệu cách thức chơi ném còn

→ Đáp án B

Câu 5. Dòng nào nêu đủ những dân tộc có trò chơi ném còn?

A. Các dân tộc sống ở miền núi phía Bắc.

B. Các dân tộc sống ở miền núi Tây Nguyên.

C. Các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường.

D. Các dân tộc miền núi sống ở nhiều nơi.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Những dân tộc có trò chơi ném còn: Các dân tộc miền núi sống ở nhiều nơi

→ Đáp án D

Câu 6. Dòng nào ghi chính xác thông tin về quả còn?

A. Có 4 đến 8 hay 12 múi; may bằng vải mầu sặc sỡ; đính tua vải nhiều màu sắc; trong ruột nhồi các loại hạt; Sau hội, ai bắt được quả còn thày cúng tung thì sẽ may mắn.

B. Có 4 đến 8 hay 12 múi; may bằng vải mầu sặc sỡ; đính tua vải nhiều màu sắc; trong ruột nhồi các loại hạt; Trước khi chơi, quả còn được đặt lên mâm lễ.

C. Có 4 đến 8 hay 12 múi có 12 màu; may bằng vải mầu đỏ, đen, xanh, trắng; đính tua vải nhiều màu sắc; trong ruột nhồi các loại hạt. Trước khi chơi, quả còn được đặt lên mâm lễ.

D. Có 4 đến 8 hay 12 múi; may bằng vải mầu sặc sỡ; đính tua vải nhiều màu sắc; trong ruột nhồi các loại hạt; sau hội thì thày cúng rạch quả còn và tung cho mọi người bắt lấy may.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Thông tin về quả còn: Có 4 đến 8 hay 12 múi có 12 màu; may bằng vải mầu đỏ, đen, xanh, trắng; đính tua vải nhiều màu sắc; trong ruột nhồi các loại hạt. Trước khi chơi, quả còn được đặt lên mâm lễ

Đáp án C

Câu 7. Ý nghĩa chính về tác dụng các tua của quả còn?

A. Giúp định hướng quả còn khi bay.

B. Giúp quả còn đẹp, hấp dẫn

C. Biểu tượng tia nắng, tia mưa.

D. Thể hiện sự khéo tay của người làm.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Tác dụng các tua của quả còn: Biểu tượng tia nắng, tia mưa

→ Đáp án C

Câu 8. Đặc điểm nào không có ở cây còn?

A. Làm bằng cây mai cao từ 20m đến 30m

B. Trên cây dán những băng giấy mầu sặc sỡ.

C. Ngọn cây uốn thành vòng tròn để ném quả còn qua.

D. Vòng tròn một mặt dán giấy vàng, một mặt dán giấy đỏ.

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết

Đặc điểm không có ở cây còn: Trên cây dán những băng giấy mầu sặc sỡ

→ Đáp án B

Câu 9. Hãy miêu tả bức ảnh trò chơi ném còn trong văn bản. (Trả lời trong khoảng 6 dòng)

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ bức ảnh và đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

HS tự thực hiện

Câu 10. Trình bày suy nghĩ của em về trò chơi ném còn. (Trả lời trong khoảng 6 dòng)

Phương pháp giải:

HS nêu cảm nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

HS tự thực hiện

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Quan sát hai bức tranh sau và thực hiện yêu cầu nêu trong câu a, b

a. Đặt tên cho từng bức tranh. Hai bức tranh liên quan với bài “Trò chơi ném còn” về chủ đề như thế nào? Từ đó, theo em, vấn đề gì trong cuộc sống được đặt ra (1đ)

b. Hãy viết bài văn khoảng 1,5 trang giới thiệu một trò chơi dân gian mà em biết (3đ)

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ 2 bức tranh

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học để viết bài văn

Lời giải chi tiết:

a.

Để đặt tên cho từng bức tranh, em cần quan sát kĩ và nhận ra hình ảnh

trung tâm của bức tranh rồi dựa vào đó mà gọi tên, mô tả sơ lược về hình

ảnh chính của bức tranh đó.

- Hai bức tranh và bài viết có liên quan về chủ đề khi cùng đề tài và ý nghĩa.

- Để tìm được vấn đề đặt ra từ hai bức tranh và bài viết, em nên chú ý đến

ý nghĩa của các tư liệu trên. Vấn đề ấy thường là ca ngợi hay phê phán hoặc

phương hướng giải quyết...

b. Viết bài văn

1. Trước khi viết

- Em hãy nhớ lại một trò chơi mà mình thích và đã tham gia.

- Nhớ lại yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản thông tin giới thiệu

qui tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động.

- Tìm ảnh hoặc tranh vẽ trò chơi đó

2. Trong khi viết:

- Thực hiện đúng các yêu cầu về bố cục và hình thức của bài văn.

- Bài viết có thể theo bố cục như sau:

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

Giới thiệu trò chơi: xuất xứ, đặc điểm, đặc điểm,…

Thân bài

2,5

Có các nội dung sau, mỗi nội dung viết thành 1 đoạn văn:

- Chuẩn bị

- Cách thức, qui định của trò chơi

- Ý nghĩa của trò chơi

Kết bài

0,5

Cảm xúc của em khi chơi và tương lai của trò chơi

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại : thuyết minh về một trò chơi

- Nội dung chính xác, diễn đạt mạch lạc

c. Sau khi viết: Đọc và đối chiếu yêu cầu rồi sửa bài


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 9
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 10
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 11
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 12
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 13
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 14
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 15
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 2