Đề thi học kì 2 Hóa 10 Cánh diều - Đề số 7
Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
Đề bài
Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
-
A.
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine là do khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
-
B.
Đơn chất chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn đơn chất bromine và iodine.
-
C.
Hai chất KI, KIO 3 sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine
-
D.
Do có độc tính, khí chlorine được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp.
Khi cho 100mL dung dịch KOH 1M vào 100 mL dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
-
A.
1,0M.
-
B.
0,25M.
-
C.
0,5M
-
D.
0,75M.
Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate.
Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau
(1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide.
(2) Nung ở nhiệt độ cao.
(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
(4) Đập nhỏ potassium chlorate.
(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.
Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
-
A.
Sản phẩm cuối cùng của phản ứng giữa Fe 3 O 4 (s) và HI (aq) vừa đủ là FeI 3 , FeI 2 và H 2 O.
-
B.
Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử HF tạo được liên kết hydrogen mạnh.
-
C.
Có thể dùng để làm khô khí hydrogen chloride bằng NaOH(s).
-
D.
Dung dịch hydrohalic acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là HCl.
Trong phản ứng FeS 2 tác dụng với HNO 3 tạo ra sản phẩm Fe(NO 3 ) 3 , NO và H 2 O, H 2 SO 4 thì một phân tử FeS 2 sẽ
-
A.
nhường 15 electron.
-
B.
nhận 15 electron.
-
C.
nhường 9 electron.
-
D.
nhường 9 electron.
Cho phản ứng tert – butyl chloride (tert – C 4 H 9 CI) với nước:
C 4 H 9 CI (l) + H 2 O (l) ⟶ C 4 H 9 OH (aq) + HCl (aq)
Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo tert – butyl chloride, với nồng độ ban đầu là 0,22 M, sau 4s, nồng độ còn lại 0,10 M.
-
A.
0,12 M/s.
-
B.
0,03 M/s.
-
C.
0,06 M/s.
-
D.
0,09 M/s.
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đúng ?
-
A.
Các chất có giá trị \({\Delta _f}H_{298}^0\)< 0 đều kém bền hơn về mặt năng lượng nhiệt so với các đơn chất bền tạo nên nó.
-
B.
Giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất luôn bằng 0.
-
C.
Các chất có giá trị \({\Delta _f}H_{298}^0\)> 0 đều bền hơn về mặt năng lượng nhiệt so với các đơn chất bền tạo nên nó.
-
D.
Giá trị biến thiên enthalpyl tạo thành chuẩn càng âm thì chất đó càng kém bền và ngược lại.
Từ số liệu bảng enthalpy tạo thành chuẩn, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:
C 2 H 6 (g) + \(\frac{7}{2}\)O 2 (g) → 2CO 2 (g) + 3H 2 O ( l )
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất trên cho ở bảng sau đây :
-
A.
–155,97 kJ.
-
B.
-1559,82 kJ.
-
C.
+ 1559,82 kJ.
-
D.
+155,97 kJ.
Đốt cháy hết 13,6g hỗn hợp Mg, Fe trong bình khí chlorine dư, sau phản ứng thấy thể tích khí chlorine giảm 9,916 L (đkc). Khối lượng muối chloride khan thu được là
-
A.
65,0 g.
-
B.
38,0 g.
-
C.
50,8 g.
-
D.
42,0 g.
Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3,5. Ở 15 °C, tốc độ của phản ứng này bằng 0,2 M s -1 . Tốc độ của phản ứng ở 40 °C là :
-
A.
4,6 M/s
-
B.
2,3 M/s.
-
C.
6,4 M/s.
-
D.
3,2 M/s.
Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?
-
A.
C
-
B.
CO 2 .
-
C.
CaCO 3 .
-
D.
CH 4 .
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ của phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq), những mô tả nào sau đây phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm?
(1) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng.
(2) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng.
(3) Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng.
(4) Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng.
-
A.
(1) và (3).
-
B.
(1) và (4).
-
C.
(2) và (4).
-
D.
(2) và (3).
Dung dịch muối X không màu, tác dụng với dung dịch silver nitrate, sản phẩm có chất kết tủa màu vàng đậm. Dung dịch muối X là
-
A.
Sodium iodide
-
B.
Zinc chloride
-
C.
Iron (III) nitrate
-
D.
potassium bromide.
Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?
-
A.
Nhiệt độ chất phản ứng.
-
B.
Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ,...).
-
C.
Nồng độ chất phản ứng.
-
D.
Tỉ trọng của chất phản ứng.
Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen với halogen nào sau đây xảy ra thuận nghịch?
-
A.
F 2 .
-
B.
I 2 .
-
C.
Br 2 .
-
D.
Cl 2 .
Cho các phát biểu sau:
a) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thuỷ phân các chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
b) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine dùng để sản xuất fluorine.
c) Trong công nghiệp, hydrofluoric acid dùng tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.
d) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay thế chất CFC), chất chảy cryolite, …
Cho các phát biểu sau
a) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.
b) Fluorine có số oxi hoá bằng -1 trong các hợp chất.
c) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
d) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.
Cho các phát biểu sau
a) Tốc độ của mọi phản ứng hóa học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
b) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng đều bằng nhau và bằng 1.
c) Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.
d) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.
Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,6 kJ
\({H_2}(g) + C{l_2}(g) \to 2HCl(g)\)(1)
a) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là -184,6 kJ/mol
b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -184,6 kJ
c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3 kJ/mol
d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -92,3 kJ.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
-
A.
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine là do khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
-
B.
Đơn chất chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn đơn chất bromine và iodine.
-
C.
Hai chất KI, KIO 3 sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine
-
D.
Do có độc tính, khí chlorine được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp.
Đáp án : D
Dựa vào tính chất vật lí của halogen
Khí chlorine dùng để sản xuất thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
Đáp án D
Khi cho 100mL dung dịch KOH 1M vào 100 mL dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
-
A.
1,0M.
-
B.
0,25M.
-
C.
0,5M
-
D.
0,75M.
Đáp án : A
Dựa vào phản ứng giữa KOH và HCl
n KOH = 0,1.1 = 0,1 mol
KOH + HCl \( \to \)KCl + H 2 O
0,1 0,1
=> CM HCl = 0,1 : 0,1 = 1M
Đáp án A
Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate.
Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau
(1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide.
(2) Nung ở nhiệt độ cao.
(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
(4) Đập nhỏ potassium chlorate.
(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.
Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : C
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
(1), (2), (4) (5) làm tăng tốc độ phản ứng
Đáp án C
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
-
A.
Sản phẩm cuối cùng của phản ứng giữa Fe 3 O 4 (s) và HI (aq) vừa đủ là FeI 3 , FeI 2 và H 2 O.
-
B.
Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử HF tạo được liên kết hydrogen mạnh.
-
C.
Có thể dùng để làm khô khí hydrogen chloride bằng NaOH(s).
-
D.
Dung dịch hydrohalic acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là HCl.
Đáp án : B
Dựa vào tính chhất của hydrohalic acid
Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử HF tạo được liên kết hydrogen mạnh.
Đáp án B
Trong phản ứng FeS 2 tác dụng với HNO 3 tạo ra sản phẩm Fe(NO 3 ) 3 , NO và H 2 O, H 2 SO 4 thì một phân tử FeS 2 sẽ
-
A.
nhường 15 electron.
-
B.
nhận 15 electron.
-
C.
nhường 9 electron.
-
D.
nhường 9 electron.
Đáp án : A
Dựa vào quá trình cho nhận electron
\({(Fe{S_2})^o} \to F{e^{ + 3}} + 2.{S^{ + 6}} + 15e\)
1 phân tử FeS 2 sẽ nhường 15 electron
Đáp án A
Cho phản ứng tert – butyl chloride (tert – C 4 H 9 CI) với nước:
C 4 H 9 CI (l) + H 2 O (l) ⟶ C 4 H 9 OH (aq) + HCl (aq)
Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo tert – butyl chloride, với nồng độ ban đầu là 0,22 M, sau 4s, nồng độ còn lại 0,10 M.
-
A.
0,12 M/s.
-
B.
0,03 M/s.
-
C.
0,06 M/s.
-
D.
0,09 M/s.
Đáp án : B
Dựa vào công thức tính tốc độ phản ứng
\(v = \frac{{0,22 - 0,1}}{4} = 0,03M/s\)
Đáp án B
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đúng ?
-
A.
Các chất có giá trị \({\Delta _f}H_{298}^0\)< 0 đều kém bền hơn về mặt năng lượng nhiệt so với các đơn chất bền tạo nên nó.
-
B.
Giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất luôn bằng 0.
-
C.
Các chất có giá trị \({\Delta _f}H_{298}^0\)> 0 đều bền hơn về mặt năng lượng nhiệt so với các đơn chất bền tạo nên nó.
-
D.
Giá trị biến thiên enthalpyl tạo thành chuẩn càng âm thì chất đó càng kém bền và ngược lại.
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về enthalpy tạo thành chuẩn của chất
Giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất luôn bằng 0
Đáp án B
Từ số liệu bảng enthalpy tạo thành chuẩn, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:
C 2 H 6 (g) + \(\frac{7}{2}\)O 2 (g) → 2CO 2 (g) + 3H 2 O ( l )
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất trên cho ở bảng sau đây :
-
A.
–155,97 kJ.
-
B.
-1559,82 kJ.
-
C.
+ 1559,82 kJ.
-
D.
+155,97 kJ.
Đáp án : B
Dựa vào công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng
\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^o = 2.{\Delta _f}H_{298}^oC{O_2} + 3.{\Delta _f}H_{298}^o{H_2}{\rm{O}} - {\Delta _f}H_{298}^o{C_2}{H_6}\\ = 2.( - 393,5) + 2.( - 285,84) - ( - 84,7) = - 1559,82kJ\end{array}\)
Đáp án B
Đốt cháy hết 13,6g hỗn hợp Mg, Fe trong bình khí chlorine dư, sau phản ứng thấy thể tích khí chlorine giảm 9,916 L (đkc). Khối lượng muối chloride khan thu được là
-
A.
65,0 g.
-
B.
38,0 g.
-
C.
50,8 g.
-
D.
42,0 g.
Đáp án : D
Dựa vào phương pháp bảo toàn khối lượng
n Cl2 = 9,916 : 24,79 = 0,4 mol
m Cl2 = 0,4 . 71 = 28,4g
m muối chloride = m hỗn hợp kim loại + m Cl2 = 13,6 + 28,4 = 42g
Đáp án D
Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3,5. Ở 15 °C, tốc độ của phản ứng này bằng 0,2 M s -1 . Tốc độ của phản ứng ở 40 °C là :
-
A.
4,6 M/s
-
B.
2,3 M/s.
-
C.
6,4 M/s.
-
D.
3,2 M/s.
Đáp án : A
Dựa vào hệ số Van’t Hoff
\(\begin{array}{l}\frac{{{v_{{{40}^o}C}}}}{{{v_{{{15}^o}C}}}} = {\gamma ^{\frac{{(40 - 15)}}{{10}}}}\\ \to \frac{{{v_{{{40}^o}C}}}}{{0,2}} = 3,{5^{2,5}} \to {v_{{{40}^o}C}} = 4,6M/s\end{array}\)
Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?
-
A.
C
-
B.
CO 2 .
-
C.
CaCO 3 .
-
D.
CH 4 .
Đáp án : A
Các nguyên tử vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử khi có số oxi hóa chưa đạt cao nhất và thấp nhất
Nguyên tử C vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử
Đáp án A
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ của phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq), những mô tả nào sau đây phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm?
(1) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng.
(2) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng.
(3) Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng.
(4) Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng.
-
A.
(1) và (3).
-
B.
(1) và (4).
-
C.
(2) và (4).
-
D.
(2) và (3).
Đáp án : A
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Mg tan dần, có bọt khí xuất hiện
(1) và (3) là hiện tượng xảy ra khi tăng nhiệt độ
Đáp án A
Dung dịch muối X không màu, tác dụng với dung dịch silver nitrate, sản phẩm có chất kết tủa màu vàng đậm. Dung dịch muối X là
-
A.
Sodium iodide
-
B.
Zinc chloride
-
C.
Iron (III) nitrate
-
D.
potassium bromide.
Đáp án : A
Dựa vào màu của kết tủa
Sản phẩm có chất kết tủa màu vàng => Kết tủa là AgI
Dung dịch muối X là NaI
Đáp án A
Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?
-
A.
Nhiệt độ chất phản ứng.
-
B.
Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ,...).
-
C.
Nồng độ chất phản ứng.
-
D.
Tỉ trọng của chất phản ứng.
Đáp án : D
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Tỉ trọng của chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Đáp án D
Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen với halogen nào sau đây xảy ra thuận nghịch?
-
A.
F 2 .
-
B.
I 2 .
-
C.
Br 2 .
-
D.
Cl 2 .
Đáp án : B
Dựa vào phản ứng giữa hydrogen với halogen
Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen và I 2 xảy ra thuận nghịch
Đáp án B
Cho các phát biểu sau:
a) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thuỷ phân các chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
b) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine dùng để sản xuất fluorine.
c) Trong công nghiệp, hydrofluoric acid dùng tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.
d) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay thế chất CFC), chất chảy cryolite, …
a) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thuỷ phân các chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
b) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine dùng để sản xuất fluorine.
c) Trong công nghiệp, hydrofluoric acid dùng tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.
d) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay thế chất CFC), chất chảy cryolite, …
a) đúng
b) sai, F 2 được sản xuất từ điện phân dung dịch KF, HF
c) sai, HCl được dùng để tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép
d) đúng
Cho các phát biểu sau
a) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.
b) Fluorine có số oxi hoá bằng -1 trong các hợp chất.
c) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
d) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.
a) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.
b) Fluorine có số oxi hoá bằng -1 trong các hợp chất.
c) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
d) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.
a) đúng
b) đúng
c) sai, AgF tan trong nước
d) đúng
Cho các phát biểu sau
a) Tốc độ của mọi phản ứng hóa học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
b) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng đều bằng nhau và bằng 1.
c) Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.
d) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.
a) Tốc độ của mọi phản ứng hóa học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
b) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng đều bằng nhau và bằng 1.
c) Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.
d) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.
a) sai, các phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng
b) sai, Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.
c) sai, hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất tham gia
d) đúng
Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,6 kJ
\({H_2}(g) + C{l_2}(g) \to 2HCl(g)\)(1)
a) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là -184,6 kJ/mol
b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -184,6 kJ
c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3 kJ/mol
d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -92,3 kJ.
a) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là -184,6 kJ/mol
b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -184,6 kJ
c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3 kJ/mol
d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -92,3 kJ.
(a) sai, vì phản ứng tạo 2 mol HCl
(b) đúng
(c) đúng
(d) sai
\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^o = 4.{E_{C - H}} + 2.{E_{O = O}} - 2.{E_{C = O}} - 2.2.{E_{O - H}}\\ = 4.418 + 2.494 - 2.732 - 4.459 = - 640kJ\end{array}\)
\(v = \frac{1}{2}.\frac{{0,024 - 0,02}}{5} = {4.10^{ - 4}}\)
\(\frac{{{v_{{{70}^o}C}}}}{{{v_{{{60}^o}C}}}} = {\gamma ^{\frac{{(70 - 60)}}{{10}}}} \to {v_{{{60}^o}C}} = \frac{{{{2.10}^{ - 7}}}}{{2.25}} = 8,{8.10^{ - 8}}\)
n Fe = 2,8 : 56 = 0,05 mol
\(F{e^o} \to F{e^{ + 3}} + 3{\rm{e}}\)
0,05 0,15
\(M{n^{ + 7}} + 5{\rm{e}} \to M{n^{ + 2}}\)
0,03\( \leftarrow \)0,15
V KMnO4 = 0,03.0,1 = 0,003 = 30ml