Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 Địa lí 11 - Đề số 4 — Không quảng cáo

Đề thi, kiểm tra Địa lí lớp 11 Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Địa lí 11


Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 Địa lí 11 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

  • A.

    Khí hậu ôn đới lục địa.

  • B.

    Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

  • C.

    Khí hậu ôn đới gió mùa.

  • D.

    Khí hậu ôn đới hải dương.

Câu 2 :

Quốc gia có GDP/ người cao nhất trong số các quốc gia thuộc Đông Nam Á sau đây là

  • A.

    Xin-ga-po.

  • B.

    Việt Nam.

  • C.

    Mi-an-ma.

  • D.

    Cam-pu- chia.

Câu 3 :

Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

  • A.

    Thay đổi cơ chế quản lý.

  • B.

    Thực hiện chính sách mở cửa.

  • C.

    Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

  • D.

    Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.

Câu 4 :

Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

  • A.

    Đông Ti-mo.

  • B.

    Lào.

  • C.

    Mi-an-ma.

  • D.

    Bru-nây.

Câu 5 :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  • A.

    Núi cao và hoang mạc.

  • B.

    Núi thấp và đồng bằng.

  • C.

    Đồng bằng và hoang mạc.

  • D.

    Núi thấp và hoang mạc.

Câu 6 :

Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20 0 B tới 53 0 B và khoảng 73 0 Đ tới 135 0 Đ, giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt  kinh tế - xã hội là

  • A.

    có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

  • B.

    có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

  • C.

    có thể giao lưu với nhiều quốc gia.

  • D.

    phân chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị.

Câu 7 :

Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là

  • A.

    nghèo tài nguyên khoáng sản

  • B.

    không có đồng bằng lớn

  • C.

    lượng mưa quanh năm không đáng kể

  • D.

    chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai

Câu 8 :

Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

  • A.

    Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

  • B.

    Núi và cao nguyên.

  • C.

    Đồi, núi và núi lửa.

  • D.

    Các thung lũng rộng.

Câu 9 :

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

  • A.

    Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.

  • B.

    Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

  • C.

    Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.

  • D.

    Nhiều thiên tai, dịch bệnh.

Câu 10 :

Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình

  • A.

    Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo đa dạng và ảnh hưởng sâu rộng.

  • B.

    Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…

  • C.

    Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

  • D.

    Khu vực đông dân, nguồn lao động trẻ và năng động.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

  • A.

    Khí hậu ôn đới lục địa.

  • B.

    Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

  • C.

    Khí hậu ôn đới gió mùa.

  • D.

    Khí hậu ôn đới hải dương.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kiểu khí hậu ôn đới lục địa với tính chất khô hạn làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc.

Câu 2 :

Quốc gia có GDP/ người cao nhất trong số các quốc gia thuộc Đông Nam Á sau đây là

  • A.

    Xin-ga-po.

  • B.

    Việt Nam.

  • C.

    Mi-an-ma.

  • D.

    Cam-pu- chia.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

GDP bình quân đầu người của Xin-ga-po rất cao trong khi nhiều nước trong khu vực lại có GDP bình quân đầu người rất thấp như: Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam..

Câu 3 :

Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

  • A.

    Thay đổi cơ chế quản lý.

  • B.

    Thực hiện chính sách mở cửa.

  • C.

    Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

  • D.

    Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc.

Lời giải chi tiết :

Chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc là:

- Thay đổi cơ chế quản lý: chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường => nhận xét A đúng.

- Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi với thị trường thế giới => nhận xét B đúng.

- Chủ động đầu tư hiên đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất => nhận xét C đúng.

- Thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp hiện đại, có thể tăng nhanh năng suất.

=> Nhận xét: ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống là không đúng.

Câu 4 :

Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

  • A.

    Đông Ti-mo.

  • B.

    Lào.

  • C.

    Mi-an-ma.

  • D.

    Bru-nây.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Là quốc gia có diện tích nhỏ nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết :

Cho đến năm 2015, nước ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN là Đông Ti-mo.

Câu 5 :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  • A.

    Núi cao và hoang mạc.

  • B.

    Núi thấp và đồng bằng.

  • C.

    Đồng bằng và hoang mạc.

  • D.

    Núi thấp và hoang mạc.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

Câu 6 :

Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20 0 B tới 53 0 B và khoảng 73 0 Đ tới 135 0 Đ, giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt  kinh tế - xã hội là

  • A.

    có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

  • B.

    có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

  • C.

    có thể giao lưu với nhiều quốc gia.

  • D.

    phân chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “thuận lợi về mặt kinh tế - xã hội”

Lời giải chi tiết :

Với lãnh thổ trải dài và tiếp giáp với nhiều quốc gia -> tạo điều kiến thuận lợi để Trung Quốc có thể giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia láng giềng.

=> Đây là mặt thuận lợi cơ bản về kinh tế - xã hội.

Câu 7 :

Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là

  • A.

    nghèo tài nguyên khoáng sản

  • B.

    không có đồng bằng lớn

  • C.

    lượng mưa quanh năm không đáng kể

  • D.

    chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai (bão, lũ, động đất, núi lửa…).

Câu 8 :

Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

  • A.

    Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

  • B.

    Núi và cao nguyên.

  • C.

    Đồi, núi và núi lửa.

  • D.

    Các thung lũng rộng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu là đồi, núi và núi lửa.

Câu 9 :

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

  • A.

    Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.

  • B.

    Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

  • C.

    Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.

  • D.

    Nhiều thiên tai, dịch bệnh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ cơ sở vật chất và nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở các nước Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết :

- Ở các nước Đông Nam Á, ngành chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: cơ sở thức ăn chủ yếu từ phụ phẩm ngành trồng trọt và các đồng cỏ tự nhiên -> không đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi.

- Đồng thời, vốn đầu tư thấp nên cơ sở vật chất cho chăn nuôi (dịch vụ thú y, con giống, cơ sở chuồng trại, phương pháp chăn nuôi) chưa được đầu tư hiện đại, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả, chuồng trại hoặc nửa chuồng trại -> mang lại năng suất, chất lượng thấp.

=> Do vậy, chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á.

Câu 10 :

Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình

  • A.

    Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo đa dạng và ảnh hưởng sâu rộng.

  • B.

    Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…

  • C.

    Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

  • D.

    Khu vực đông dân, nguồn lao động trẻ và năng động.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ các vấn đề về tôn giáo, dân tộc, biển đảo ở các nước Đông Nam Á hiện nay.

Lời giải chi tiết :

Mục tiêu của ASEAN nhẫn mạnh đến sự ổn định vì:

- Khu vực Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng -> dễ dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp về văn hóa, tôn giáo.

- Có sự tranh chấp chủ quyền về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

- Khu vực đông dân, nguồn lao động trẻ và năng động =>  sẽ đem lại nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến -> đây là thuận lợi của nguồn lao động cho phát triển kinh tế - xã hội.

=> Đây không phải là nguyên nhân khiến ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 - Đề số 2 Địa 11 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 - Đề số 2 Địa 11 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 Địa lí 11 - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 Địa lí 11 - Đề số 4
Đề thi giữa học kì 2 Địa 11 có lời giải chi tiết
Đề thi giữa học kỳ 2 Địa lí 11 - Đề 2
Đề thi giữa kì 2 - Đề số 2 Địa 11 có lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 - Đề số 3