Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, kiểm tra Địa lí lớp 11 Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Địa lí 11


Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?

  • A.

    Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

  • B.

    Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.

  • C.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.

  • D.

    Đời sống nhân dân ổn định.

Câu 2 :

Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp

  • A.

    mới

  • B.

    thủ công

  • C.

    truyền thống

  • D.

    hiện đại

Câu 3 :

Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là

  • A.

    thị trường bị thu hẹp.

  • B.

    thiếu nguồn vốn đầu tư.

  • C.

    khoa học chậm đổi mới.

  • D.

    thiếu nguyên, nhiên liệu

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  • A.

    Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

  • B.

    Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

  • C.

    Nhật Bản đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, Đức và Trung Quốc)

  • D.

    Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 5 :

Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

  • A.

    Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

  • B.

    Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

  • C.

    Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

  • D.

    Có tới 80% lao động hoạt động trong ngành công nghiệp.

Câu 6 :

Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?

  • A.

    Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.

  • B.

    Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

  • C.

    Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.

  • D.

    Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.

Câu 7 :

Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

  • A.

    Có nhiều bão, sóng thần.

  • B.

    Có diện tích rộng nhất.

  • C.

    Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.

  • D.

    Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Câu 8 :

Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của

  • A.

    Phía bắc Nhật Bản.

  • B.

    Phía nam Nhật Bản.

  • C.

    Khu vực trung tâm Nhật Bản.

  • D.

    Ven biển Nhật Bản.

Câu 9 :

Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là

  • A.

    Điện tử - tin học, chế tạo máy.

  • B.

    Luyện kim màu, đóng tàu biển.

  • C.

    Thủy điện, dầu khí.

  • D.

    Chế tạo máy,dệt –may.

Câu 10 :

Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất giúp ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là

  • A.

    Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

  • B.

    Công nghiệp phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa quốc tế lớn.

  • C.

    Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

  • D.

    Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?

  • A.

    Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

  • B.

    Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.

  • C.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.

  • D.

    Đời sống nhân dân ổn định.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:

+ Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng kinh tế giảm.

+ Vai trò cường quốc suy giảm.

+ Tình hình chính trị xã hội bất ổn.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

+ Đời sống nhân dân khó khăn ->  nhận xét: đời sống nhân dân ổn định => Nhận xét D không đúng.

Câu 2 :

Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp

  • A.

    mới

  • B.

    thủ công

  • C.

    truyền thống

  • D.

    hiện đại

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở Nga, các ngành công nghiệp năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ,…được gọi là công nghiệp truyền thống.

Câu 3 :

Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là

  • A.

    thị trường bị thu hẹp.

  • B.

    thiếu nguồn vốn đầu tư.

  • C.

    khoa học chậm đổi mới.

  • D.

    thiếu nguyên, nhiên liệu

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ hạn chế về tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn,chủ yếu là than đá và đồng -> nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp rất hạn chế.Ngành công nghiệp Nhật Bản chủ yếu phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu từ các quốc gia khác để phát triển.

=> Đây là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp Nhật Bản.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  • A.

    Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

  • B.

    Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

  • C.

    Nhật Bản đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, Đức và Trung Quốc)

  • D.

    Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm ngành dịch vụ Nhật Bản là

- Là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% cơ cấu GDP năm 2004 -> nhận xét A đúng. - Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt -> nhận xét B đúng - Nhật Bản là nước đứng hàng đầu trên thế giới về tài chính, ngân hàng -> nhận xét C đúng - Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều

=> Nhận xét D. Đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng không đúng

Câu 5 :

Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

  • A.

    Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

  • B.

    Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

  • C.

    Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

  • D.

    Có tới 80% lao động hoạt động trong ngành công nghiệp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao: giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới (sản xuất máy công nghiệp, thiết bị điện tử, tàu biển, ô tô,…)

Câu 6 :

Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?

  • A.

    Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.

  • B.

    Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

  • C.

    Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.

  • D.

    Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liên bang Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc.

Câu 7 :

Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

  • A.

    Có nhiều bão, sóng thần.

  • B.

    Có diện tích rộng nhất.

  • C.

    Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.

  • D.

    Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, dòng biển nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn, nhiều loài cá.

Câu 8 :

Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của

  • A.

    Phía bắc Nhật Bản.

  • B.

    Phía nam Nhật Bản.

  • C.

    Khu vực trung tâm Nhật Bản.

  • D.

    Ven biển Nhật Bản.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phía Bắc Nhật Bản khí hậu có mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.

Câu 9 :

Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là

  • A.

    Điện tử - tin học, chế tạo máy.

  • B.

    Luyện kim màu, đóng tàu biển.

  • C.

    Thủy điện, dầu khí.

  • D.

    Chế tạo máy,dệt –may.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là những ngành công nghiệp đóng vai trò mũi nhọn và là cơ sở quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp của nước ta.

Lời giải chi tiết :

Trong mối quan hệ song phương, Việt Nam và Nga đã hợp tác với nhau trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục….Về kinh tế, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là công nghiệp năng lượng: thủy điện và dầu khí.

- Thủy điện: Nga đã tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002); nhà máy thủy điện Xê-xan 3...

- Dầu khí: đã có nhiều tập đoàn liên doanh dầu khí của Nga tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển Đông.

+ Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) đóng vai trò quan trọng nhất.

+ Ngoài ra có các công ty dầu khí Nga như Zarubezhneft, Gazprom, Rosneft, Lukoil đã phát triển và mở rộng hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía Nam nước ta, tham gia các dự án đầu tư lọc hóa dầu tại Việt Nam.

=> Như vậy, những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là thủy điện và dầu khí.

Câu 10 :

Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất giúp ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là

  • A.

    Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

  • B.

    Công nghiệp phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa quốc tế lớn.

  • C.

    Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

  • D.

    Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm tự nhiên Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản được bao bọc bởi các biển và đại dương, tiếp giáp vùng biển rộng lớn. Lãnh thổ là một quần đảo gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, bờ biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng cảng biển.

=> Đây là điều kiện quan trọng nhất để Nhật Bản phát triển mạnh ngành vận tải đường biển.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 - Đề số 2 Địa 11 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 - Đề số 2 Địa 11 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 Địa lí 11 - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 Địa lí 11 - Đề số 4