Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 TN

Đề bài

Câu 1 :

Dấu ngoặc kép không quan trọng nên không cần thiết phải sử dụng trong các văn bản, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 2 :

Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    Cả ba nội dung trên đều sai

Câu 3 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

  • A.

    Cu Đơ

  • B.

    Trà Long

  • C.

    Đo Đo

  • D.

    Sương Mơ

Câu 4 :

Tìm từ đồng âm trong các câu sau

(1) Năm nay, em học lớp năm.

(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

  • A.

    (1) năm; (2) bông; (3) giá

  • B.

    (1) nay; (2) bông; (3) giá

  • C.

    (1) năm; (2) hoa; (3) giá

  • D.

    (1) năm; (2) bông; (3) bao

Câu 5 :

Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh nhau trèo lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn.

  • B.

    Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi.

  • C.

    Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền.

  • D.

    Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây.

Câu 6 :

Đâu không phải là đặc điểm thơ của Y Phương?

  • A.

    Mạnh mẽ, chân thực và trong sáng

  • B.

    Bình dị, nhẹ nhàng

  • C.

    Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi

  • D.

    Đậm bản sắc vùng cao

Câu 7 :

Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

  • A.

    Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ

  • B.

    Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ

  • C.

    Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

  • D.

    Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

Câu 8 :

Con là in trong tập thơ nào?

  • A.

    Những cánh buồm

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Biển cả

  • D.

    Đàn then

Câu 9 :

Văn bản Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.

    Hãy yêu đời và nắm trọn từng khoảnh khắc sống

  • B.

    Yêu thương và sẻ chia sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

  • C.

    Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 10 :

Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?

  • A.

    Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác

  • B.

    Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức

  • C.

    Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới

  • D.

    Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

Câu 11 :

Bài thơ Mây và sóng được in trong tập thơ nào?

  • A.

    Thơ dâng

  • B.

    Người làm vườn

  • C.

    Si-su

  • D.

    Không có đáp án nào đúng

Câu 12 :

Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nói về nội dung gì?

  • A.

    Kể lại sự tích Thánh Gióng

  • B.

    Tìm hiểu về nguồn gốc Thánh Gióng

  • C.

    Lý giải vì sao Thánh Gióng được tôn vinh

  • D.

    Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng

Câu 13 :

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

  • A.

    Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

  • B.

    Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên

  • C.

    Tặng vật trời đất

  • D.

    Những gì không có thực trong đời

Câu 14 :

Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học

  • A.

    Không có tác dụng gì cả

  • B.

    Làm cho câu nói thú vị hơn

  • C.

    Khiến câu nói dễ hiểu

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Câu 15 :

Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?

  • A.

    Khi bà nội em hiện ra.

  • B.

    Khi trời sắp sáng.

  • C.

    Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.

  • D.

    Khi các que diêm tắt.

Câu 16 :

Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ cả trong chiến tranh và lúc hòa bình , đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 17 :

Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 18 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Câu 19 :

Trong văn bản Góc nhìn, nguyên nhân nào đã khiến chân nhà vua đau đớn sau chuyến vi hành?

  • A.

    Vua phải vận động nhiều

  • B.

    Con đường gập ghềnh sỏi đá

  • C.

    Vua bị bệnh đau chân

  • D.

    Đường đang xây sửa nên rất khó đi

Câu 20 :

Ai là tác giả văn bản Góc nhìn ?

  • A.

    Dân gian

  • B.

    Nguyễn Thanh Tú

  • C.

    Nguyễn Đăng Mạnh

  • D.

    Bùi Đình Phong

Câu 21 :

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Ký sự

Câu 22 :

Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 23 :

Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

  • A.

    Như những đốm lửa vô hình.

  • B.

    Những ngọn hải đăng đặt trên núi.

  • C.

    Hai người khổng lồ.

  • D.

    Như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát.

Câu 24 :

Dòng nào nói lên sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện cùng bọn trẻ trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Rộng bao la, có một vẻ sinh động khác thường.

  • B.

    Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • C.

    Rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • D.

    Rộng lớn nhất thế gian, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

Câu 25 :

Ông từng giữ chức chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng từ năm bao nhiêu?

  • A.

    1990

  • B.

    1991

  • C.

    1992

  • D.

    1993

Câu 26 :

Các ví dụ dưới đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa?

- Ba tôi thường bảo có ba điều phải nhớ trong cuộc sống: thật thà, lương thiện, chăm chỉ.

- Chim sáo hót hay như người thổi sáo

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Câu 27 :

Đâu là năm sinh của Hoàng Trung Thông?

  • A.

    1925

  • B.

    1926

  • C.

    1928

  • D.

    1927

Câu 28 :

Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Hồi kí

  • D.

    Văn bản nghị luận

Câu 29 :

Từ “ngân khố” trong câu sau được hiểu là gì?

Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ ?

Tiền của người dân

Kho tiền của nhà nước

Tiền của quan lại

Câu 30 :

Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm ?

  • A.

    Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.

  • B.

    Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.

  • C.

    Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 31 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thẫm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:

- Thôi, con đi chơi.

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

  • A.

    Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

  • B.

    Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn

  • C.

    Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

  • D.

    Cảnh gia đình Hiên có bữa cơm ấm cúng

Câu 32 :

Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

  • A.

    Com - pa

  • B.

    Quạt điện

  • C.

    Rèm

  • D.

Câu 33 :

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 34 :

Từ “trùm sò” trong câu Lợi là thằng "trùm sò" nổi tiếng trong lớp tôi nghĩa là gì?

  • A.

    Luôn tìm cách thu lợi cho mình

  • B.

    Luôn nghĩ ra sáng kiến thông minh

  • C.

    Luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người

  • D.

    Luôn hòa đồng với tất cả bạn bè

Câu 35 :

Khổ thơ thứ hai của bài thơ Con là … đã so sánh con với thứ gì?

  • A.

    nỗi buồn

  • B.

    niềm vui

  • C.

    hạnh phúc

  • D.

    sợi dây hạnh phúc

Câu 36 :

Câu thơ “Con là nỗi buồn của cha” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Điệp từ

Câu 37 :

Tại sao chúng ta cần phải trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

  • A.

    Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn

  • B.

    Để thống nhất một ý kiến của vấn đề

  • C.

    Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến

  • D.

    Để mọi người hiểu được quan điểm của em và nhìn nhận rõ hơn các khía cạnh của vấn đề

Câu 38 :

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A.

    Tiếng Hán

  • B.

    Tiếng Pháp

  • C.

    Tiếng Anh

  • D.

    Tiếng Nga

Câu 39 :

Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm , ta thấy được điều gì?

  • A.

    Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con.

  • B.

    Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha.

  • C.

    Thầy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con.

  • D.

    Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con.

Câu 40 :

Trong văn bản Những cánh buồm , từ láy nào diễn tả hình ảnh của cha xuất hiện trên cát?

  • A.

    Lom khom

  • B.

    Lênh khênh

  • C.

    Lù khù

  • D.

    Cao cao

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dấu ngoặc kép không quan trọng nên không cần thiết phải sử dụng trong các văn bản, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép rất quan trọng trong những trường hợp cần sử dụng

Câu 2 :

Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    Cả ba nội dung trên đều sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.

Câu 3 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

  • A.

    Cu Đơ

  • B.

    Trà Long

  • C.

    Đo Đo

  • D.

    Sương Mơ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , tác giả nhắc tới quán chợ Đo Đo.

Câu 4 :

Tìm từ đồng âm trong các câu sau

(1) Năm nay, em học lớp năm.

(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

  • A.

    (1) năm; (2) bông; (3) giá

  • B.

    (1) nay; (2) bông; (3) giá

  • C.

    (1) năm; (2) hoa; (3) giá

  • D.

    (1) năm; (2) bông; (3) bao

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

(1) năm; (2) hoa; (3) giá

Câu 5 :

Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh nhau trèo lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn.

  • B.

    Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi.

  • C.

    Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền.

  • D.

    Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản, chú ý các chi tiết xuất hiện nhân vật

Lời giải chi tiết :

Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh nhau trèo lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn là những hoạt động của lũ trẻ trong truyện.

Câu 6 :

Đâu không phải là đặc điểm thơ của Y Phương?

  • A.

    Mạnh mẽ, chân thực và trong sáng

  • B.

    Bình dị, nhẹ nhàng

  • C.

    Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi

  • D.

    Đậm bản sắc vùng cao

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.

Câu 7 :

Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

  • A.

    Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ

  • B.

    Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ

  • C.

    Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

  • D.

    Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, xuất phát từ nghĩa gốc, thông qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ

Câu 8 :

Con là in trong tập thơ nào?

  • A.

    Những cánh buồm

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Biển cả

  • D.

    Đàn then

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Con là in trong tập thơ Đàn then.

Câu 9 :

Văn bản Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.

    Hãy yêu đời và nắm trọn từng khoảnh khắc sống

  • B.

    Yêu thương và sẻ chia sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

  • C.

    Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác phẩm và rút ra thông điệp sâu sắc.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các thông điệp trên đều phù hợp với văn bản.

Câu 10 :

Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?

  • A.

    Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác

  • B.

    Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức

  • C.

    Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới

  • D.

    Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Việc mượn từ nước ngoài, do tiếng Việt chưa có nhiều từ để biểu thị

Câu 11 :

Bài thơ Mây và sóng được in trong tập thơ nào?

  • A.

    Thơ dâng

  • B.

    Người làm vườn

  • C.

    Si-su

  • D.

    Không có đáp án nào đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ),

Câu 12 :

Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nói về nội dung gì?

  • A.

    Kể lại sự tích Thánh Gióng

  • B.

    Tìm hiểu về nguồn gốc Thánh Gióng

  • C.

    Lý giải vì sao Thánh Gióng được tôn vinh

  • D.

    Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản đưa ra ý kiến bàn luận về nhân vật.

Câu 13 :

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

  • A.

    Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

  • B.

    Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên

  • C.

    Tặng vật trời đất

  • D.

    Những gì không có thực trong đời

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung và đưa ra đáp án

Lời giải chi tiết :

“Mây và sóng” biểu tượng cho những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

Câu 14 :

Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học

  • A.

    Không có tác dụng gì cả

  • B.

    Làm cho câu nói thú vị hơn

  • C.

    Khiến câu nói dễ hiểu

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu trên và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Các cách dùng từ đồng nghĩa ở trên làm cho câu nói thú vị hơn

Câu 15 :

Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?

  • A.

    Khi bà nội em hiện ra.

  • B.

    Khi trời sắp sáng.

  • C.

    Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.

  • D.

    Khi các que diêm tắt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi các que diêm tắt.

Câu 16 :

Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ cả trong chiến tranh và lúc hòa bình , đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng.

- Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ cả trong chiến tranh và lúc hòa bình .

Câu 17 :

Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 18 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

Câu 19 :

Trong văn bản Góc nhìn, nguyên nhân nào đã khiến chân nhà vua đau đớn sau chuyến vi hành?

  • A.

    Vua phải vận động nhiều

  • B.

    Con đường gập ghềnh sỏi đá

  • C.

    Vua bị bệnh đau chân

  • D.

    Đường đang xây sửa nên rất khó đi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chân vua bị đau vì con đường gập ghềnh sỏi đá.

Câu 20 :

Ai là tác giả văn bản Góc nhìn ?

  • A.

    Dân gian

  • B.

    Nguyễn Thanh Tú

  • C.

    Nguyễn Đăng Mạnh

  • D.

    Bùi Đình Phong

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Góc nhìn là sáng tác của dân gian

Câu 21 :

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Ký sự

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 22 :

Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt không được sử dụng: nghị luận

Câu 23 :

Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

  • A.

    Như những đốm lửa vô hình.

  • B.

    Những ngọn hải đăng đặt trên núi.

  • C.

    Hai người khổng lồ.

  • D.

    Như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh những ngọn hải đăng đặt trên núi.

Câu 24 :

Dòng nào nói lên sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện cùng bọn trẻ trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Rộng bao la, có một vẻ sinh động khác thường.

  • B.

    Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • C.

    Rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • D.

    Rộng lớn nhất thế gian, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại chi tiết nói về miền đất trước mắt người kể

Lời giải chi tiết :

Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ là sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện.

Câu 25 :

Ông từng giữ chức chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng từ năm bao nhiêu?

  • A.

    1990

  • B.

    1991

  • C.

    1992

  • D.

    1993

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1993 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội

Câu 26 :

Các ví dụ dưới đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa?

- Ba tôi thường bảo có ba điều phải nhớ trong cuộc sống: thật thà, lương thiện, chăm chỉ.

- Chim sáo hót hay như người thổi sáo

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Đáp án

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức phân loại từ để phân biệt

Lời giải chi tiết :

Ví dụ trên là từ đồng âm vì nghĩa của các từ trong câu khác xa nhau.

Câu 27 :

Đâu là năm sinh của Hoàng Trung Thông?

  • A.

    1925

  • B.

    1926

  • C.

    1928

  • D.

    1927

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoàng Trung Thông sinh năm 1925

Câu 28 :

Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Hồi kí

  • D.

    Văn bản nghị luận

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận.

Câu 29 :

Từ “ngân khố” trong câu sau được hiểu là gì?

Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ ?

Tiền của người dân

Kho tiền của nhà nước

Tiền của quan lại

Đáp án

Kho tiền của nhà nước

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản và chú thích trong SGK

Lời giải chi tiết :

Từ “ngân khố” chỉ kho tiền của nhà nước.

Câu 30 :

Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm ?

  • A.

    Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.

  • B.

    Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.

  • C.

    Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại những chi tiết trong truyện

Lời giải chi tiết :

Tất cả các chi tiết trên đều thể hiện sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm

Câu 31 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thẫm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:

- Thôi, con đi chơi.

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

  • A.

    Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

  • B.

    Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn

  • C.

    Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

  • D.

    Cảnh gia đình Hiên có bữa cơm ấm cúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

Câu 32 :

Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

  • A.

    Com - pa

  • B.

    Quạt điện

  • C.

    Rèm

  • D.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết để chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Từ lá có thể chuyển nghĩa được, trong các từ như lá lách, lá phổi, lá thép…

Câu 33 :

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cánh đồng bát ngát lúa chín (nghĩa gốc).

Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói (nghĩa chuyển: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).

-> Hai nghĩa có liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 34 :

Từ “trùm sò” trong câu Lợi là thằng "trùm sò" nổi tiếng trong lớp tôi nghĩa là gì?

  • A.

    Luôn tìm cách thu lợi cho mình

  • B.

    Luôn nghĩ ra sáng kiến thông minh

  • C.

    Luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người

  • D.

    Luôn hòa đồng với tất cả bạn bè

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ “trùm sò” trong câu Lợi là thằng "trùm sò" nổi tiếng trong lớp tôi để chỉ người luôn trục lợi cho mình.

Câu 35 :

Khổ thơ thứ hai của bài thơ Con là … đã so sánh con với thứ gì?

  • A.

    nỗi buồn

  • B.

    niềm vui

  • C.

    hạnh phúc

  • D.

    sợi dây hạnh phúc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khổ thơ thứ hai đã so sánh con với niềm vui

Câu 36 :

Câu thơ “Con là nỗi buồn của cha” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Điệp từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Nhớ lại các phép tu từ đã học
Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng phép so sánh (con là nỗi buồn)

Câu 37 :

Tại sao chúng ta cần phải trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

  • A.

    Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn

  • B.

    Để thống nhất một ý kiến của vấn đề

  • C.

    Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến

  • D.

    Để mọi người hiểu được quan điểm của em và nhìn nhận rõ hơn các khía cạnh của vấn đề

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Em suy nghĩ về mục đích và trả lời
Lời giải chi tiết :

Chúng ta cần trình bày ý kiến về một vấn đề để mọi người hiểu được quan điểm của em và nhìn nhận rõ hơn các khía cạnh của vấn đề.

Câu 38 :

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A.

    Tiếng Hán

  • B.

    Tiếng Pháp

  • C.

    Tiếng Anh

  • D.

    Tiếng Nga

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại câu hỏi trên

Lời giải chi tiết :

Tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất

Câu 39 :

Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm , ta thấy được điều gì?

  • A.

    Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con.

  • B.

    Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha.

  • C.

    Thầy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con.

  • D.

    Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm , ta thấy được tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con.

Câu 40 :

Trong văn bản Những cánh buồm , từ láy nào diễn tả hình ảnh của cha xuất hiện trên cát?

  • A.

    Lom khom

  • B.

    Lênh khênh

  • C.

    Lù khù

  • D.

    Cao cao

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Em đọc lại khổ thơ đầu
Lời giải chi tiết :

Câu thơ: Bóng cha dài lênh khênh .


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 9
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10