Đề thi học kì 2 Địa lí 11 - Đề số 1
Đề bài
Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là
-
A.
Chì và khí tự nhiên.
-
B.
Kim cương và than đá.
-
C.
Than đá và Magie.
-
D.
Than đá, dầu mỏ, quặng sắt, khí tự nhiên
Tác động nào không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế- xã hội Nhật Bản?
-
A.
Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội.
-
B.
Nguồn lao động bổ sung dồi dào.
-
C.
Tuổi thọ trung bình của dân số tăng.
-
D.
Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm.
Địa hình của Đông Nam Á lục địa bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng nào?
-
A.
Bắc – Nam hoặc Tây Bắc – Đông Nam.
-
B.
Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
-
C.
Bắc – Nam và Tây – Đông.
-
D.
Bắc – Nam và vòng cung.
Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là:
-
A.
Nông nghiệp
-
B.
Ngư nghiệp
-
C.
Tiểu thủ công nghiệp
-
D.
Công nghiệp
Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
-
A.
Xích đạo.
-
B.
Cận nhiệt đới.
-
C.
Ôn đới.
-
D.
Nhiệt đới gió mùa.
Liên minh châu Âu – EU là
-
A.
Là liên kết kinh tế khu vực nhỏ nhất trên thế giới
-
B.
Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng
-
C.
Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
-
D.
Là một trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới.
Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?
-
A.
Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.
-
B.
Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
-
C.
Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.
-
D.
Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.
Thiên tai thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản là
-
A.
bão
-
B.
động đất
-
C.
hạn hán
-
D.
ngập lụt
Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi
-
A.
quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.
-
B.
từ sản xuất hàng chất lượng cao sang hàng chất lượng kém.
-
C.
nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
-
D.
từ sản xuất hàng chất lượng kém sang hàng chất lượng cao.
Các vật nuôi chính của Nhật Bản (như bò, lợn, gà) được nuôi theo hình thức chủ yếu nào?
-
A.
Du mục.
-
B.
Quảng canh.
-
C.
Hộ gia đình.
-
D.
Trang trại.
Công nghiệp là ngành đóng vai trò
-
A.
quan trọng của nền kinh tế Liên Bang Nga.
-
B.
xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga.
-
C.
quyết định của nền kinh tế Liên Bang Nga.
-
D.
không thể thiếu của nền kinh tế Liên Bang Nga.
Công nghiệp ở các nước Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây?
-
A.
Liên doanh, liên kết với nước ngoài.
-
B.
Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ.
-
C.
Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
-
D.
Đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao.
Nhận định nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Hoa Kì?
-
A.
Nằm ở bán cầu Đông.
-
B.
Nằm ở bán cầu Tây.
-
C.
Tiếp giáp Canađa.
-
D.
Tiếp giáp Đại Tây Dương.
Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía đông sông Ê - nít - xây là:
-
A.
Đồng bằng và đồi núi thấp.
-
B.
Núi và cao nguyên.
-
C.
Đồng bằng và vùng trũng.
-
D.
Đồi núi thấp và vùng trũng.
Quốc gia nào là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?
-
A.
Đông Ti-mo
-
B.
Lào
-
C.
Việt Nam
-
D.
Cam-pu-chia
Tự do di chuyển bao gồm:
-
A.
Tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.
-
B.
Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
-
C.
Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
-
D.
Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.
Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là
-
A.
Chăn nuôi bò.
-
B.
Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
-
C.
Khai thác và chế biến lâm sản.
-
D.
Nuôi cừu để lấy lông.
Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê - nít - xây là:
-
A.
Đồng bằng và đồi núi thấp.
-
B.
Đồng bằng và vùng trũng.
-
C.
Núi và cao nguyên.
-
D.
Đồi núi thấp và vùng trũng.
Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về
-
A.
con người, hàng không, dịch vụ, văn hóa.
-
B.
hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.
-
C.
tiền vốn, dịch vụ, y tế, quân sự.
-
D.
dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục.
Nhận định nào sau đây là không chính xác về đặc điểm dân cư của Hoa Kì?
-
A.
Hoa Kì có số dân đông thứ ba trên thế giới.
-
B.
Hoa Kì là đất nước của những người xuất cư.
-
C.
Thành phần dân cư Hoa Kì rất đa dạng.
-
D.
Phân bố dân cư Hoa Kì không đồng đều.
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1995 - 2004
(Đơn vị %)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 1995 và năm 2004 là
-
A.
Miền.
-
B.
Tròn.
-
C.
Đường.
-
D.
Cột chồng.
Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014
(Đơn vị: %)
Dựa vào bảng số liệu trên cho biết, để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là
-
A.
Biểu đồ đường.
-
B.
Biểu đồ miền.
-
C.
Biểu đồ tròn.
-
D.
Biểu đô kết hợp.
Gần đây có một sự kiện lần đâu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của EU là
-
A.
Người dân Pháp đã đồng ý ra khỏi EU.
-
B.
Người dân Anh đã đồng ý ra khỏi EU.
-
C.
Người dân Bỉ đã đồng ý ra khỏi EU.
-
D.
Chính phủ Bê – la – rút xin gia nhập EU.
Việc hình thành thị trường chung châu Âu tạo thuận lợi gì cho các hãng vận tải hoạt động ở châu Âu?
-
A.
Tiết kiệm nhiên liệu khi vận chuyển.
-
B.
Giảm thời gian qua các biên giới.
-
C.
Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.
-
D.
Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.
Cho bảng số liệu: Dân số của Liên Bang Nga qua các năm
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
-
A.
Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm.
-
B.
Dân số Liên Bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ.
-
C.
Giai đoạn 2010 – 2015 dân số Liên Bang Nga tăng lên 1, 1 triệu người.
-
D.
Từ năm 1991 – 2010, dân số Liên Bang Nga giảm 5,1 triệu người.
Yếu tố quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư phân bố thưa thớt
-
A.
Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
-
B.
Địa hình chủ yếu là đầm lầy.
-
C.
Đất đai kém màu mỡ.
-
D.
Khí hậu lạnh giá.
Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm:
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?
-
A.
Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng nhanh.
-
B.
Nhóm 15 -64 tuổi có xu hướng tăng lên.
-
C.
Nhóm 65 tuổi trở lên giảm.
-
D.
Nhóm dưới 15 tuổi giảm.
Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?
-
A.
Đường ống.
-
B.
Đường sắt.
-
C.
Đường ô tô.
-
D.
Đường biển.
Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do
-
A.
Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
B.
Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu lại phát huy được thế mạnh lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.
-
C.
Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
-
D.
Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì
-
A.
Được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.
-
B.
Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
-
C.
Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
-
D.
Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.
Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do
-
A.
có nhiều đồi núi cao, đồng bằng.
-
B.
có nhiều sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.
-
C.
nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.
-
D.
nằm ở vĩ độ cao, có nhiều đồi núi.
Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do
-
A.
Sản lượng lương thực thấp.
-
B.
Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.
-
C.
Dân số đông nhất thế giới.
-
D.
Năng suất cây lương thực thấp.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
-
A.
Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
-
B.
Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-
C.
Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
-
D.
Nhiều thiên tai, dịch bệnh.
Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là
-
A.
quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
-
B.
nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
-
C.
chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
-
D.
các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.
Thời tiết của Hoa Kỳ thường bị biến động mạnh, nhất là phần trung tâm, nguyên nhân do
-
A.
Nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt và ôn đới
-
B.
Giáp với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
-
C.
Ảnh hưởng của dòng biển nóng Gơn-xtrim
-
D.
Địa hình có dạng lòng máng
Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là
-
A.
Đói nghèo.
-
B.
Ô nhiễm môi trường.
-
C.
Thất nghiệp và thiếu việc làm.
-
D.
Mức độ ổn định chính trị.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?
-
A.
Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao.
-
B.
Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản.
-
C.
Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên.
-
D.
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngày nay, nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân, nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn chủ yếu là do
-
A.
gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.
-
B.
gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng.
-
C.
đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
-
D.
chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là
-
A.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
-
B.
Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)
-
C.
Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)
-
D.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Nhận định nào sau đây không đúng về số nước coi đồng tiền chung châu Âu (Ơ –rô) là đơn vị tiền tệ chính thức trong giao dịch, thanh toán?
-
A.
Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng tiền chung Ơ –rô.
-
B.
Vẫn còn 8 nước thành viên chưa tham gia.
-
C.
Hiện đã có 19 nước thành viên tham gia.
-
D.
Một số nước không thuộc EU cũng đã tự quyết đinh chọn Ơ – rô làm tiền tệ chính thức.
Lời giải và đáp án
Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là
-
A.
Chì và khí tự nhiên.
-
B.
Kim cương và than đá.
-
C.
Than đá và Magie.
-
D.
Than đá, dầu mỏ, quặng sắt, khí tự nhiên
Đáp án : D
Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
Tác động nào không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế- xã hội Nhật Bản?
-
A.
Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội.
-
B.
Nguồn lao động bổ sung dồi dào.
-
C.
Tuổi thọ trung bình của dân số tăng.
-
D.
Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm.
Đáp án : B
Liên hệ kiến thức thuận lợi – khó khăn về cơ cấu dân số của Nhật Bản.
Do xu hướng già hóa dân số: số người già tăng, số trẻ em sinh ra ít (dự báo đến năm 2025 tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chỉ còn 11,7%) nên Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn lao động -> Ý B sai.
Địa hình của Đông Nam Á lục địa bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng nào?
-
A.
Bắc – Nam hoặc Tây Bắc – Đông Nam.
-
B.
Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
-
C.
Bắc – Nam và Tây – Đông.
-
D.
Bắc – Nam và vòng cung.
Đáp án : A
Liên hệ kiến thức đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á hải đảo.
Địa hình của Đông Nam Á lục địa bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng Bắc – Nam (dãy Aracan, dãy Tan,…) hoặc Tây Bắc – Đông Nam (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Barixan,…).
Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là:
-
A.
Nông nghiệp
-
B.
Ngư nghiệp
-
C.
Tiểu thủ công nghiệp
-
D.
Công nghiệp
Đáp án : D
Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì
Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
-
A.
Xích đạo.
-
B.
Cận nhiệt đới.
-
C.
Ôn đới.
-
D.
Nhiệt đới gió mùa.
Đáp án : D
Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Liên minh châu Âu – EU là
-
A.
Là liên kết kinh tế khu vực nhỏ nhất trên thế giới
-
B.
Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng
-
C.
Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
-
D.
Là một trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới.
Đáp án : C
Liên hệ kiến thức vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên EU và EU là tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất thế giới với 27 quốc gia thành viện. Đồng thời, EU cũng là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, trước cả Hoa Kì và Nhật Bản.
Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?
-
A.
Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.
-
B.
Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
-
C.
Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.
-
D.
Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.
Đáp án : B
Liên hệ kiến thức về đặc điểm cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc
Cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc:
- Một số sản lượng nông sản (lương thực, bông, thịt lợn) có sản lượng đứng hàng đầu thế giới (thuộc tốp hàng đầu) nhưng không phải là lớn nhất. => nhận xét A không đúng.
- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn nuôi -> nhận xét B đúng.
- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa gạo, mía, chè => nhận xét C không đúng
(lúa mì, ngô là thế mạnh của vùng đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc với khí hậu ôn đới).
- Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất -> nhận xét cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất là không đúng.
Thiên tai thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản là
-
A.
bão
-
B.
động đất
-
C.
hạn hán
-
D.
ngập lụt
Đáp án : B
Nhật Bản thường xuyên hứng chịu thiên tai động đất, núi lửa: trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ; sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi
-
A.
quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.
-
B.
từ sản xuất hàng chất lượng cao sang hàng chất lượng kém.
-
C.
nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
-
D.
từ sản xuất hàng chất lượng kém sang hàng chất lượng cao.
Đáp án : A
Xem lại kiến thức về kết quả của công cuộc hiện đại hóa ở Trung Quốc.
Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.
Các vật nuôi chính của Nhật Bản (như bò, lợn, gà) được nuôi theo hình thức chủ yếu nào?
-
A.
Du mục.
-
B.
Quảng canh.
-
C.
Hộ gia đình.
-
D.
Trang trại.
Đáp án : D
Xem lại kiến thức các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản.
Chăn nuôi tương đối phát triển. Các vật nuôi chính là bò, lợn, gà được nuôi theo các phương pháp tiên tiến trong các trang trại.
Công nghiệp là ngành đóng vai trò
-
A.
quan trọng của nền kinh tế Liên Bang Nga.
-
B.
xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga.
-
C.
quyết định của nền kinh tế Liên Bang Nga.
-
D.
không thể thiếu của nền kinh tế Liên Bang Nga.
Đáp án : B
Xem lại kiến thức các ngành công nghiệp của Liên Bang Nga.
Công nghiệp là ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga.
Công nghiệp ở các nước Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây?
-
A.
Liên doanh, liên kết với nước ngoài.
-
B.
Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ.
-
C.
Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
-
D.
Đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao.
Đáp án : D
Công nghiệp Đông Nam Á phát triển theo hướng:
- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
- Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động,
- Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
=> Nhận xét A, B, C đúng.
- Tập trung phát triển các ngành truyền thống và hiện đại nhằm tạo nhiều nguồn hàng xuất khẩu.
+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, …
=> Đầu tư phát triển các mặt hàng công nghệ cao không phải là hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á.
Nhận định nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Hoa Kì?
-
A.
Nằm ở bán cầu Đông.
-
B.
Nằm ở bán cầu Tây.
-
C.
Tiếp giáp Canađa.
-
D.
Tiếp giáp Đại Tây Dương.
Đáp án : A
Xem lại kiến thức về vị trí địa lí và lãnh thổ Hoa Kì.
Hoa Kì là quốc gia nằm ở bán cầu Tây. Giáp với Ca-na-da ở phía Bắc, Mê-hi-cô ở phía Nam và tiếp giáp với 2 đại dương, đó là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nhận định A là không đúng.
Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía đông sông Ê - nít - xây là:
-
A.
Đồng bằng và đồi núi thấp.
-
B.
Núi và cao nguyên.
-
C.
Đồng bằng và vùng trũng.
-
D.
Đồi núi thấp và vùng trũng.
Đáp án : B
Liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên phần phía Đông Liên bang Nga.
Phần lớn là núi và cao nguyên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ năng thủy điện lớn.
Quốc gia nào là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?
-
A.
Đông Ti-mo
-
B.
Lào
-
C.
Việt Nam
-
D.
Cam-pu-chia
Đáp án : D
Liên hệ kiến thức về thời kì đánh dấu cột mốc thành lập ASEAN
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN năm 1997; Cam-pu-chia gia nhập ASEAN năm 1999 và Đông Ti-mo chưa gia nhập ASEAN. Như vậy, Cam-pu-chia là quốc gia chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN cuối cùng vào thời điểm này.
Tự do di chuyển bao gồm:
-
A.
Tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.
-
B.
Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
-
C.
Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
-
D.
Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.
Đáp án : C
Tự do di chuyển là tự do đi lại, cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc
Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là
-
A.
Chăn nuôi bò.
-
B.
Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
-
C.
Khai thác và chế biến lâm sản.
-
D.
Nuôi cừu để lấy lông.
Đáp án : B
Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê - nít - xây là:
-
A.
Đồng bằng và đồi núi thấp.
-
B.
Đồng bằng và vùng trũng.
-
C.
Núi và cao nguyên.
-
D.
Đồi núi thấp và vùng trũng.
Đáp án : B
Xem lại kiến thức đặc điểm tự nhiên của Liên Bang Nga.
Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê - nít - xây là đồng bằng (đồng bằng Đông Âu. đồng bằng Tây Xi-bia) và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LB Nga.
Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về
-
A.
con người, hàng không, dịch vụ, văn hóa.
-
B.
hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.
-
C.
tiền vốn, dịch vụ, y tế, quân sự.
-
D.
dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục.
Đáp án : B
Thị trường chung châu Âu được hình thành, đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn cho các nước thành viên.
Nhận định nào sau đây là không chính xác về đặc điểm dân cư của Hoa Kì?
-
A.
Hoa Kì có số dân đông thứ ba trên thế giới.
-
B.
Hoa Kì là đất nước của những người xuất cư.
-
C.
Thành phần dân cư Hoa Kì rất đa dạng.
-
D.
Phân bố dân cư Hoa Kì không đồng đều.
Đáp án : B
Đặc điểm dân cư Hoa Kì: - Dân số đông thứ 3 trên thế giới.
- Dân số tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á.
- Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc.
=> Nhận xét A, C, D đúng.
Nhận xét B: Hoa Kì là đất nước xuất cư là không đúng.
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1995 - 2004
(Đơn vị %)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 1995 và năm 2004 là
-
A.
Miền.
-
B.
Tròn.
-
C.
Đường.
-
D.
Cột chồng.
Đáp án : B
Kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ tròn thường thể hiện quy mô và cơ cấu,trong thời gian 1 - 3 năm hoặc 1 - 3 đối tượng.
- Đề bài yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu, trong 2 năm: 1995 và 2004
=> Sử dụng kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu của Hoa Kì trong năm 1995 và 2004 là: biểu đồ tròn.
Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014
(Đơn vị: %)
Dựa vào bảng số liệu trên cho biết, để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là
-
A.
Biểu đồ đường.
-
B.
Biểu đồ miền.
-
C.
Biểu đồ tròn.
-
D.
Biểu đô kết hợp.
Đáp án : C
Kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ tròn thường thể hiện quy mô và cơ cấu hoặc tỉ trọng (giá trị %); trong thời gian 1 – 3 năm hoặc 1 - 3 đối tượng.
Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện tỉ trọng.
- Của 2 đối tượng: GDP và số dân
=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn: biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng GDP và số dân EU so với các khu vực khác trên thế giới là biểu đồ tròn
(hai hình tròn: một hình tròn thể hiện tỉ trọng GDP và một hình tròn thể hiện tỉ trọng dân số của EU cùng với các khu vực còn lại)
Gần đây có một sự kiện lần đâu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của EU là
-
A.
Người dân Pháp đã đồng ý ra khỏi EU.
-
B.
Người dân Anh đã đồng ý ra khỏi EU.
-
C.
Người dân Bỉ đã đồng ý ra khỏi EU.
-
D.
Chính phủ Bê – la – rút xin gia nhập EU.
Đáp án : B
Sự kiện này còn được gọi tên là Brexit
Sự kiện Anh rút khỏi EU còn được gọi tên là Brexit. Năm 2016 nước Anh đã chọn rời khỏi EU và cuối tháng 3/2017 chính thức rời khỏi EU để trở thành một quốc gia độc lập trong tất cả mọi lĩnh vực. Sự kiện Anh rút khỏi EU không chỉ tác động mạnh mẽ đến chính trị -kinh tế - xã hội nước Anh mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.
Việc hình thành thị trường chung châu Âu tạo thuận lợi gì cho các hãng vận tải hoạt động ở châu Âu?
-
A.
Tiết kiệm nhiên liệu khi vận chuyển.
-
B.
Giảm thời gian qua các biên giới.
-
C.
Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.
-
D.
Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.
Đáp án : B
Liên hệ về vai trò của tự do lưu thông dịch vụ
Giao thông vận tải thuộc ngành dịch vụ vận tải -> sẽ được hưởng ưu tiên trong chính sách tự do lưu thông dịch vụ của thị trường chung châu Âu. Nhờ vậy, việc di chuyển các xe từ biên giới quốc gia này sang các quốc gia thành viên khác sẽ được diễn ra thuận lợi hơn, không mất nhiều thủ tục giấy tờ kiểm soát... -> giảm thời gian qua các biên giới.
Cho bảng số liệu: Dân số của Liên Bang Nga qua các năm
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
-
A.
Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm.
-
B.
Dân số Liên Bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ.
-
C.
Giai đoạn 2010 – 2015 dân số Liên Bang Nga tăng lên 1, 1 triệu người.
-
D.
Từ năm 1991 – 2010, dân số Liên Bang Nga giảm 5,1 triệu người.
Đáp án : A
Cách nhận xét bảng số liệu
- Nhận xét chung cả giai đoạn: tăng hay giảm (bao nhiêu lần), liên tục hay không liên tục.
- Nếu có biến động: chỉ ra giai đoạn biến động tăng hoặc giảm thất thường (dẫn chứng số liệu).
- Nhìn chung cả giai đoạn 1991 – 2015 dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ (giai đoạn 1991 - 2010 giảm, sau đó tăng nhẹ ở giai đoạn 2010 - 2015: từ 143,2 triệu người lên 144,3 triệu người) => Nhận xét B đúng, nhận xét A không đúng.
+ Giai đoạn 1991 – 2015: dân số giảm liên tục, từ 148,3 triệu người xuống 143,2 triệu người (giảm 5,1 triệu người) => Nhận xét D đúng
+ Giai đoạn 2010 – 2015: dân số tăng lên từ 143,2 triệu người lên 144,3 triệu người (tăng 1,1 triệu người) => Nhận xét C đúng.
Yếu tố quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư phân bố thưa thớt
-
A.
Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
-
B.
Địa hình chủ yếu là đầm lầy.
-
C.
Đất đai kém màu mỡ.
-
D.
Khí hậu lạnh giá.
Đáp án : D
Liên hệ đặc điểm khí hậu chủ yếu của Liên Bang Nga.
- Phần lãnh thổ phía Bắc Liên Bang Nga có khí hậu cực lạnh giá, khắc nghiệt => khó khăn cho đời sống, phát triển kinh tế.
=> Vì vậy ở vùng phía Bắc cũng như Đông Bắc lãnh thổ có dân cư thưa thớt.
- Khó khăn về địa hình núi, cao nguyên có thể khắc phục được bằng việc phát huy lợi thế của mỗi dạng địa hình để phát triển kinh tế ( trồng rừng, thủy điện, khai thác khoáng sản).
Vậy khó khăn nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư thưa thớt là khí hậu lạnh giá.
Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm:
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?
-
A.
Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng nhanh.
-
B.
Nhóm 15 -64 tuổi có xu hướng tăng lên.
-
C.
Nhóm 65 tuổi trở lên giảm.
-
D.
Nhóm dưới 15 tuổi giảm.
Đáp án : B
Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: Nhận xét lần lượt từng đối tượng (căn cứ giá trị năm đầu và năm cuối): cả giai đoạn tăng hay giảm, nhanh hay chậm, liên tục hay không liên tục (lấy số liệu chứng minh).
Nhận xét: Nhìn chung, giai đoạn 1950 - 2014 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Nhật Bản có sự thay đổi theo thời gian
- Nhóm tuổi dưới 15 tuổi: có xu hướng giảm nhanh từ 35,4% xuống còn 12,9%. -> Nhận xét D đúng
- Nhóm tuổi 15 – 64 tuổi có xu hướng tăng nhẹ và còn biến động, tăng từ 59,6% lên 60,8% -> Nhận xét B đúng.
- Nhóm tuổi trên 65 tăng nhanh và liên tục, từ 5% lên 26,3% => Nhận xét A đúng, nhận xét C không đúng
Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?
-
A.
Đường ống.
-
B.
Đường sắt.
-
C.
Đường ô tô.
-
D.
Đường biển.
Đáp án : D
Liên hệ đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lí Nhật Bản: là đất nước quần đảo, bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có nhiều vũng vịnh; vị trí xung quanh đều tiếp giáp với các vùng biển thuộc Thái Bình Dương.
Lãnh thổ Nhật Bản là một đất nước quần đảo, xung quanh đều giáp biển, đường bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng hệ thống các cảng biển; vị trí địa lí gần với các tuyến hàng hải quốc tế và nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nên nhu cầu trao đổi hàng hóa lớn...
=> Đây là những điều kiện thuận lợi để Nhật Bản phát triển mạnh ngành giao thông vận tải biển.
Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do
-
A.
Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
B.
Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu lại phát huy được thế mạnh lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.
-
C.
Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
-
D.
Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Đáp án : B
Liên hệ khó khăn về tự nhiên của Nhật Bản và ưu điểm của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
- Phát triển các ngành công nghệ cao có nhiều ưu điểm và mang lại vai trò quan trọng là:
+ Đây là những ngành sử dụng ít nguyên liệu trong quá trình sản xuất -> điều này khắc phục được hạn chế về tài nguyên khoáng sản nghèo nàn ở Nhật Bản.
+ Lao động Nhật Bản có trình độ cao -> là điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học kĩ thuật, phát triển các ngành kĩ thuật cao.
+ Đồng thời, các ngành kĩ thuật cao (các sản phẩm điện tử - tin học, robot..) mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.
=> Đây là những nguyên nhân khiến Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì
-
A.
Được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.
-
B.
Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
-
C.
Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
-
D.
Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.
Đáp án : A
Liên hệ đặc điểm tự nhiên Nhật Bản.
Quần đảo Nhật Bản được bao bọc bởi vùng biển và đại dương rộng lớn, vùng biển Nhật Bản là nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loài cá.
=> Đem lại nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn -> ngành đánh bắt hải sản phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng.
Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do
-
A.
có nhiều đồi núi cao, đồng bằng.
-
B.
có nhiều sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.
-
C.
nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.
-
D.
nằm ở vĩ độ cao, có nhiều đồi núi.
Đáp án : C
Liên hệ đăc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ miền Tây Trung Quốc.
Miền Tây Trung Quốc nằm sâu trong lục địa, bị ngăn cách với biển bởi miền lãnh thổ phía Đông rộng lớn, bốn bề bao bọc bởi lục địa => không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, gió từ lục địa thổi ra có tính chất khô, không gây mưa.
=> Hình thành nên kiểu khí hậu khắc nghiệt vơi bề mặt địa hình chủ yếu là các hoang mạc, bán hoang mạc.
Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do
-
A.
Sản lượng lương thực thấp.
-
B.
Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.
-
C.
Dân số đông nhất thế giới.
-
D.
Năng suất cây lương thực thấp.
Đáp án : C
Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)
Biết rằng: Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)
Trung Quốc có sản lượng lương thực lớn nhưng dân số đông (chiếm 1/5 dân số thế giới)
=> Bình quân lương thực đầu người thấp.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
-
A.
Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
-
B.
Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-
C.
Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
-
D.
Nhiều thiên tai, dịch bệnh.
Đáp án : C
Liên hệ cơ sở vật chất và nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở các nước Đông Nam Á.
- Ở các nước Đông Nam Á, ngành chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: cơ sở thức ăn chủ yếu từ phụ phẩm ngành trồng trọt và các đồng cỏ tự nhiên -> không đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi.
- Đồng thời, vốn đầu tư thấp nên cơ sở vật chất cho chăn nuôi (dịch vụ thú y, con giống, cơ sở chuồng trại, phương pháp chăn nuôi) chưa được đầu tư hiện đại, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả, chuồng trại hoặc nửa chuồng trại -> mang lại năng suất, chất lượng thấp.
=> Do vậy, chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á.
Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là
-
A.
quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
-
B.
nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
-
C.
chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
-
D.
các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.
Đáp án : C
Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ nền kinh tế nhìn chung còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực (như Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan…), khoa học kĩ thuật chưa phát triển mạnh, trình độ công nghệ - kĩ thuật lạc hậu.
=> Đây là mặt hạn chế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia hợp tác cùng phát triển với các nước khác trong khu vực => khả năng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để không bị đẩy lùi về khoảng cách, đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của cả khu vực.
Thời tiết của Hoa Kỳ thường bị biến động mạnh, nhất là phần trung tâm, nguyên nhân do
-
A.
Nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt và ôn đới
-
B.
Giáp với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
-
C.
Ảnh hưởng của dòng biển nóng Gơn-xtrim
-
D.
Địa hình có dạng lòng máng
Đáp án : D
Dạng thời tiết biến động ở Hoa Kì là các cơn lốc, vòi rồng mạnh, bão tuyết..
Địa hình Hoa Kì có dạng lòng máng, hướng mở rộng về phía Bắc: dãy Cooc-đi- e và dãy Apalat nâng cao hai đầu, ở giữa là vùng đồng bằng sơn nguyên thoải, rộng lớn => có tác dụng hút các luồng gió từ phương Bắc xuống -> gây ra các cơn lốc xoáy, vòi rồng hay những trận bão tuyết.
Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là
-
A.
Đói nghèo.
-
B.
Ô nhiễm môi trường.
-
C.
Thất nghiệp và thiếu việc làm.
-
D.
Mức độ ổn định chính trị.
Đáp án : D
Liên hệ các vấn đề về dân tộc, tôn giáo ở các nước Đông Nam Á.
Sự ổn định về chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để các nhà đầu tư tiến hành đặt cơ sở sản xuất kinh doanh lâu dài ở các nước đang phát triển. Chính trị ổn định sẽ tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế diễn ra bình thường, đúng nhịp độ.
Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa phong phú đa dạng, nhiều màu sắc => đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp về tôn giáo, dân tộc ở các quốc gia thuộc khu vực này.
Ví dụ:
- Tại các quốc gia như Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Thái Lan là sự xung đột giữa những người theo Hồi giáo và những người theo Phật giáo, giữa những người theo Hồi giáo với những người theo Thiên chúa giáo.
- Vấn đề tranh chấp chủ quyền biên giới, đảo, vùng biển trên biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với các nước láng giềng: Việt Nam – Trung Quốc, Philippin – Trung Quốc…
=> Những vấn đề mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc diễn ra ở khu vực Đông Nam Á đã giảm tính ổn định chính trị ở khu vực này, tác động xấu đến môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?
-
A.
Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao.
-
B.
Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản.
-
C.
Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên.
-
D.
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Đáp án : B
Liên hệ về nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973.
Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ: - Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.
- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.
=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.
Ngày nay, nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân, nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn chủ yếu là do
-
A.
gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.
-
B.
gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng.
-
C.
đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
-
D.
chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
Đáp án : B
Nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư của khu vực này.
- Trước kia khi chưa hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây, lãnh thổ phía Tây gần như chỉ là vùng sơn nguyên rộng lớn có các hoang mạc khô hạn, nền kinh tế nghèo nàn, hầu như không có dân cư sinh sống, việc giao lưu phát triển kinh tế ở đây gặp rất nhiều trở ngại do thiên nhiên khắc nghiệt.
- Tuyến đường sắt Đông – Tây mới được xây dựng chạy qua Urumsi và các nước Trung Á, Tây Nam Á. Việc hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây chạy qua lãnh thổ phía Tây là một thành tựu rất quan trọng của Trung Quốc, giúp khai phá, đổi mới miền đất này. Các hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa, di chuyển của con người diễn ra nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế -xã hội có nhiều khởi sắc.
=> Do vậy, đã thu hút một bộ phận dân cư về đây sinh sống và phát triển kinh tế => hình thành một dải có mật độ dân số đông hơn với mật độ 1 - 50 người/km2
Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là
-
A.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
-
B.
Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)
-
C.
Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)
-
D.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Đáp án : B
Đây là diễn đàn kinh tế được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga.
Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, với mục đích thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhận định nào sau đây không đúng về số nước coi đồng tiền chung châu Âu (Ơ –rô) là đơn vị tiền tệ chính thức trong giao dịch, thanh toán?
-
A.
Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng tiền chung Ơ –rô.
-
B.
Vẫn còn 8 nước thành viên chưa tham gia.
-
C.
Hiện đã có 19 nước thành viên tham gia.
-
D.
Một số nước không thuộc EU cũng đã tự quyết đinh chọn Ơ – rô làm tiền tệ chính thức.
Đáp án : A
Các quốc gia như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển....không sử dụng đồng Ơ - rô.
- Trong số 27 thành viên, đã có 19 nước sử dụng đồng tiền chung (Ơ – rô).
- Còn lại 8 nước thành viên chưa tham gia (Ví dụ: Đan Mạch, Thụy Điển,..)
=> Như vậy, nhận xét A: Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng Ơ – rô là không đúng.