Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 Địa lí 11 - Đề số 2
Đề bài
Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
-
A.
Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
-
B.
Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
-
C.
Lao động không cần cù, siêng năng.
-
D.
Thiếu sự dẻo dai, năng động.
Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?
-
A.
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.
-
B.
Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
-
C.
Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.
-
D.
Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa.
Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng
-
A.
tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
-
B.
tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ.
-
C.
giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
-
D.
giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là:
-
A.
Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
-
B.
Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
-
C.
Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
-
D.
Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do
-
A.
sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
-
B.
điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu)
-
C.
tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
-
D.
nhiều hoang mạc, bồn địa.
Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo so với Đông Nam Á lục địa là
-
A.
Đồng bằng phù sa nằm đang xen giữa các dãy núi
-
B.
Có nhiều núi lửa đang hoạt động
-
C.
Ít đồng bằng, nhiều khối núi cao và đồ sộ.
-
D.
Núi thường thấp dưới 3000m
Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
-
A.
Công cuộc đại nhảy vọt.
-
B.
Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.
-
C.
Công cuộc hiện đại hóa.
-
D.
Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
-
A.
Khí hậu ôn đới lục địa.
-
B.
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
-
C.
Khí hậu ôn đới gió mùa.
-
D.
Khí hậu ôn đới hải dương.
Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do
-
A.
Sản lượng lương thực thấp.
-
B.
Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.
-
C.
Dân số đông nhất thế giới.
-
D.
Năng suất cây lương thực thấp.
Ngày nay, nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân, nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn chủ yếu là do
-
A.
gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.
-
B.
gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng.
-
C.
đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
-
D.
chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
Lời giải và đáp án
Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
-
A.
Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
-
B.
Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
-
C.
Lao động không cần cù, siêng năng.
-
D.
Thiếu sự dẻo dai, năng động.
Đáp án : B
Các nước Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên phần lớn lao động có trình độ thấp, thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?
-
A.
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.
-
B.
Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
-
C.
Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.
-
D.
Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa.
Đáp án : A
Đặc điểm ngành dịch vụ Đông Nam Á:
- Cơ sở hạ tầng của Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hóa - > nhận xét: cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại là không chính xác.
=> Nhận xét A không đúng
- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
=> Nhận xét B, C, D đúng.
Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng
-
A.
tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
-
B.
tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ.
-
C.
giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
-
D.
giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
Đáp án : C
Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là:
-
A.
Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
-
B.
Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
-
C.
Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
-
D.
Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Đáp án : A
Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do
-
A.
sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
-
B.
điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu)
-
C.
tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
-
D.
nhiều hoang mạc, bồn địa.
Đáp án : B
Liên hệ những hạn chế về đặc điểm tự nhiên miền Tây Trung Quốc.
Những hạn chế về điều kiện tự nhiên miền Tây Trung Quốc là: - Địa hình chủ yếu là núi cao và bồn địa -> giao thông đi lại khó khăn.
- Đất chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc + khí hậu khắc nghiệt => gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
=> Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: về địa hình, khí hậu và đất đai đã khiến miền lãnh thổ phía Tây Trung Quốc có dân cư thưa thớt.
Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo so với Đông Nam Á lục địa là
-
A.
Đồng bằng phù sa nằm đang xen giữa các dãy núi
-
B.
Có nhiều núi lửa đang hoạt động
-
C.
Ít đồng bằng, nhiều khối núi cao và đồ sộ.
-
D.
Núi thường thấp dưới 3000m
Đáp án : B
Liên hệ đến đặc điểm địa hình nổi bật của hai khu vực.
Đông Nam Á biển đảo có địa hình gồm nhiều núi và núi lửa (nằm gần với vành đai núi lửa Thái Bình Dương).
Đông Nam Á lục địa địa hình gồm nhiều núi, đồng bằng ven biển nhưng đặc điểm địa chất ổn định hơn và không có núi lửa hoạt động.
=> Vậy điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là :có nhiều núi lửa đang hoạt động
Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
-
A.
Công cuộc đại nhảy vọt.
-
B.
Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.
-
C.
Công cuộc hiện đại hóa.
-
D.
Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
Đáp án : C
Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc
Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
-
A.
Khí hậu ôn đới lục địa.
-
B.
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
-
C.
Khí hậu ôn đới gió mùa.
-
D.
Khí hậu ôn đới hải dương.
Đáp án : A
Kiểu khí hậu ôn đới lục địa với tính chất khô hạn làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc.
Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do
-
A.
Sản lượng lương thực thấp.
-
B.
Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.
-
C.
Dân số đông nhất thế giới.
-
D.
Năng suất cây lương thực thấp.
Đáp án : C
Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)
Biết rằng: Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)
Trung Quốc có sản lượng lương thực lớn nhưng dân số đông (chiếm 1/5 dân số thế giới)
=> Bình quân lương thực đầu người thấp.
Ngày nay, nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân, nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn chủ yếu là do
-
A.
gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.
-
B.
gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng.
-
C.
đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
-
D.
chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
Đáp án : B
Nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư của khu vực này.
- Trước kia khi chưa hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây, lãnh thổ phía Tây gần như chỉ là vùng sơn nguyên rộng lớn có các hoang mạc khô hạn, nền kinh tế nghèo nàn, hầu như không có dân cư sinh sống, việc giao lưu phát triển kinh tế ở đây gặp rất nhiều trở ngại do thiên nhiên khắc nghiệt.
- Tuyến đường sắt Đông – Tây mới được xây dựng chạy qua Urumsi và các nước Trung Á, Tây Nam Á. Việc hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây chạy qua lãnh thổ phía Tây là một thành tựu rất quan trọng của Trung Quốc, giúp khai phá, đổi mới miền đất này. Các hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa, di chuyển của con người diễn ra nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế -xã hội có nhiều khởi sắc.
=> Do vậy, đã thu hút một bộ phận dân cư về đây sinh sống và phát triển kinh tế => hình thành một dải có mật độ dân số đông hơn với mật độ 1 - 50 người/km2