Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN

Đề bài

Câu 1 :

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?

  • A.

    Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện

  • B.

    Giới thiệu tóm tắt về sự kiện

  • C.

    Nêu nhân vật có trong sự kiện

  • D.

    Cả ba phương án trên

Câu 2 :

Sắp xếp các từ ngữ sau theo thứ tự đúng để hoàn thành định nghĩa: Trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống là...

về một hiện tượng nào đó trong đời sống

trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình

viết bài văn nghị luận

Câu 3 :

Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?

  • A.

    Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước

  • B.

    Trình bày từ khái quát đến cụ thể

  • C.

    Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

  • D.

    Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,...) với bài nói.

Câu 4 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    B và C

Câu 5 :

Nội dung sau đây phù hợp với phần nào của bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ?

Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ đó.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Câu 6 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Tùy bút

  • C.

    Truyện cổ tích

  • D.

    Truyện thần thoại

Câu 7 :

Tất cả các từ tiếng Việt đều là từ nhiều nghĩa?

Đúng
Sai
Câu 8 :

Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. ( Tô Hoài )

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

  • C.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

  • D.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 9 :

Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là:

  • A.

    Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo

  • B.

    Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội

  • C.

    Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

  • D.

    Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình

Câu 10 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 11 :

Nội dung dưới đây nằm ở phần nào trong quy trình viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lý lẽ.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Câu 12 :

Đâu là nhiệm vụ của người nghe sau khi buổi trình bày nội dung kết thúc?

  • A.

    Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

  • B.

    Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 13 :

Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề?

  • A.

    Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp

  • B.

    Không được cầm theo bất cứ thứ gì

  • C.

    Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

  • D.

    Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo

Câu 14 :

Đâu không phải là tác phẩm của Y Phương?

  • A.

    Người hoa núi

  • B.

    Lời chúc

  • C.

    Mưa xuân trên đất này.

  • D.

    Đàn then

Câu 15 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Câu 16 :

Ngày môi trường có phạm vi rộng trên toàn thế giới, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 17 :

Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

  • A.

    Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa

  • B.

    Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.

  • C.

    Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.

  • D.

    Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Câu 18 :

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là gì?

  • A.

    Tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • B.

    Tóm lược một cách đầy đủ các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • C.

    Tóm lược một cách khéo léo các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • D.

    Tóm lược một cách đặc biệt các ý chính trong bài trình bày của người khác.

Câu 19 :

Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:

  • A.

    Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành.

  • B.

    Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu.

  • C.

    Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu

  • D.

    Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành

Câu 20 :

Y Phương có tên thật là gì?

  • A.

    Hứa Vĩnh Sước

  • B.

    Phan Ngọc Hoan

  • C.

    Phan Thanh Viễn

  • D.

    Phạm Bá Ngoãn

Câu 21 :

An-đéc-xen là nhà văn của nước nào?

  • A.

    Đan Mạch.

  • B.

    Thuỵ Sĩ.

  • C.

    Pháp.

  • D.

    Thuỵ Điển.

Câu 22 :

Tổ quốc, đất nước, giang sơn là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai

Đúng
Sai
Câu 23 :

Theo văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ , “ngày môi trường” ở đây chỉ điều gì?

Chăm chỉ làm việc

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Thực hiện hành động bảo vệ môi trường sống

Câu 24 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Câu 25 :

Từ “con là” được lặp lại mấy lần trong bài thơ Con là… ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 26 :

Dấu ngoặc kép không quan trọng nên không cần thiết phải sử dụng trong các văn bản, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 27 :

Đâu là đặc điểm của từ đồng âm?

Các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau

Từ ngữ không thể thay thế trong nghĩa chuyển

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nha

Trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác

Câu 28 :

Tác giả O Hen-ri trở thành một nhà văn nổi tiếng nhờ đâu?

  • A.

    Cha mẹ định hướng

  • B.

    Vốn sống phong phú

  • C.

    Gia đình giàu có

  • D.

    Người thân giúp đỡ

Câu 29 :

Dấu chấm phẩy được kí hiệu là gì?

  • A.

    .

  • B.

  • C.

    ;

  • D.

    :

Câu 30 :

Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, có thể viết theo những hình thức nào?

Viết tay

Thiết kế văn bản trên máy tính

Viết lên bảng

Viết lên tường

Viết ra cát

Câu 31 :

Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 32 :

Văn bản Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.

    Hãy yêu đời và nắm trọn từng khoảnh khắc sống

  • B.

    Yêu thương và sẻ chia sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

  • C.

    Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 33 :

Con là là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Thơ

  • D.

    Kịch

Câu 34 :

Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Nghị luận

Câu 35 :

Trong văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ , tác giả thống kê hiện tại có bao nhiêu loài vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

  • A.

    8,8 triệu loài

  • B.

    1000 loài

  • C.

    26,500 loài

  • D.

    30,000 loài

Câu 36 :

Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học

  • A.

    Không có tác dụng gì cả

  • B.

    Làm cho câu nói thú vị hơn

  • C.

    Khiến câu nói dễ hiểu

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Câu 37 :

Chọn các đáp án đúng

Dấu chấm phẩy có chức năng gì?

Kết thúc một câu

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Thông báo lời hội thoại

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 38 :

Dấu chấm phẩy dùng để?

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

  • C.

    Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Câu 39 :

Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?

  • A.

    Em mơ về một mái ấm gia đình.

  • B.

    Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa.

  • C.

    Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm.

  • D.

    Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình.

Câu 40 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?

  • A.

    Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện

  • B.

    Giới thiệu tóm tắt về sự kiện

  • C.

    Nêu nhân vật có trong sự kiện

  • D.

    Cả ba phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò giới thiệu tóm tắt về sự kiện.

Câu 2 :

Sắp xếp các từ ngữ sau theo thứ tự đúng để hoàn thành định nghĩa: Trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống là...

về một hiện tượng nào đó trong đời sống

trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình

viết bài văn nghị luận

Đáp án

viết bài văn nghị luận

trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình

về một hiện tượng nào đó trong đời sống

Phương pháp giải :

Em xem lại phần khái niệm của bài học

Lời giải chi tiết :

Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống là viết bài văn nghị luận trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một hiện tượng nào đó trong đời sống.

Câu 3 :

Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?

  • A.

    Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước

  • B.

    Trình bày từ khái quát đến cụ thể

  • C.

    Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

  • D.

    Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,...) với bài nói.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học là một việc không nên, sẽ khiến chúng ta trông mất tự tin khi thực hiện bài nói.

Câu 4 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

“Truyền kì mạn lục” là tên tác phẩm ; “thiên cổ kì bút” là cụm từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 5 :

Nội dung sau đây phù hợp với phần nào của bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ?

Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ đó.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Đáp án

Thân bài

Lời giải chi tiết :

Nội dung trên thuộc phần thân bài

Câu 6 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Tùy bút

  • C.

    Truyện cổ tích

  • D.

    Truyện thần thoại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại thể loại truyện

Lời giải chi tiết :

Văn bản "Cô bé bán diêm" thuộc thể loại truyện cổ tích.

Câu 7 :

Tất cả các từ tiếng Việt đều là từ nhiều nghĩa?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Từ tiếng Việt chỉ có một bộ phận có thể chuyển nghĩa

Câu 8 :

Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. ( Tô Hoài )

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

  • C.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

  • D.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn trên

Lời giải chi tiết :

Dấu chấm phẩy trong câu văn trên được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 9 :

Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là:

  • A.

    Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo

  • B.

    Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội

  • C.

    Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

  • D.

    Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

Câu 10 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Chung lưng đấu cật không chứa từ đồng âm

Câu 11 :

Nội dung dưới đây nằm ở phần nào trong quy trình viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lý lẽ.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Đáp án

Thân bài

Lời giải chi tiết :

Nội dung trên nằm ở phần thân bài.

Câu 12 :

Đâu là nhiệm vụ của người nghe sau khi buổi trình bày nội dung kết thúc?

  • A.

    Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

  • B.

    Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệm vụ người nghe:

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Câu 13 :

Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề?

  • A.

    Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp

  • B.

    Không được cầm theo bất cứ thứ gì

  • C.

    Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

  • D.

    Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Lưu ý: trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

Câu 14 :

Đâu không phải là tác phẩm của Y Phương?

  • A.

    Người hoa núi

  • B.

    Lời chúc

  • C.

    Mưa xuân trên đất này.

  • D.

    Đàn then

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Y Phương có các tác phẩm chính: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…

Câu 15 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

Câu 16 :

Ngày môi trường có phạm vi rộng trên toàn thế giới, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Ngày môi trường có phạm vi rộng trên toàn thế giới.

Câu 17 :

Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

  • A.

    Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa

  • B.

    Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.

  • C.

    Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.

  • D.

    Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của Giôn-xi

Câu 18 :

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là gì?

  • A.

    Tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • B.

    Tóm lược một cách đầy đủ các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • C.

    Tóm lược một cách khéo léo các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • D.

    Tóm lược một cách đặc biệt các ý chính trong bài trình bày của người khác.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác.

Câu 19 :

Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:

  • A.

    Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành.

  • B.

    Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu.

  • C.

    Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu

  • D.

    Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

Câu 20 :

Y Phương có tên thật là gì?

  • A.

    Hứa Vĩnh Sước

  • B.

    Phan Ngọc Hoan

  • C.

    Phan Thanh Viễn

  • D.

    Phạm Bá Ngoãn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước

Câu 21 :

An-đéc-xen là nhà văn của nước nào?

  • A.

    Đan Mạch.

  • B.

    Thuỵ Sĩ.

  • C.

    Pháp.

  • D.

    Thuỵ Điển.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch.

Câu 22 :

Tổ quốc, đất nước, giang sơn là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ các từ xem có cùng thuộc từ mượn tiếng Hán hay không.

Lời giải chi tiết :

Từ đất nước là từ thuần Việt.

Câu 23 :

Theo văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ , “ngày môi trường” ở đây chỉ điều gì?

Chăm chỉ làm việc

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Thực hiện hành động bảo vệ môi trường sống

Đáp án

Thực hiện hành động bảo vệ môi trường sống

Phương pháp giải :

Em đọc lại văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết :

“Ngày môi trường” chỉ ngày mà mọi người sẽ hướng về bảo vệ môi trường sống

Câu 24 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cô ấy được điểm chín (chín: chỉ một con số).

Cánh đồng bát ngát lúa chín (chín: lúa đến lúc thu hoạch).

-> Hai nghĩa không liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 25 :

Từ “con là” được lặp lại mấy lần trong bài thơ Con là… ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Xem lại bài thơ trong SGK
Lời giải chi tiết :

Từ “con là” được lặp lại 3 lần trong bài thơ.

Câu 26 :

Dấu ngoặc kép không quan trọng nên không cần thiết phải sử dụng trong các văn bản, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép rất quan trọng trong những trường hợp cần sử dụng

Câu 27 :

Đâu là đặc điểm của từ đồng âm?

Các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau

Từ ngữ không thể thay thế trong nghĩa chuyển

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nha

Trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác

Đáp án

Các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau

Từ ngữ không thể thay thế trong nghĩa chuyển

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm của từ đồng âm:

- Các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau

- Từ ngữ không thể thay thế trong nghĩa chuyển

Câu 28 :

Tác giả O Hen-ri trở thành một nhà văn nổi tiếng nhờ đâu?

  • A.

    Cha mẹ định hướng

  • B.

    Vốn sống phong phú

  • C.

    Gia đình giàu có

  • D.

    Người thân giúp đỡ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhờ cuộc đời phong phú nên tác giả để lại số lượng truyện ngắn khá nhiều (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ).

Câu 29 :

Dấu chấm phẩy được kí hiệu là gì?

  • A.

    .

  • B.

  • C.

    ;

  • D.

    :

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dấu chẩm phẩy “;”

Câu 30 :

Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, có thể viết theo những hình thức nào?

Viết tay

Thiết kế văn bản trên máy tính

Viết lên bảng

Viết lên tường

Viết ra cát

Đáp án

Viết tay

Thiết kế văn bản trên máy tính

Lời giải chi tiết :

Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, có thể viết tay hoặc viết trên máy tính.

Câu 31 :

Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ các từ ngữ và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Kì diệu (đẹp, lạ, hiếm); kì quan (cảnh đẹp hiếm có, lạ, độc đáo); kì tài (người tài hiếm có), kì tích (thành tích hiếm có)

Câu 32 :

Văn bản Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.

    Hãy yêu đời và nắm trọn từng khoảnh khắc sống

  • B.

    Yêu thương và sẻ chia sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

  • C.

    Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác phẩm và rút ra thông điệp sâu sắc.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các thông điệp trên đều phù hợp với văn bản.

Câu 33 :

Con là là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Thơ

  • D.

    Kịch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Con là là văn bản thuộc thể loại thơ

Câu 34 :

Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt: Văn bản sử dụng phương thức nghị luận.

Câu 35 :

Trong văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ , tác giả thống kê hiện tại có bao nhiêu loài vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

  • A.

    8,8 triệu loài

  • B.

    1000 loài

  • C.

    26,500 loài

  • D.

    30,000 loài

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ , tác giả thống kê hiện tại có 26,500 loài bị đe dọa tuyệt chủng.

Câu 36 :

Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học

  • A.

    Không có tác dụng gì cả

  • B.

    Làm cho câu nói thú vị hơn

  • C.

    Khiến câu nói dễ hiểu

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu trên và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Các cách dùng từ đồng nghĩa ở trên làm cho câu nói thú vị hơn

Câu 37 :

Chọn các đáp án đúng

Dấu chấm phẩy có chức năng gì?

Kết thúc một câu

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Thông báo lời hội thoại

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Đáp án

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Lời giải chi tiết :

- Dấu chấm phẩy được dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 38 :

Dấu chấm phẩy dùng để?

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

  • C.

    Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dấu chấm phẩy được dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 39 :

Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?

  • A.

    Em mơ về một mái ấm gia đình.

  • B.

    Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa.

  • C.

    Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm.

  • D.

    Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình là ý nói đúng về mộng tưởng trong lần quẹt diêm thứ nhất.

Câu 40 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em nhớ lại nội dung các bài thơ trên

Lời giải chi tiết :

Những cánh buồm là bài thơ viết về tình phụ tử => có thể viết đoạn văn trình bày cảm xúc về tình phụ tử trong bài thơ này.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8