Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Cánh diều


Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5 TN

Đề bài

Câu 1 :

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ

  • B.

    Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

  • C.

    Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

  • D.

    Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ

Câu 2 :

Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Sử dụng cả 3 ngôi kể

Câu 3 :

Khi lắng nghe nội dung tóm tắt của người khác cần lưu ý điều gì?

  • A.

    Chú ý nghe từ khóa

  • B.

    Nghe hết câu, hết ý

  • C.

    Nghe đoạn đầu nội dung

  • D.

    Nghe đoạn cuối nội dung

Câu 4 :

Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?

  • A.

    Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.

  • B.

    Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết

  • C.

    Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.

  • D.

    Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.

Câu 5 :

Hoán dụ là gì?

  • A.

    Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

  • B.

    Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác

  • C.

    Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 6 :

Theo văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? , điều gì đã giúp các cầu thủ Việt Nam hiểu rõ nhiệm vụ của mình và đồng đội trên sân?

  • A.

    Do họ cùng chung nền văn hóa Việt Nam

  • B.

    Do họ đều là những cầu thủ nhiệt huyết và tự tin

  • C.

    Do họ gắn bó với nhau trong thời gian dài

  • D.

    Do họ có ý thức cao và tôn trọng đồng đội

Câu 7 :

Chọn các đáp án đúng

Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Sự chuyển đổi tên gọi

Phóng đại sự vật

Làm thay đổi bản chất sự vật

Dựa trên quy luật liên tưởng

Câu 8 :

Qua đoạn trích Bức tranh của em gái tôi , nhận định đúng nhất về nhân vật người anh khi chưa nhận ra lỗi lầm?

  • A.

    Tự tin, dũng cảm

  • B.

    Tự phụ, kiêu căng

  • C.

    Ích kỉ, nhỏ nhen

  • D.

    Hung hăng, xốc nổi

Câu 9 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau?

Nương lúa nếp nhà Dế Vần đã bắt đầu mướt như lụa dập dềnh trong gió.

( Chim chích bông – Cao Duy Sơn)

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    So sánh

Câu 10 :

Giải thưởng nào dưới đây không phải của Cao Duy Sơn?

  • A.

    Giải A của Hội đồng văn học dân tộc miền núi Hội nhà văn Việt nam 1993

  • B.

    Giải B của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt nam 1999

  • C.

    Giải A của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2007

  • D.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Câu 11 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B.

    Truyện viết về loài vật

  • C.

    Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

  • D.

    Truyện đề cao tình cảm gia đình

Câu 12 :

Trong bài thơ Lượm, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Tự sự, biểu cảm

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

Câu 13 :

Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi ?

  • A.

    Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

  • B.

    Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

  • C.

    Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

  • D.

    Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Câu 14 :

Thực chất trong văn bản Chích bông ơi! có mấy câu chuyện?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 15 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

(Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

    Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Câu 16 :

Trong văn bản Chích bông ơi! , Ò Khìn đã định làm gì khi thấy chú chim nhỏ mắc kẹt trong bụi gai?

  • A.

    Bắt chim ăn thịt

  • B.

    Nhặt và băng bó vết thương cho chú chim

  • C.

    Cứu chim và thả bay về trời

  • D.

    Bắt chim để chơi

Câu 17 :

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

( Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Câu 18 :

Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 19 :

Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? đã nêu lên những thông tin xác thực, khoa học, có căn cứ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 20 :

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí phù hợp với sự kiện trong truyện Chích bông ơi! :

Khìn kêu bố cứu con chim và thả con chim bay về trời

Khìn nghe câu chuyện của bố

Dế Vần cảm thấy lòng nhẹ hơn

Ò Khìn phát hiện chim chích bông

Câu 21 :

Biện pháp nào dưới đây được ví là một phép so sánh ngầm?

Ẩn dụ

Hoán dụ

Câu 22 :

Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

  • A.

    Em gái mình vẽ không đẹp

  • B.

    Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

  • C.

    Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

  • D.

    Em gái vẽ sai về mình

Câu 23 :

Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí để tạo ra định nghĩa: Tóm tắt văn bản thông tin là....

nội dung chính

nêu ngắn gọn

của một văn bản nào đó.

Câu 24 :

Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi! ?

  • A.

    Truyện lồng trong truyện

  • B.

    Ước lệ tượng trưng

  • C.

    Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích

  • D.

    Ngôi kể thứ nhất dễ dàng bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật

Câu 25 :

Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu ?

  • A.

    1995

  • B.

    1996

  • C.

    1997

  • D.

    1998

Câu 26 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản”.

Đúng
Sai
Câu 27 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Câu 28 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 29 :

Cao Duy Sơn từng là Tổng biên tập tạp chí Văn hoá các dân tộc, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 30 :

Truyện Bức tranh của em gái tôi gửi đến bài học về tình cảm gia đình và sự hạn chế trong mỗi con người, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 31 :

Ẩn dụ và hoán dụ là một biện pháp nghệ thuật giống nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 32 :

Ai là tác giả bài thơ Lượm?

  • A.

    Huy Cận

  • B.

    Tế Hanh

  • C.

    Tố Hữu

  • D.

    Xuân Diệu

Câu 33 :

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? được trích từ báo nào?

  • A.

    Thethaovanhoa.vn

  • B.

    Tuoitre.com

  • C.

    Tuoitre.vn

  • D.

    Kienthuc.net.vn

Câu 34 :

Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

  • A.

    Chỉ người lao động

  • B.

    Chỉ công việc lao động

  • C.

    Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả

  • D.

    Chỉ kết quả con người thu được trong lao động

Câu 35 :

Văn bản Chích bông ơi! được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 36 :

Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?

Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống

  • A.

    Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

  • B.

    Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng

  • C.

    Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng

  • D.

    Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể

Câu 37 :

Nhân vật kể chuyện là người anh trai có tác dụng gì?

  • A.

    Nói rõ được tình cảm gia đình

  • B.

    Trình bày đầy đủ tài năng của người em gái

  • C.

    Trình bày được rõ nét tư tưởng tình cảm, trạng thái của người anh

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 38 :

Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng nhắc đến mấy nguyên nhân giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 39 :

Nội dung chính của văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? là gì?

Trình bày vai trò quan trọng của bóng đá

Cung cấp tiểu sử các cầu thủ bóng đá Việt Nam

Cung cấp thông tin về lí do giúp đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng

Câu 40 :

Trong những ví dụ sau, ví dụ nào chứa biện pháp tu từ ẩn dụ?

Bông hoa có mùi thơm rất ngọt

Bố tôi hiền như một ông Bụt

Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò

Cả phòng học lắng nghe cô giáo giảng bài

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ

  • B.

    Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

  • C.

    Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

  • D.

    Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ, đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

- Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

Câu 2 :

Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Sử dụng cả 3 ngôi kể

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất xưng tôi

Câu 3 :

Khi lắng nghe nội dung tóm tắt của người khác cần lưu ý điều gì?

  • A.

    Chú ý nghe từ khóa

  • B.

    Nghe hết câu, hết ý

  • C.

    Nghe đoạn đầu nội dung

  • D.

    Nghe đoạn cuối nội dung

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

Câu 4 :

Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?

  • A.

    Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.

  • B.

    Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết

  • C.

    Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.

  • D.

    Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.

Câu 5 :

Hoán dụ là gì?

  • A.

    Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

  • B.

    Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác

  • C.

    Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Câu 6 :

Theo văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? , điều gì đã giúp các cầu thủ Việt Nam hiểu rõ nhiệm vụ của mình và đồng đội trên sân?

  • A.

    Do họ cùng chung nền văn hóa Việt Nam

  • B.

    Do họ đều là những cầu thủ nhiệt huyết và tự tin

  • C.

    Do họ gắn bó với nhau trong thời gian dài

  • D.

    Do họ có ý thức cao và tôn trọng đồng đội

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Theo văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?, việc các cầu thủ gắn bó với nhau trong thời gian dài đã giúp các cầu thủ Việt Nam hiểu rõ nhiệm vụ của mình và đồng đội trên sân

Câu 7 :

Chọn các đáp án đúng

Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Sự chuyển đổi tên gọi

Phóng đại sự vật

Làm thay đổi bản chất sự vật

Dựa trên quy luật liên tưởng

Đáp án

Sự chuyển đổi tên gọi

Dựa trên quy luật liên tưởng

Lời giải chi tiết :

Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là:

- Gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.

- Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.

Câu 8 :

Qua đoạn trích Bức tranh của em gái tôi , nhận định đúng nhất về nhân vật người anh khi chưa nhận ra lỗi lầm?

  • A.

    Tự tin, dũng cảm

  • B.

    Tự phụ, kiêu căng

  • C.

    Ích kỉ, nhỏ nhen

  • D.

    Hung hăng, xốc nổi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ích kỉ, nhỏ nhen là tính cách của người anh trước đó.

Câu 9 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau?

Nương lúa nếp nhà Dế Vần đã bắt đầu mướt như lụa dập dềnh trong gió.

( Chim chích bông – Cao Duy Sơn)

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    So sánh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên sử dụng phép so sánh (nương lúa mướt như lụa).

Câu 10 :

Giải thưởng nào dưới đây không phải của Cao Duy Sơn?

  • A.

    Giải A của Hội đồng văn học dân tộc miền núi Hội nhà văn Việt nam 1993

  • B.

    Giải B của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt nam 1999

  • C.

    Giải A của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2007

  • D.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cao Duy Sơn không nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Câu 11 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B.

    Truyện viết về loài vật

  • C.

    Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

  • D.

    Truyện đề cao tình cảm gia đình

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung để chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Truyện không viết về loài vật

Câu 12 :

Trong bài thơ Lượm, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Tự sự, biểu cảm

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Đọc lại tác phẩm

Câu 13 :

Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi ?

  • A.

    Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

  • B.

    Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

  • C.

    Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

  • D.

    Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án thích hợp nhất

Lời giải chi tiết :

Câu chuyện là bài học về thái độ trước thành công của người khác.

Câu 14 :

Thực chất trong văn bản Chích bông ơi! có mấy câu chuyện?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Thực chất trong văn bản có hai câu chuyện

Câu 15 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

(Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

    Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu B là câu có trạng ngữ “mùa xuân”

Câu 16 :

Trong văn bản Chích bông ơi! , Ò Khìn đã định làm gì khi thấy chú chim nhỏ mắc kẹt trong bụi gai?

  • A.

    Bắt chim ăn thịt

  • B.

    Nhặt và băng bó vết thương cho chú chim

  • C.

    Cứu chim và thả bay về trời

  • D.

    Bắt chim để chơi

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ò Khìn đã định nhờ bố bắt chim cho mình chơi.

Câu 17 :

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

( Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Đáp án

Áo trắng

Đôi vai

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày: từ ngữ áo trắng đôi vai trong ví dụ trên đều là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể (những y, bác sĩ đang trong tuyến đầu chống đại dịch Covid tại Việt Nam)

Câu 18 :

Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Về hình thức:

- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

Câu 19 :

Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? đã nêu lên những thông tin xác thực, khoa học, có căn cứ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Văn bản đã nêu lên những thông tin xác thực, khoa học, có căn cứ về các nguyên nhân chiến thắng của đội tuyển Việt Nam.

Câu 20 :

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí phù hợp với sự kiện trong truyện Chích bông ơi! :

Khìn kêu bố cứu con chim và thả con chim bay về trời

Khìn nghe câu chuyện của bố

Dế Vần cảm thấy lòng nhẹ hơn

Ò Khìn phát hiện chim chích bông

Đáp án

Ò Khìn phát hiện chim chích bông

Khìn nghe câu chuyện của bố

Khìn kêu bố cứu con chim và thả con chim bay về trời

Dế Vần cảm thấy lòng nhẹ hơn

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng:

- Ò Khìn phát hiện chim chích bông

- Khìn nghe câu chuyện của bố

- Khìn kêu bố cứu con chim và thả con chim bay về trời

- Dế Vần cảm thấy lòng nhẹ hơn

Câu 21 :

Biện pháp nào dưới đây được ví là một phép so sánh ngầm?

Ẩn dụ

Hoán dụ

Đáp án

Ẩn dụ

Hoán dụ

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ được ví là phép so sánh ngầm.

Câu 22 :

Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

  • A.

    Em gái mình vẽ không đẹp

  • B.

    Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

  • C.

    Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

  • D.

    Em gái vẽ sai về mình

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Người anh cảm thấy xấu hổ vì trước đó đã đối xử không tốt, còn ganh tị với em, nhưng cô em gái thì vẽ người anh bằng tấm lòng nhân hậu, trong sáng

Câu 23 :

Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí để tạo ra định nghĩa: Tóm tắt văn bản thông tin là....

nội dung chính

nêu ngắn gọn

của một văn bản nào đó.

Đáp án

nêu ngắn gọn

nội dung chính

của một văn bản nào đó.

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt văn bản thông tin là nêu ngắn gọn nội dung chính của một văn bản nào đó.

Câu 24 :

Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi! ?

  • A.

    Truyện lồng trong truyện

  • B.

    Ước lệ tượng trưng

  • C.

    Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích

  • D.

    Ngôi kể thứ nhất dễ dàng bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích trên.

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật "truyện lồng trong truyện" độc đáo, sinh động là đặc sắc tiêu biểu của văn bản.

Câu 25 :

Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu ?

  • A.

    1995

  • B.

    1996

  • C.

    1997

  • D.

    1998

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Câu 26 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản

Câu 27 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng

Câu 28 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ trên biểu thị nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 29 :

Cao Duy Sơn từng là Tổng biên tập tạp chí Văn hoá các dân tộc, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Cao Duy Sơn từng là Tổng biên tập tạp chí Văn hoá các dân tộc

Câu 30 :

Truyện Bức tranh của em gái tôi gửi đến bài học về tình cảm gia đình và sự hạn chế trong mỗi con người, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

Câu 31 :

Ẩn dụ và hoán dụ là một biện pháp nghệ thuật giống nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết so sánh ẩn dụ và hoán dụ

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp nghệ thuật khác nhau.

Câu 32 :

Ai là tác giả bài thơ Lượm?

  • A.

    Huy Cận

  • B.

    Tế Hanh

  • C.

    Tố Hữu

  • D.

    Xuân Diệu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu là tác giả bài thơ Lượm

Câu 33 :

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? được trích từ báo nào?

  • A.

    Thethaovanhoa.vn

  • B.

    Tuoitre.com

  • C.

    Tuoitre.vn

  • D.

    Kienthuc.net.vn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Văn bản được trích từ Thethaovanhoa.vn

Câu 34 :

Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

  • A.

    Chỉ người lao động

  • B.

    Chỉ công việc lao động

  • C.

    Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả

  • D.

    Chỉ kết quả con người thu được trong lao động

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ, hiểu được nghĩa của câu thơ

Lời giải chi tiết :

Từ “mồ hôi” hoán dụ cho quá trình lao động nặng nhọc, vất vả của con người.

Câu 35 :

Văn bản Chích bông ơi! được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Ngôi thứ nhất và thứ ba

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các ngôi kể đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản Chích bông ơi! được kể theo ngôi thứ ba, tác giả kể chuyện.

Câu 36 :

Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?

Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống

  • A.

    Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

  • B.

    Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng

  • C.

    Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng

  • D.

    Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu hoán dụ

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng phép hoán dụ lấy bộ phận (trái tim và khối óc) để chỉ toàn thể (con người).

Câu 37 :

Nhân vật kể chuyện là người anh trai có tác dụng gì?

  • A.

    Nói rõ được tình cảm gia đình

  • B.

    Trình bày đầy đủ tài năng của người em gái

  • C.

    Trình bày được rõ nét tư tưởng tình cảm, trạng thái của người anh

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Nhân vật kể chuyện là người anh trai có tác dụng trình bày được rõ nét tư tưởng tình cảm, trạng thái của người anh

Nói rõ được tình cảm gia đình

Trình bày đầy đủ tài năng của người em gái

Câu 38 :

Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng nhắc đến mấy nguyên nhân giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Văn bản nhắc đến 5 nguyên nhân giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng.

Câu 39 :

Nội dung chính của văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? là gì?

Trình bày vai trò quan trọng của bóng đá

Cung cấp tiểu sử các cầu thủ bóng đá Việt Nam

Cung cấp thông tin về lí do giúp đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng

Đáp án

Cung cấp thông tin về lí do giúp đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng

Lời giải chi tiết :

Văn bản đã cung cấp thông tin về lí do giúp đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng.

Câu 40 :

Trong những ví dụ sau, ví dụ nào chứa biện pháp tu từ ẩn dụ?

Bông hoa có mùi thơm rất ngọt

Bố tôi hiền như một ông Bụt

Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò

Cả phòng học lắng nghe cô giáo giảng bài

Đáp án

Bông hoa có mùi thơm rất ngọt

Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Những câu chứa phép ẩn dụ:

- Bông hoa có mùi thơm rất ngọt: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (khứu giác -> vị giác).

- Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò: ẩn dụ phẩm chất (chú vẹt dùng chỉ cậu học sinh nói nhiều).


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 6
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 7
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 8
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 9
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 10