Đề thi học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 2
Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là
Đề bài
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1. Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là
A. tính hướng tiếp xúc B. tính hướng sáng
C. tính hướng hóa D. tính hướng nước
Câu 2. Sinh sản vô tính là:
A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
B. hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.
C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.
D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
Câu 3. Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
A. 1,5 – 2L B. 0,5 – 1L C. 2 – 2,5L D. 2,5 – 3L
Câu 4. Hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan rễ, thân, lá của cơ thể mẹ gọi là
A. Sinh sản hữu tính B. Sinh sản phân đôi
C. Sinh sản bằng bào tử D. Sinh sản sinh dưỡng
Câu 5. Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?
A. Cây xương rồng B. Cây vạn tuế
C. Cây lưỡi hổ D. Cây bắp cải
Câu 6. Trong nuôi cấy phôi động vật, người ta có thể kích thích trứng chín và rụng bằng cách nào sau đây?
A. Điều chỉnh yếu tố nhiệt độ.
B. Sử dụng hormone nhân tạo.
C. Bật nhạc cho động vật nghe.
D. Tăng thời gian chiếu sáng trong ngày.
Câu 7. Quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhụy gọi là
A. thụ tinh. B. thụ phấn.
C. hình thành quả. D. hình thành hạt.
Câu 8. Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?
A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.
B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
D. Người giảm cân sau khi ốm.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
D. Cây táo non phát triển từ hạt.
Câu 10. Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?
A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.
B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.
D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quả?
A. Phôi phân chia và sinh trưởng dày lên hình thành quả.
B. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
C. Quả có thể là phương tiện để phát tán hạt.
D. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành.
Câu 12. Từ trường gây ra hiện tượng nào sau đây?
A. Làm đồng hồ chạy sai giờ.
B. Làm xảy ra hiện tượng cực quang ở địa cực.
C. Làm bóng đèn sợi đốt phát sáng.
D. Cả A và B.
Câu 13. Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có hình thức sinh sản vô tính?
A. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
B. Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.
C. Sứa, san hô, giun đất, tôm, cua, thủy tức.
D. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
Câu 14. Hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh gọi là
A. nảy chồi. B. phân mảnh.
C. trinh sản. D. sinh sản sinh dưỡng.
Câu 15. Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?
A. Vì thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
B. Vì tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh.
C. Vì cành của các cây trên quá to, khó đứng vững.
D. Vì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém.
Câu 16. Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí?
A. Lực kế. B. Máy bắn tốc độ. C. Dao động kí. D. La bàn.
Câu 17. Để chuyển hàng là những tấm sắt nặng hàng chục tấn dễ dàng, ta có thể dùng cần cẩu gắn nam châm điện. Đến nơi xếp dỡ hàng, người điều khiển cần
A. ngắt điện qua nam châm điện.
B. đổi chiều dòng điện chạy qua nam châm điện.
C. đóng điện chạy qua nam châm điện.
D. tăng dòng điện chạy qua nam châm điện.
Câu 18. Thủy tức sinh sản bằng hình thức
A. trinh sản. B. phân đôi. C. nảy chồi. D. phân mảnh.
Câu 19. Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Giai đoạn hình thành giao tử. B. Giai đoạn thụ tinh.
C. Giai đoạn phát triển phôi. D. Giai đoạn đẻ con.
Câu 20. Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần, bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Trong trường hợp này, bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào sau đây?
A. Nuôi cấy mô. B. Giâm cành. C. Chiết cành. D. Ghép cành.
Câu 21. Khi đi ra vườn, Lan thấy mỗi lần chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại nhanh chóng cụp xuống. Hiện tượng này là
A. sự sinh trưởng của cây. B. sự phát triển của cây.
C. sự cảm ứng của cây. D. sự sinh sản của cây.
Câu 22. Vì sao người ta có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng?
A. Vì thức ăn của ong mắt đỏ là các loài sâu hại.
B. Vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào trong trứng của các loài sâu hại.
C. Vì ong mắt đỏ có tập tính nửa kí sinh trong cơ thể sâu hại.
D. Vì ong mắt đỏ có tập tính trích nọc độc tiêu diệt côn trùng.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa?
A. Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
B. Hoa đơn tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
C. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.
D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
Câu 24. Gần đến Tết, người ta thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc vì
A. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
B. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
C. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
D. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
Câu 25. Yếu tố nào dưới đây tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật?
A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Nước. D. Hormone.
Câu 26. Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua
A. các hoạt động sống. B. sự trao đổi chất.
C. sự cảm ứng. D. các phản xạ.
Câu 27. Cho các ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật?
A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ.
C. Độ tuổi sinh sản. D. Hormone sinh sản.
Câu 28. Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của
A. hệ tuần hoàn. B. hệ hô hấp. C. hệ bài tiết. D. hệ thần kinh.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật.
Câu 2 (1 điểm) Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật.
Đáp án
1. C |
2. C |
3. A |
4. D |
5. D |
6. B |
7. B |
8. D |
9. D |
10. B |
11. A |
12. D |
13. B |
14. B |
15. A |
16. D |
17. B |
18. C |
19. B |
20. B |
21. C |
22. B |
23. B |
24. B |
25. D |
26. A |
27. C |
28. A |
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1.
Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là A. tính hướng tiếp xúc B. tính hướng sáng C. tính hướng hóa D. tính hướng nước |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa.
Chọn C.
Câu 2.
Sinh sản vô tính là: A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt. B. hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật. C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái. D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia. |
Phương pháp giải:
Có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.
Lời giải chi tiết:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.
Chọn C.
Câu 3.
Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày? A. 1,5 – 2L B. 0,5 – 1L C. 2 – 2,5L D. 2,5 – 3L |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về vai trò của nước đối với sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Người trưởng thành cần cung cấp trung bình 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Chọn A.
Câu 4.
Hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan rễ, thân, lá của cơ thể mẹ gọi là A. Sinh sản hữu tính B. Sinh sản phân đôi C. Sinh sản bằng bào tử D. Sinh sản sinh dưỡng |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan rễ, thân, lá của cơ thể mẹ gọi là sinh sản sinh dưỡng.
Chọn D.
Câu 5.
Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng? A. Cây xương rồng B. Cây vạn tuế C. Cây lưỡi hổ D. Cây bắp cải |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Trong các cây sau, cây không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng là cây bắp cải.
Chọn D.
Câu 6.
Trong nuôi cấy phôi động vật, người ta có thể kích thích trứng chín và rụng bằng cách nào sau đây? A. Điều chỉnh yếu tố nhiệt độ. B. Sử dụng hormone nhân tạo. C. Bật nhạc cho động vật nghe. D. Tăng thời gian chiếu sáng trong ngày. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố tới sinh sản ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Trong nuôi cấy phôi động vật, người ta có thể kích thích trứng chín và rụng bằng cách sử dụng hormone nhân tạo.
Chọn B.
Câu 7.
Quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhụy gọi là A. thụ tinh. B. thụ phấn. C. hình thành quả. D. hình thành hạt. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
Lời giải chi tiết:
Quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhụy gọi là thụ phấn.
Chọn B.
Câu 8.
Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật? A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa. B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn. C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó. D. Người giảm cân sau khi ốm. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tập tính ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ không phải là tập tính của động vật là: Người giảm cân sau khi ốm.
Chọn D.
Câu 9.
Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật? A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ. B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử. C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân. D. Cây táo non phát triển từ hạt. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản vô tính ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
- Hạt được tạo ra do sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái → Cây táo non phát triển từ hạt không phải là hình thức sinh sản vô tính mà là hình thức sinh sản hữu tính.
- Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ, cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân là hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật – một hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
- Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử là hình thức sinh sản bằng bào tử ở thực vật – một hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Trường hợp không phải là sinh sản vô tính ở thực vật là: Cây táo non phát triển từ hạt.
Chọn D.
Câu 10.
Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành? A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn. B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm. C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch. D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn. |
Phương pháp giải:
Đặc điểm con non nở ra từ trứng và có đặc điểm hình thái khác hoàn toàn với cơ thể trưởng thành có ở những loài phát triển qua biến thái.
Lời giải chi tiết:
Các loài động vật có đặc điểm này là: Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
Chọn B.
Câu 11.
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quả? A. Phôi phân chia và sinh trưởng dày lên hình thành quả. B. Quả có vai trò bảo vệ hạt. C. Quả có thể là phương tiện để phát tán hạt. D. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành. |
Phương pháp giải:
Quả là do sự phát triển của bầu nhụy.
Lời giải chi tiết:
Đáp án sai khi nói về quả là: Phôi phân chia và sinh trưởng dày lên hình thành quả.
Chọn A.
Câu 12.
Từ trường gây ra hiện tượng nào sau đây? A. Làm đồng hồ chạy sai giờ. B. Làm xảy ra hiện tượng cực quang ở địa cực. C. Làm bóng đèn sợi đốt phát sáng. D. Cả A và B. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ trường trong thực tế.
Lời giải chi tiết:
Trong thực tế, từ trường gây ra các hiện tượng:
- Làm đồng hồ chạy sai giờ.
- Làm xảy ra hiện tượng cực quang ở địa cực.
Chọn D.
Câu 13.
Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có hình thức sinh sản vô tính? A. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua. B. Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô. C. Sứa, san hô, giun đất, tôm, cua, thủy tức. D. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua. |
Phương pháp giải:
Hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật có bản chất là quá trình phân đôi.
Lời giải chi tiết:
Các loài sinh vật có hình thức sinh sản vô tính là: Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.
Chọn B.
Câu 14.
Hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh gọi là A. nảy chồi. B. phân mảnh. C. trinh sản. D. sinh sản sinh dưỡng. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh gọi là phân mảnh.
Chọn B.
Câu 15.
Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành? A. Vì thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm. B. Vì tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh. C. Vì cành của các cây trên quá to, khó đứng vững. D. Vì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về ứng dụng quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Lời giải chi tiết:
Vì khi chiết cành chúng ta bóc 1 lớp vỏ, khoanh vỏ chỗ cắt đã làm đứt mạch rây của cành nên chất hữu cơ do lá chế tạo ra vận chuyển xuống dưới bị tích tụ lại ở mép vỏ phía trên. Khi gặp độ ẩm của bầu đất làm cho cành ra rễ ở tại đó.
Mà các cây giống cam, chanh, bưởi … có thời gian ra rễ rất chậm nên người ta không sử dụng biện pháp giâm cành.
Chọn A.
Câu 16.
Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí? A. Lực kế. B. Máy bắn tốc độ. C. Dao động kí. D. La bàn. |
Lời giải chi tiết:
Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí là la bàn.
Chọn D.
Câu 17.
Trong quá trình sinh sản hữu tính ở động vật, phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ đối với A. loài đẻ trứng. B. loài đẻ con. C. loài đẻ trứng và loài đẻ con. D. loài sinh sản nảy chồi. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản của động vật.
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình sinh sản hữu tính ở động vật, phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ đối với loài đẻ con.
Chọn B.
Câu 18.
Thủy tức sinh sản bằng hình thức A. trinh sản. B. phân đôi. C. nảy chồi. D. phân mảnh. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản của động vật.
Lời giải chi tiết:
Thủy tức sinh sản bằng hình thức nảy chồi.
Chọn C.
Câu 19.
Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật? A. Giai đoạn hình thành giao tử. B. Giai đoạn thụ tinh. C. Giai đoạn phát triển phôi. D. Giai đoạn đẻ con. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Sinh sản hữu tính ở động vật được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành giao tử
- Giai đoạn thụ tinh
- Giai đoạn phát triển phôi
Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn thụ tinh của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Chọn B.
Câu 20.
Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần, bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Trong trường hợp này, bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào sau đây? A. Nuôi cấy mô. B. Giâm cành. C. Chiết cành. D. Ghép cành. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về ứng dụng sự sinh trưởng và phát triển của thực vật trong thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Bạn Lan đã thực hiện phương pháp giâm cành.
Chọn B.
Câu 21.
Khi đi ra vườn, Lan thấy mỗi lần chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại nhanh chóng cụp xuống. Hiện tượng này là A. sự sinh trưởng của cây. B. sự phát triển của cây. C. sự cảm ứng của cây. D. sự sinh sản của cây. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình cảm ứng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Khi đi ra vườn, Lan thấy mỗi lần chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại nhanh chóng cụp xuống. Hiện tượng này là cảm ứng ở thực vật.
Chọn C.
Câu 22.
Vì sao người ta có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng? A. Vì thức ăn của ong mắt đỏ là các loài sâu hại. B. Vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào trong trứng của các loài sâu hại. C. Vì ong mắt đỏ có tập tính nửa kí sinh trong cơ thể sâu hại. D. Vì ong mắt đỏ có tập tính trích nọc độc tiêu diệt côn trùng. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Người ta có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào trong trứng của các loài sâu hại.
Chọn B.
Câu 23.
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa? A. Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. B. Hoa đơn tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa. C. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa. D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá tình sinh sản hữu tính của thực vật có hoa.
Lời giải chi tiết:
Thực vật có hoa được chia thành 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng 1 hoa, còn hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa.
Chọn B.
Câu 24.
Gần đến Tết, người ta thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc vì A. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết. B. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết. C. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết. D. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Vì hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
Chọn B.
Câu 25.
Yếu tố nào dưới đây tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật? A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Nước. D. Hormone. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Yếu tố tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật là hormone.
Chọn D.
Câu 26.
Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua A. các hoạt động sống. B. sự trao đổi chất. C. sự cảm ứng. D. các phản xạ. |
Phương pháp giải:
Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua các hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 27.
Cho các ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ tuổi sinh sản. D. Hormone sinh sản. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản ở các loài sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Các ví dụ trên chứng minh thực vật sinh sản phụ thuộc vào độ tuổi.
Chọn C.
Câu 28.
Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của A. hệ tuần hoàn. B. hệ hô hấp. C. hệ bài tiết. D. hệ thần kinh. |
Phương pháp giải:
Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách hình thức sinh sản ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Câu 2 (1 điểm)
Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở vật nuôi và cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần làm gì? |
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết và quan sát từ thực tiễn, muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật chúng ta cần chú ý đến các nhân tố tác động lên đời sống sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Mỗi sinh vật đều chịu ảnh hưởng của các nhân tố như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng. Muốn thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, ta cần:
+ Tạo nhiệt độ thích hợp.
+ Cung cấp đủ lượng ánh sáng.
+ Bổ sung nước.
+ Bổ sung chất dinh dưỡng.
Tùy vào nhu cầu của từng sinh vật mà điều chỉnh các nhân tố trên cho phù hợp.