Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, kiểm tra Địa lí lớp 11 Đề thi giữa học kì 2 Địa lí 12


Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về

  • A.

    Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.

  • B.

    Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.

  • C.

    Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.

  • D.

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.

Câu 2 :

Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là

  • A.

    Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

  • B.

    Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

  • C.

    Hạn chế mở rộng ngoại giao.

  • D.

    Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Câu 3 :

Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của Liên Bang Nga?

  • A.

    Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.

  • B.

    Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.

  • C.

    Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.

  • D.

    Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.

Câu 4 :

Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là

  • A.

    Không có tinh thần đoàn kết.

  • B.

    Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.

  • C.

    Trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới.

  • D.

    Năng động nhưng không cần cù.

Câu 5 :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  • A.

    Núi cao và hoang mạc.

  • B.

    Núi thấp và đồng bằng.

  • C.

    Đồng bằng và hoang mạc.

  • D.

    Núi thấp và hoang mạc.

Câu 6 :

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh vì

  • A.

    Tăng năng suất và chất lượng nông sản, trong điều kiện đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.

  • B.

    Sản xuất thâm canh có chi phí cao.

  • C.

    Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.

  • D.

    Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Câu 7 :

Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?

  • A.

    Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.

  • B.

    Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

  • C.

    Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.

  • D.

    Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.

Câu 8 :

Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của

  • A.

    đảo Hô-cai-đô.

  • B.

    phía nam Nhật Bản.

  • C.

    đảo Hôn-su.

  • D.

    các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.

Câu 9 :

Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là

  • A.

    Tỉ lệ dân thành thị tăng.

  • B.

    Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

  • C.

    Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

  • D.

    Chất lượng đời sống dân cư được cải thiện.

Câu 10 :

Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

  • A.

    Tiến hành cải cách ruộng đất.

  • B.

    Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

  • C.

    Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

  • D.

    Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?

  • A.

    Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.

  • B.

    Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.

  • C.

    Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.

  • D.

    Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.

Câu 12 :

Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào ?

  • A.

    Chế tạo máy.

  • B.

    Dệt may.

  • C.

    Sản xuất ô tô.

  • D.

    Hóa chất.

Câu 13 :

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  • A.

    Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

  • B.

    Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

  • C.

    Nhật Bản đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, Đức và Trung Quốc)

  • D.

    Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 14 :

Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:

  • A.

    Thiếu lao động bổ sung.

  • B.

    Chi phí phúc lợi xã hội lớn.

  • C.

    Lao động có nhiều kinh nghiệm.

  • D.

    Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.

Câu 15 :

Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là

  • A.

    Điện tử - tin học, chế tạo máy.

  • B.

    Luyện kim màu, đóng tàu biển.

  • C.

    Thủy điện, dầu khí.

  • D.

    Chế tạo máy,dệt –may.

Câu 16 :

Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

  • A.

    Được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.

  • B.

    Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

  • C.

    Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

  • D.

    Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Câu 17 :

Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do

  • A.

    có nhiều đồi núi cao, đồng bằng.

  • B.

    có nhiều sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.

  • C.

    nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.

  • D.

    nằm ở vĩ độ cao, có nhiều đồi núi.

Câu 18 :

Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua một số năm

(Đơn vị: %)

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 – 2014?

  • A.

    Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục.

  • B.

    Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục.

  • C.

    Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.

  • D.

    Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.

Câu 19 :

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?

  • A.

    Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao.

  • B.

    Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản.

  • C.

    Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên.

  • D.

    Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 20 :

Ngày nay, nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân, nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn chủ yếu là do

  • A.

    gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.

  • B.

    gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng.

  • C.

    đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.

  • D.

    chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về

  • A.

    Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.

  • B.

    Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.

  • C.

    Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.

  • D.

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trung Quốc sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp như: vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 2 :

Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là

  • A.

    Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

  • B.

    Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

  • C.

    Hạn chế mở rộng ngoại giao.

  • D.

    Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Nội dung chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 gồm: + Đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.

+ Xây dựng nền kinh tế thị trường.

+ Mở rộng ngoại giao.

+ Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc.

=> Nhận xét A: Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng là đúng.

Câu 3 :

Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của Liên Bang Nga?

  • A.

    Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.

  • B.

    Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.

  • C.

    Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.

  • D.

    Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm hoạt động ngoại thương và các thế mạnh về khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm hoạt động ngoại thương của Liên Bang Nga: kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng, tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng, Nga là nước xuất siêu.

=> Nhận xét D đúng.

- Nga là nước xuất siêu (xuất khẩu > nhập khẩu) -> nhận xét: giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu là Sai -> Loại A

- Nga đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên

=> Nhận xét  C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ  -> không đúng -> Loại C

- Thế mạnh công nghiệp của Liên Bang Nga là các ngành công nghiệp truyền thống (chế tạo máy, luyện kim, sản xuất giấy, chế biến gỗ); các ngành công nghiệp hiện đại (điện tử - tin học, hàng không, công nghiệp vũ trụ - nguyên tử)

=> Như vậy, chế biến thủy sản và hàng công nghiệp nhẹ không phải là thế mạnh trong phát triển công nghiệp của vùng => Nhận xét B không đúng -> Loại B

Câu 4 :

Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là

  • A.

    Không có tinh thần đoàn kết.

  • B.

    Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.

  • C.

    Trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới.

  • D.

    Năng động nhưng không cần cù.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người lao động Nhật Bản có đức tính cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.

Câu 5 :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  • A.

    Núi cao và hoang mạc.

  • B.

    Núi thấp và đồng bằng.

  • C.

    Đồng bằng và hoang mạc.

  • D.

    Núi thấp và hoang mạc.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

Câu 6 :

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh vì

  • A.

    Tăng năng suất và chất lượng nông sản, trong điều kiện đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.

  • B.

    Sản xuất thâm canh có chi phí cao.

  • C.

    Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.

  • D.

    Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ ưu điểm của sản xuất thâm canh  và hạn chế trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Sản xuất thâm canh là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản trên một đơn vị diện tích ->mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời khắc phục hạn chế lớn nhất trong nông nghiệp Nhật Bản là diện tích đất nông nghiệp ít (1%) và khả năng mở rộng hạn chế.

Câu 7 :

Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?

  • A.

    Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.

  • B.

    Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

  • C.

    Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.

  • D.

    Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liên bang Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc.

Câu 8 :

Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của

  • A.

    đảo Hô-cai-đô.

  • B.

    phía nam Nhật Bản.

  • C.

    đảo Hôn-su.

  • D.

    các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.

Câu 9 :

Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là

  • A.

    Tỉ lệ dân thành thị tăng.

  • B.

    Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

  • C.

    Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

  • D.

    Chất lượng đời sống dân cư được cải thiện.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhà nước quy định mỗi gia đình chỉ có một con, trong khi tâm lí chung của các gia đình Trung Quốc là coi trọng con trai => liên hệ để tìm ra tác động tiêu cực.

Lời giải chi tiết :

Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số triệt để với nội dung: mỗi gia đình chỉ có một con.. Chính sách một con được đề ra trong bối cảnh hầu hết các gia đình Trung Quốc vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ  + sự phát triển của công nghệ => con người dễ dàng phát hiện và lựa chọn giới tính ngay từ trong bụng mẹ.

=> Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc (tỉ lệ nam cao hơn nữ).

Câu 10 :

Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

  • A.

    Tiến hành cải cách ruộng đất.

  • B.

    Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

  • C.

    Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

  • D.

    Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất và mở cửa, cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất này -> nhằm thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?

  • A.

    Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.

  • B.

    Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.

  • C.

    Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.

  • D.

    Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức về đặc điểm cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc

Lời giải chi tiết :

Cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc:

- Một số sản lượng nông sản (lương thực, bông, thịt lợn) có sản lượng đứng hàng đầu thế giới  (thuộc tốp hàng đầu) nhưng không phải là lớn nhất. => nhận xét A không đúng.

- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn nuôi -> nhận xét B đúng.

- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa gạo, mía, chè => nhận xét C không đúng

(lúa mì, ngô là thế mạnh của vùng đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc với khí hậu ôn đới).

- Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất -> nhận xét cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất là không đúng.

Câu 12 :

Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào ?

  • A.

    Chế tạo máy.

  • B.

    Dệt may.

  • C.

    Sản xuất ô tô.

  • D.

    Hóa chất.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Với chính sách công nghiệp hóa, Trung Quốc đã tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào ở nông thôn để phát triển ngành dệt may.

Câu 13 :

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  • A.

    Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

  • B.

    Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

  • C.

    Nhật Bản đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, Đức và Trung Quốc)

  • D.

    Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm ngành dịch vụ Nhật Bản là

- Là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% cơ cấu GDP năm 2004 -> nhận xét A đúng. - Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt -> nhận xét B đúng - Nhật Bản là nước đứng hàng đầu trên thế giới về tài chính, ngân hàng -> nhận xét C đúng - Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều

=> Nhận xét D. Đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng không đúng

Câu 14 :

Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:

  • A.

    Thiếu lao động bổ sung.

  • B.

    Chi phí phúc lợi xã hội lớn.

  • C.

    Lao động có nhiều kinh nghiệm.

  • D.

    Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu hiện của già hóa dân số là: giảm tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi, tăng nhanh tỉ lệ người già trên 65 tuổi, tăng tỉ lệ người trong độ tuổi lao động. Từ những biểu hiện trên suy ra hậu quả của già hóa dân số.

Lời giải chi tiết :

Hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản được biểu hiện như sau:

- Thiếu lao động bổ sung trong tương lai -> do số trẻ em giảm nhanh.

- Chi phí phúc lợi xã hội lớn  -> do số người già tăng nhanh.

- Sự thay đổi về cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế ở Nhật Bản.

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Mặt tích cực của già hóa dân số là đem lại cho Nhật Bản nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm -> do tỉ lệ người lớn tuổi cao.

=> Đây không phải là hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản.

Câu 15 :

Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là

  • A.

    Điện tử - tin học, chế tạo máy.

  • B.

    Luyện kim màu, đóng tàu biển.

  • C.

    Thủy điện, dầu khí.

  • D.

    Chế tạo máy,dệt –may.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là những ngành công nghiệp đóng vai trò mũi nhọn và là cơ sở quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp của nước ta.

Lời giải chi tiết :

Trong mối quan hệ song phương, Việt Nam và Nga đã hợp tác với nhau trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục….Về kinh tế, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là công nghiệp năng lượng: thủy điện và dầu khí.

- Thủy điện: Nga đã tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002); nhà máy thủy điện Xê-xan 3...

- Dầu khí: đã có nhiều tập đoàn liên doanh dầu khí của Nga tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển Đông.

+ Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) đóng vai trò quan trọng nhất.

+ Ngoài ra có các công ty dầu khí Nga như Zarubezhneft, Gazprom, Rosneft, Lukoil đã phát triển và mở rộng hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía Nam nước ta, tham gia các dự án đầu tư lọc hóa dầu tại Việt Nam.

=> Như vậy, những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là thủy điện và dầu khí.

Câu 16 :

Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

  • A.

    Được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.

  • B.

    Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

  • C.

    Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

  • D.

    Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm tự nhiên Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Quần đảo Nhật Bản được bao bọc bởi vùng biển và đại dương rộng lớn, vùng biển Nhật Bản là nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loài cá.

=> Đem lại nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn -> ngành đánh bắt hải sản phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng.

Câu 17 :

Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do

  • A.

    có nhiều đồi núi cao, đồng bằng.

  • B.

    có nhiều sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.

  • C.

    nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.

  • D.

    nằm ở vĩ độ cao, có nhiều đồi núi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đăc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ miền Tây Trung Quốc.

Lời giải chi tiết :

Miền Tây Trung Quốc nằm sâu trong lục địa, bị ngăn cách với biển bởi miền lãnh thổ phía Đông rộng lớn, bốn bề bao bọc bởi lục địa => không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, gió từ lục địa thổi ra có tính chất khô, không gây mưa.

=> Hình thành nên kiểu khí hậu khắc nghiệt vơi bề mặt địa hình chủ yếu là các hoang mạc, bán hoang mạc.

Câu 18 :

Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua một số năm

(Đơn vị: %)

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 – 2014?

  • A.

    Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục.

  • B.

    Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục.

  • C.

    Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.

  • D.

    Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cách nhận xét bảng số liệu:

- Nhận xét lần lượt từng đối tượng: trong cả giai đoạn tăng hay giảm, liên tục hay còn biến động.

+ Tăng liên tục: cả giai đoạn tăng bao nhiêu lần.

+ Biến động: chỉ ra giai đoạn biến động và lấy dẫn chứng số liệu.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét: Trong giai đoạn 1985 – 1995

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng còn biến động: + Giai đoan 1985 – 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (39,3% lên 53,5%),

+ Giai đoạn 1995 – 2004 giảm nhẹ (53,5% xuống 51,4%)

+ Giai đoạn 2004 – 2014 tiếp tục tăng lên (51,4% lên 54,5%)

=> Nhận xét A, C  không đúng

- Tỉ trọng giá trị nhập khẩu nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động:

+ Giai đoạn 1985 – 1995 giảm nhanh tỉ trọng (60,7% xuống 46,5%)

+ Giai đoạn 1995 – 2004 tăng lên (46,5% lên 48, 6%)

+ Giai đoạn 2004 -2014 tiếp tục giảm xuống (48,6% xuống 45,5%)

=> Nhận xét B không đúng, nhận xét D đúng.

Câu 19 :

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?

  • A.

    Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao.

  • B.

    Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản.

  • C.

    Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên.

  • D.

    Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ về nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973.

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ: - Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.

Câu 20 :

Ngày nay, nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân, nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn chủ yếu là do

  • A.

    gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.

  • B.

    gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng.

  • C.

    đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.

  • D.

    chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư của khu vực này.

Lời giải chi tiết :

- Trước kia khi chưa hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây, lãnh thổ phía Tây gần như chỉ là vùng sơn nguyên rộng lớn có các hoang mạc khô hạn, nền kinh tế nghèo nàn, hầu như không có dân cư sinh sống, việc giao lưu phát triển kinh tế ở đây gặp rất nhiều trở ngại do thiên nhiên khắc nghiệt.

- Tuyến đường sắt Đông – Tây mới được xây dựng chạy qua Urumsi và các nước Trung Á, Tây Nam Á. Việc hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây chạy qua lãnh thổ phía Tây là một thành tựu rất quan trọng của Trung Quốc, giúp khai phá, đổi mới miền đất này. Các hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa, di chuyển của con người diễn ra nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế -xã hội có nhiều khởi sắc.

=> Do vậy, đã thu hút một bộ phận dân cư về đây sinh sống và phát triển kinh tế => hình thành một dải có mật độ dân số đông hơn với mật độ 1 -  50 người/km2


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 Địa lí 11 - Đề số 4
Đề thi giữa học kì 2 Địa 11 có lời giải chi tiết
Đề thi giữa học kỳ 2 Địa lí 11 - Đề 2
Đề thi giữa kì 2 - Đề số 2 Địa 11 có lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Địa lí 11 - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Địa lí 11 - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Địa lí 11 - Đề số 3
Đề thi, kiểm tra Địa lí lớp 11 - Tin tức Đề thi, kiểm tra Địa lí lớp 11