Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2 — Không quảng cáo

Đề thi khoa học tự nhiên 7, đề kiểm tra khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 2 KHTN 7 - Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì

Đề bài

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Câu 2. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

A. Giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

B. Giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

C. Giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập

D. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển

Câu 3. Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa?

A. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.

B. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.

C. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

Câu 4. Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là

A. cửa sổ.                                                                B. ánh sáng.

C. độ ẩm không khí.                                                 D. nồng độ oxygen.

Câu 5. Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?

A. Bệnh quáng gà.                                                   B. Bệnh bướu cổ.

C. Bệnh suy tim.                                                      D. Bệnh còi xương.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?

A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.

B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.

C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.

Câu 7. Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.

B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Câu 8. Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để

A. tìm ra thời điểm học tập trong ngày phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

B. tạo ra không gian học tập thoải mái và phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

C. nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.

D. tìm ra phương pháp kéo dài thời gian tập trung học tập của mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

Câu 9. Hiện tượng hướng ánh sáng có thể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

A. Cây nho leo giàn.                                                B. Uốn cây bonsai

C. Kích thích hạt mẩy ở lúa                                      D. Kích thích nảy mầm ở đậu tương

Câu 10. Chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi không phải vì lí do nào sau đây?

A. Vì một số loài côn trùng giúp tăng tỉ lệ đậu hoa.

B. Vì một số loài côn trùng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên cho hoa.

C. Vì một số loài côn trùng là thiên địch bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp.

D. Vì một số loài côn trùng đem lại nguồn lợi ích kinh tế cho con người.

Câu 11. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:

A. Học được                                                             B. Bẩm sinh

C. Hỗn hợp                                                              D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 12. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Sự tăng kích thước của cành.                                B. Hạt nảy mầm.

C. Cây mầm ra lá.                                                    D. Cây ra hoa.

Câu 13. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.

C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.

D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Câu 14. Máu trong hệ mạch trao đổi khí O2 và các chất dinh dưỡng với tế bào ở:

A. mao mạch                   B. động mạch                  C. tĩnh mạch          D. cả 3 loại mạch

Câu 15. Hình thức sinh sản nào dưới đây là hình thức sinh sản hữu tính?

A. Sinh sản trinh sinh ở ong.                                    B. Phân đôi của trùng roi xanh.

C. Nảy chồi ở thủy tức.                                            D. Đẻ con ở lớp Thú.

Câu 16. Hiện tượng cây phát triển hướng về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là:

A. Tính hướng tiếp xúc                                             B. Tính hướng sáng

C. Tính hướng hóa                                                   D. Tính hướng nước

Câu 17. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Sự tăng kích thước của cành.                                B. Hạt nảy mầm.

C. Cây mầm ra lá.                                                    D. Cây ra hoa.

Câu 18. Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.

B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.

C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.

D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 19. Phế quản và phổi thuộc vào hệ cơ quan nào ở người?

A. Hệ tuần hoàn                                                        B. Hệ vận động

C. Hệ hô hấp                                                            D. Hệ tiêu hóa

Câu 20. Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.

B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.

C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.

D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 21. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của:

A. các hệ cơ quan trong cơ thể

B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào

C. các mô trong cơ thể

D. các cơ quan trong cơ thể

Câu 22. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

A. 2 000 mL.                   B. 1 500 mL.                   C. 1000 mL.                    D. 3 000 mL.

Câu 23. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.

C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.

D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Câu 24. Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì

A. ấu trùng muỗi có kích thước to, dễ nhìn thấy nên dễ tác động nhất.

B. ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.

C. ấu trùng muỗi tiếp xúc trực tiếp với con người nên dễ tác động nhất.

D. ấu trùng muỗi không sinh được độc tố nên dễ tác động nhất.

Câu 25. Hoa lưỡng tính là

A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.

B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.

C. hoa có nhị và nhụy hoa.

D. hoa có đài và tràng hoa.

Câu 26. Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật

A. không có tác dụng vì ánh sáng không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.

B. giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể.

C. giúp động vật hấp thu thêm ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ cho sinh trưởng và phát triển.

D. giúp động vật loại bỏ các vi khuẩn ngoài da, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.

Phương pháp giải:

Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể.

Câu 27. Đối với cây ăn quả, việc người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả sẽ có tác dụng

A. giúp tăng độ ngọt cho các loại quả.

B. giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

C. giúp tiêu diệt các loài sâu phá hoại cây.

D. giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

Câu 28. Việc trồng xen canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích nào sau đây?

A. Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

B. Bắp cải tạo bóng râm cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

C. Mía tạo ra chất khoáng cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

D. Bắp cải tạo ra chất khoáng cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 2 (1 điểm) . Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể?

Đáp án

1. A

2. A

3. C

4. B

5. D

6. B

7. C

8. C

9. B

10. D

11. B

12. A

13. A

14. A

15. D

16. C

17. A

18. D

19. C

20. A

21. B

22. A

23. A

24. B

25. C

26. B

27. D

28. A

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1 .

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Phương pháp giải:

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 2.

Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

A. Giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

B. Giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

C. Giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập

D. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình cảm ứng ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

Chọn A.

Câu 3.

Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa?

A. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.

B. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.

C. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là: Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính được phân biệt bởi sự có mặt của nhị và nhụy trên bông hoa.

Hoa đơn tính chỉ có nhị/nhụy trên mỗi bông hoa.

Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một bông hoa.

Chọn C.

Câu 4.

Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là

A. cửa sổ.                                                                B. ánh sáng.

C. độ ẩm không khí.                                                 D. nồng độ oxygen.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là ánh sáng.

Chọn B.

Câu 5.

Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?

A. Bệnh quáng gà.                                                   B. Bệnh bướu cổ.

C. Bệnh suy tim.                                                      D. Bệnh còi xương.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh còi xương, vì ánh sáng kích thích sự chuyển hóa vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi và làm cho xương chắc khỏe.

Chọn D.

Câu 6.

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?

A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.

B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.

C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng là: Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.

Chọn B.

Câu 7.

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.

B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Phương pháp giải:

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính có thể hút các vật bằng sắt.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Câu 8.

Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để

A. tìm ra thời điểm học tập trong ngày phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

B. tạo ra không gian học tập thoải mái và phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

C. nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.

D. tìm ra phương pháp kéo dài thời gian tập trung học tập của mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

Phương pháp giải:

Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Câu 9.

Hiện tượng hướng ánh sáng có thể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

A. Cây nho leo giàn.                                                B. Uốn cây bonsai

C. Kích thích hạt mẩy ở lúa                                      D. Kích thích nảy mầm ở đậu tương

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cảm ứng ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng hướng ánh sáng có thể được ứng dụng trong thực tiễn như uốn cây bonsai.

Chọn B.

Câu 10.

Chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi không phải vì lí do nào sau đây?

A. Vì một số loài côn trùng giúp tăng tỉ lệ đậu hoa.

B. Vì một số loài côn trùng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên cho hoa.

C. Vì một số loài côn trùng là thiên địch bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp.

D. Vì một số loài côn trùng đem lại nguồn lợi ích kinh tế cho con người.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

Lời giải chi tiết:

Chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi không phải vì một số loài côn trùng đem lại nguồn lợi ích kinh tế cho con người.

Chọn D.

Câu 11.

Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:

A. Học được                                                            B. Bẩm sinh

C. Hỗn hợp                                                              D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính bẩm sinh.

Chọn B.

Câu 12.

Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Sự tăng kích thước của cành.                                B. Hạt nảy mầm.

C. Cây mầm ra lá.                                                    D. Cây ra hoa.

Phương pháp giải:

Quá trình sự tăng kích thước của cành là quá trình sinh trưởng của thực vật.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 13.

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.

C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.

D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Phương pháp giải:

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự: Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 14.

Máu trong hệ mạch trao đổi khí O2 và các chất dinh dưỡng với tế bào ở:

A. mao mạch                   B. động mạch                  C. tĩnh mạch          D. cả 3 loại mạch

Phương pháp giải:

Hệ tuần hoàn ở người có nhiệm vụ trao đổi khí và các chất dinh dưỡng giữa các tế bào của cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Hệ tuần hoàn ở người gồm tim và hệ mạch. Hệ mạch gồm 3 loại mạch: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Trong đó, máu tại mao mạch có nhiệm vụ trao đổi chất với các tế bào.

Chọn A.

Câu 15.

Hình thức sinh sản nào dưới đây là hình thức sinh sản hữu tính?

A. Sinh sản trinh sinh ở ong.                                    B. Phân đôi của trùng roi xanh.

C. Nảy chồi ở thủy tức.                                            D. Đẻ con ở lớp Thú.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con ở lớp Thú.

Chọn D.

Câu 16.

Hiện tượng cây phát triển hướng về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là:

A. Tính hướng tiếp xúc                                            B. Tính hướng sáng

C. Tính hướng hóa                                                  D. Tính hướng nước

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cảm ứng ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng cây phát triển hướng về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa của cây.

Chọn C.

Câu 17.

Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Sự tăng kích thước của cành.                                B. Hạt nảy mầm.

C. Cây mầm ra lá.                                                    D. Cây ra hoa.

Phương pháp giải:

Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình lớn lên của cây do sự gia tăng về kích thước và số lượng tế bào của cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Quá trình sinh trưởng của thực vật là: sự tăng kích thước của cành.

Chọn A.

Câu 18.

Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.

B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.

C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.

D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về nam châm.

Lời giải chi tiết:

Mạt sắt đặt ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất.

Chọn D.

Câu 19.

Phế quản và phổi thuộc vào hệ cơ quan nào ở người?

A. Hệ tuần hoàn                                                       B. Hệ vận động

C. Hệ hô hấp                                                            D. Hệ tiêu hóa

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về quá trình trao đổi khí ở người.

Lời giải chi tiết:

Phế quản và phổi là cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người.

Chọn C.

Câu 20.

Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.

B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.

C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.

D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng là rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.

Chọn A.

Câu 21.

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của:

A. các hệ cơ quan trong cơ thể

B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào

C. các mô trong cơ thể

D. các cơ quan trong cơ thể

Phương pháp giải:

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Câu 22.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

A. 2 000 mL.                   B. 1 500 mL.                   C. 1000 mL.                    D. 3 000 mL.

Phương pháp giải:

Dựa vào dữ kiện đề bài cho.

Lời giải chi tiết:

Lượng nước học sinh lớp 8 đó cần uống 1 ngày là: 50 x 40 = 2000 mL.

Chọn A.

Câu 23.

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.

C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.

D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Phương pháp giải:

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự: Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 24.

Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì

A. ấu trùng muỗi có kích thước to, dễ nhìn thấy nên dễ tác động nhất.

B. ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.

C. ấu trùng muỗi tiếp xúc trực tiếp với con người nên dễ tác động nhất.

D. ấu trùng muỗi không sinh được độc tố nên dễ tác động nhất.

Phương pháp giải:

Vận dụng quá trình sinh trưởng và phát triển của muỗi để ứng dụng vào việc tiêu diệt muỗi.

Lời giải chi tiết:

Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.

Chọn B.

Câu 25.

Hoa lưỡng tính là

A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.

B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.

C. hoa có nhị và nhụy hoa.

D. hoa có đài và tràng hoa.

Phương pháp giải:

Thực vật có hoa được chia thành 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Lời giải chi tiết:

Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy hoa.

Chọn C.

Câu 26.

Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật

A. không có tác dụng vì ánh sáng không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.

B. giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể.

C. giúp động vật hấp thu thêm ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ cho sinh trưởng và phát triển.

D. giúp động vật loại bỏ các vi khuẩn ngoài da, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.

Phương pháp giải:

Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Câu 27.

Đối với cây ăn quả, việc người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả sẽ có tác dụng

A. giúp tăng độ ngọt cho các loại quả.

B. giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

C. giúp tiêu diệt các loài sâu phá hoại cây.

D. giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

Phương pháp giải:

Đối với cây ăn quả, việc người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả sẽ có tác dụng giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

Lời giải chi tiết:

Chọn D.

Câu 28.

Việc trồng xen canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích nào sau đây?

A. Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

B. Bắp cải tạo bóng râm cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

C. Mía tạo ra chất khoáng cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

D. Bắp cải tạo ra chất khoáng cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

Phương pháp giải:

Việc trồng xen canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

- Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

- Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.

Câu 2 (1 điểm) .

Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể nhằm giữ lại môi trường sống quen thuộc cho các sinh vật trong bể cá, đảm bảo sự thay đổi các nhân tố môi trường diễn ra từ từ, tránh hiện tượng sốc ở sinh vật do thay đổi môi trường đột ngột.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 14
Đề thi học kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 15
Đề thi học kì 1 KHTN 7 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 7 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2
Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 3
Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 4
Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 5
Đề thi học kì 2 KHTN 7 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 KHTN 7 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết