Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN

Đề bài

Câu 1 :

Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 2 :

Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu?

  • A.

    Đọc sách, báo

  • B.

    Tìm hiểu các trang web

  • C.

    Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 3 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

Tìm ý

Lập dàn ý

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Xem lại và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm

Câu 4 :

Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau

  • B.

    Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau

  • C.

    Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt

  • D.

    Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Câu 5 :

Trong văn bản Con muốn làm một cái cây, ông nội đã trồng cây gì cho cậu bé Bum?

  • A.

    Cây na

  • B.

    Cây ổi

  • C.

    Cây chuối

  • D.

    Cây táo

Câu 6 :

Từ mượn là từ như thế nào?

  • A.

    Do nhân dân tự sáng tạo ra

  • B.

    Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

  • C.

    Được xuất hiện trong từ điển

  • D.

    Không có trong từ điển

Câu 7 :

Sắp xếp các bước dưới đây để đúng với trình tự của bài trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống?

Tìm ý, lập dàn ý

Trao đổi và đánh giá

ác định đề tài, thời gian và không gian nói

Luyện tập và trình bày

Câu 8 :

Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, có thể viết theo những hình thức nào?

Viết tay

Thiết kế văn bản trên máy tính

Viết lên bảng

Viết lên tường

Viết ra cát

Câu 9 :

Dòng nào nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

  • A.

    Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị.

  • B.

    Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị.

  • C.

    Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.

  • D.

    Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị.

Câu 10 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Câu 11 :

Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý điều gì?

  • A.

    Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu

  • B.

    Có thể thêm thắt các ý ngoài nội dung cho sinh động

  • C.

    Ghi thật đầy đủ từng từ ngữ mà người nói đã trình bày

  • D.

    Chỉ cần ghi những đoạn mình ấn tượng

Câu 12 :

Trịnh Xuân Thuận là Việt Kiều Mỹ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 13 :

Con muốn làm một cái cây là sáng tác của ai?

  • A.

    Lí Lan

  • B.

    Hà My

  • C.

    Võ Thu Hương

  • D.

    Nguyễn Nhật Ánh

Câu 14 :

Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

  • A.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

  • B.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

  • C.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh.

  • D.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói.

Câu 15 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Câu 16 :

Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 17 :

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí phù hợp với sự kiện trong văn bản Con muốn làm một cái cây:

Bum kể cho bạn nghe về cây ổi ông trồng

Cậu bé Bum chào đời

Bum ước mơ muốn làm một cái cây

Ông nội nghĩ đến việc trồng cây ổi cho Bum

Bố mẹ Bum đã trồng cây ổi ngay trong sân nhà.

Câu 18 :

Đâu là năm sinh của Nguyễn Nhật Ánh?

  • A.

    1954

  • B.

    1955

  • C.

    1956

  • D.

    1957

Câu 19 :

Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    Cả ba nội dung trên

Câu 20 :

Trái Đất – mẹ của muôn loài được trích từ đâu?

  • A.

    Dân tộc và miền núi

  • B.

    Nguồn gốc, nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu

  • C.

    Và tôi nhớ khói

  • D.

    Góc sân và khoảng trời

Câu 21 :

Thuyết minh là gì?

  • A.

    Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

  • B.

    Tả lại vẻ ngoài củ đối tượng nào đó

  • C.

    Trình bày diễn biến một vụ việc

  • D.

    Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Câu 22 :

Võ Thu Hương tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - Báo chí, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 23 :

Đoạn văn dưới đây nằm ở phần đầu văn bản, đúng hay sai?

Truyện Thánh Gióng là tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước chống xâm lược. Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thể với những vẻ đẹp giản dị, gần gũ.

( Bàn về nhân vật Thánh Gióng – Hoàng Tiến Tựu)

Đúng
Sai
Câu 24 :

Trái Đất – mẹ của muôn loài là sáng tác của ai?

  • A.

    Thái Bá Dũng

  • B.

    Hà My

  • C.

    Văn Quang, Văn Tuyên

  • D.

    Trịnh Xuân Thuận

Câu 25 :

Điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và (…), (…).

  • A.

    đáng yêu, đáng mến

  • B.

    anh hùng, dũng mãnh

  • C.

    nên thơ, nên họa

  • D.

    dũng cảm, yêu nước

Câu 26 :

Từ đồng âm là gì?

  • A.

    Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

  • B.

    Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 27 :

Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản Tuổi thơ tôi ?

  • A.

    Thầy Phu

  • B.

    Cô Thung

  • C.

    Lợi

  • D.

    Dế lửa

Câu 28 :

Cách ghi chép tóm tắt nhanh nhất nội dung của người khác là chọn lọc từ và cụm từ then chốt, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 29 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay )

  • A.

    Ðiếu, mày”

  • B.

    “Dạ”, “Ừ”

  • C.

    “Bẩm bốc”

  • D.

    “bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,

Câu 30 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về người ông trong văn bản Con muốn làm một cái cây ?

Nghiêm nghị đối với con cháu

Khéo léo và có nhiều kiến thức về cây cối

Hiền lành, yêu thương con cháu

Câu 31 :

Nhận xét dưới đây đúng hay sai?

Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

Đúng
Sai
Câu 32 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

  • A.

    Cu Đơ

  • B.

    Trà Long

  • C.

    Đo Đo

  • D.

    Sương Mơ

Câu 33 :

Ta-go bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?

  • A.

    Từ hồi niên thiếu

  • B.

    Khi đã trưởng thành

  • C.

    Khi lập gia đình

  • D.

    Lúc về hưu

Câu 34 :

Võ Thu Hương quê ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Nghệ An

  • D.

    Quảng Nam

Câu 35 :

Bài thơ Mây và sóng được viết bằng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Ben-gan

  • B.

    Tiếng Anh

  • C.

    Hin-đi

  • D.

    Tiếng Đức

Câu 36 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , đâu không phải trò chơi tuổi thơ trong hồi tưởng của nhân vật tôi ?

  • A.

    Vặt ổi.

  • B.

    Đấu dế.

  • C.

    Bắt dế.

  • D.

    Vặt na.

Câu 37 :

Tuổi thơ tôi là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Hồi kí

  • D.

    Kịch

Câu 38 :

Theo văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài , Trái Đất là một hành tinh nằm trong?

  • A.

    Dải Ngân Hà

  • B.

    Hệ Mặt Trời

  • C.

    Tự nhiên

  • D.

    Vũ trụ

Câu 39 :

Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Nhật Ánh không viết về động vật?

  • A.

    Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng

  • B.

    Chúc một ngày tốt lành

  • C.

    Tôi là Bê-tô

  • D.

    Trước vòng chung kết

Câu 40 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Suy nghĩ hoặc tra từ điến Hán Việt về từ “khán”

Lời giải chi tiết :

Khán có nghĩa là xem, nhìn

Câu 2 :

Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu?

  • A.

    Đọc sách, báo

  • B.

    Tìm hiểu các trang web

  • C.

    Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả các ý trên đều là cách hay để tìm kiếm thông tin tư liệu.

Câu 3 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

Tìm ý

Lập dàn ý

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Xem lại và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm

Đáp án

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Tìm ý

Lập dàn ý

Xem lại và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm

Lời giải chi tiết :

Thứ tự sắp xếp:

- Xác định đề tài

- Thu thập tư liệu

- Tìm ý

- Lập dàn ý

- Xem lại và chỉnh sửa

- Rút kinh nghiệm

Câu 4 :

Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau

  • B.

    Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau

  • C.

    Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt

  • D.

    Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại cấu trúc bài thơ

Lời giải chi tiết :

Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau.

Câu 5 :

Trong văn bản Con muốn làm một cái cây, ông nội đã trồng cây gì cho cậu bé Bum?

  • A.

    Cây na

  • B.

    Cây ổi

  • C.

    Cây chuối

  • D.

    Cây táo

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ông nội đã trồng cây ổi cho Bum.

Câu 6 :

Từ mượn là từ như thế nào?

  • A.

    Do nhân dân tự sáng tạo ra

  • B.

    Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

  • C.

    Được xuất hiện trong từ điển

  • D.

    Không có trong từ điển

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ mượn là từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài

Câu 7 :

Sắp xếp các bước dưới đây để đúng với trình tự của bài trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống?

Tìm ý, lập dàn ý

Trao đổi và đánh giá

ác định đề tài, thời gian và không gian nói

Luyện tập và trình bày

Đáp án

ác định đề tài, thời gian và không gian nói

Tìm ý, lập dàn ý

Luyện tập và trình bày

Trao đổi và đánh giá

Lời giải chi tiết :

Trình tự đúng:

- Xác định đề tài, thời gian và không gian nói

- Tìm ý, lập dàn ý

- Luyện tập và trình bày

- Trao đổi và đánh giá

Câu 8 :

Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, có thể viết theo những hình thức nào?

Viết tay

Thiết kế văn bản trên máy tính

Viết lên bảng

Viết lên tường

Viết ra cát

Đáp án

Viết tay

Thiết kế văn bản trên máy tính

Lời giải chi tiết :

Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, có thể viết tay hoặc viết trên máy tính.

Câu 9 :

Dòng nào nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

  • A.

    Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị.

  • B.

    Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị.

  • C.

    Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.

  • D.

    Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn trên, chú ý thành phần đứng đầu câu

Lời giải chi tiết :

Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân => Cụm đứng trước là cụm từ chỉ hành động.

Câu 10 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cô ấy được điểm chín (chín: chỉ một con số).

Cánh đồng bát ngát lúa chín (chín: lúa đến lúc thu hoạch).

-> Hai nghĩa không liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 11 :

Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý điều gì?

  • A.

    Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu

  • B.

    Có thể thêm thắt các ý ngoài nội dung cho sinh động

  • C.

    Ghi thật đầy đủ từng từ ngữ mà người nói đã trình bày

  • D.

    Chỉ cần ghi những đoạn mình ấn tượng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu

Câu 12 :

Trịnh Xuân Thuận là Việt Kiều Mỹ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ông là Việt Kiều, sinh sống tại Mỹ.

Câu 13 :

Con muốn làm một cái cây là sáng tác của ai?

  • A.

    Lí Lan

  • B.

    Hà My

  • C.

    Võ Thu Hương

  • D.

    Nguyễn Nhật Ánh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đây là sáng tác của Võ Thu Hương.

Câu 14 :

Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

  • A.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

  • B.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

  • C.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh.

  • D.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

Câu 15 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

Câu 16 :

Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN .

Câu 17 :

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí phù hợp với sự kiện trong văn bản Con muốn làm một cái cây:

Bum kể cho bạn nghe về cây ổi ông trồng

Cậu bé Bum chào đời

Bum ước mơ muốn làm một cái cây

Ông nội nghĩ đến việc trồng cây ổi cho Bum

Bố mẹ Bum đã trồng cây ổi ngay trong sân nhà.

Đáp án

Ông nội nghĩ đến việc trồng cây ổi cho Bum

Cậu bé Bum chào đời

Bum kể cho bạn nghe về cây ổi ông trồng

Bum ước mơ muốn làm một cái cây

Bố mẹ Bum đã trồng cây ổi ngay trong sân nhà.

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng:

- Ông nội nghĩ đến việc trồng cây ổi cho Bum

- Cậu bé Bum chào đời

- Bum kể cho bạn nghe về cây ổi ông trồng

- Bum ước mơ muốn làm một cái cây

- Bố mẹ Bum đã trồng cây ổi ngay trong sân nhà.

Câu 18 :

Đâu là năm sinh của Nguyễn Nhật Ánh?

  • A.

    1954

  • B.

    1955

  • C.

    1956

  • D.

    1957

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955

Câu 19 :

Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    Cả ba nội dung trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép có tác dụng đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

Câu 20 :

Trái Đất – mẹ của muôn loài được trích từ đâu?

  • A.

    Dân tộc và miền núi

  • B.

    Nguồn gốc, nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu

  • C.

    Và tôi nhớ khói

  • D.

    Góc sân và khoảng trời

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Văn bản được trích từ Nguồn gốc, nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu

Câu 21 :

Thuyết minh là gì?

  • A.

    Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

  • B.

    Tả lại vẻ ngoài củ đối tượng nào đó

  • C.

    Trình bày diễn biến một vụ việc

  • D.

    Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của đối tượng.

Câu 22 :

Võ Thu Hương tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - Báo chí, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng.

- Võ Thu Hương tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - Báo chí trường Đại học KHXH&NV TP.HCM.

Câu 23 :

Đoạn văn dưới đây nằm ở phần đầu văn bản, đúng hay sai?

Truyện Thánh Gióng là tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước chống xâm lược. Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thể với những vẻ đẹp giản dị, gần gũ.

( Bàn về nhân vật Thánh Gióng – Hoàng Tiến Tựu)

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích trên.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên nằm ở phần đầu văn bản.

Câu 24 :

Trái Đất – mẹ của muôn loài là sáng tác của ai?

  • A.

    Thái Bá Dũng

  • B.

    Hà My

  • C.

    Văn Quang, Văn Tuyên

  • D.

    Trịnh Xuân Thuận

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trái Đất – mẹ của muôn loài là sáng tác của Trịnh Xuân Thuận

Câu 25 :

Điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và (…), (…).

  • A.

    đáng yêu, đáng mến

  • B.

    anh hùng, dũng mãnh

  • C.

    nên thơ, nên họa

  • D.

    dũng cảm, yêu nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Em đọc lại văn bản trong SGK.
Lời giải chi tiết :

Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên họa .

Câu 26 :

Từ đồng âm là gì?

  • A.

    Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

  • B.

    Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Câu 27 :

Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản Tuổi thơ tôi ?

  • A.

    Thầy Phu

  • B.

    Cô Thung

  • C.

    Lợi

  • D.

    Dế lửa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cô Thung là nhân vật không xuất hiện trong văn bản

Câu 28 :

Cách ghi chép tóm tắt nhanh nhất nội dung của người khác là chọn lọc từ và cụm từ then chốt, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Cách ghi chép tóm tắt nhanh nhất nội dung của người khác là chọn lọc từ và cụm từ then chốt.

Câu 29 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay )

  • A.

    Ðiếu, mày”

  • B.

    “Dạ”, “Ừ”

  • C.

    “Bẩm bốc”

  • D.

    “bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng” là những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 30 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về người ông trong văn bản Con muốn làm một cái cây ?

Nghiêm nghị đối với con cháu

Khéo léo và có nhiều kiến thức về cây cối

Hiền lành, yêu thương con cháu

Đáp án

Hiền lành, yêu thương con cháu

Lời giải chi tiết :

Ông nội là người hiền lành, yêu thương con cháu.

Câu 31 :

Nhận xét dưới đây đúng hay sai?

Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

Câu 32 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

  • A.

    Cu Đơ

  • B.

    Trà Long

  • C.

    Đo Đo

  • D.

    Sương Mơ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , tác giả nhắc tới quán chợ Đo Đo.

Câu 33 :

Ta-go bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?

  • A.

    Từ hồi niên thiếu

  • B.

    Khi đã trưởng thành

  • C.

    Khi lập gia đình

  • D.

    Lúc về hưu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta- go làm thơ từ hồi niên thiếu

Câu 34 :

Võ Thu Hương quê ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Nghệ An

  • D.

    Quảng Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quê hương: Nghệ An

Câu 35 :

Bài thơ Mây và sóng được viết bằng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Ben-gan

  • B.

    Tiếng Anh

  • C.

    Hin-đi

  • D.

    Tiếng Đức

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan

Câu 36 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi , đâu không phải trò chơi tuổi thơ trong hồi tưởng của nhân vật tôi ?

  • A.

    Vặt ổi.

  • B.

    Đấu dế.

  • C.

    Bắt dế.

  • D.

    Vặt na.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vặt na không xuất hiện trong những trò chơi tuổi thơ của nhân vật “tôi”.

Câu 37 :

Tuổi thơ tôi là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Hồi kí

  • D.

    Kịch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tuổi thơ tôi là văn bản thuộc thể loại hồi kí

Câu 38 :

Theo văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài , Trái Đất là một hành tinh nằm trong?

  • A.

    Dải Ngân Hà

  • B.

    Hệ Mặt Trời

  • C.

    Tự nhiên

  • D.

    Vũ trụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc lại văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Theo văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài , Trái Đất là một hành tinh nằm trong Hệ Mặt Trời

Câu 39 :

Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Nhật Ánh không viết về động vật?

  • A.

    Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng

  • B.

    Chúc một ngày tốt lành

  • C.

    Tôi là Bê-tô

  • D.

    Trước vòng chung kết

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tìm hiểu các tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh và trả lời

Lời giải chi tiết :

Trước vòng chung kết không viết về động vật.

Câu 40 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em nhớ lại nội dung các bài thơ trên

Lời giải chi tiết :

Những cánh buồm là bài thơ viết về tình phụ tử => có thể viết đoạn văn trình bày cảm xúc về tình phụ tử trong bài thơ này.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 14
Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 15
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5