Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 TN
Đề bài
Câu thơ " Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi… ” thể hiện khát khao khám phá của cậu bé trong bài thơ Những cánh buồm , đúng hay sai?
Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?
Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa ?
-
A.
Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn
-
B.
Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn
-
C.
Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau
-
D.
Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm
Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào?
-
A.
Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch.
-
B.
Thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch.
-
C.
Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch.
-
D.
Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Từ mượn là từ như thế nào?
-
A.
Do nhân dân tự sáng tạo ra
-
B.
Được vay mượn từ tiếng nước ngoài
-
C.
Được xuất hiện trong từ điển
-
D.
Không có trong từ điển
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?
-
A.
Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.
-
B.
Thủ pháp đối lập
-
C.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đoạn văn dưới đây nằm ở phần cuối văn bản, đúng hay sai?
Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có vẽ mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. Biển học mênh mông, vai trò của người thấy có thể ví như ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối, còn bạn là những người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức.
( Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú)
Nghĩa chuyển của từ “quả”?
-
A.
Quả tim
-
B.
Quả dừa
-
C.
Hoa quả
-
D.
Quả táo
Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?
-
A.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
-
B.
Ngọn khói mang theo một ước mơ thật bình dị (Đỗ Bích Thúy)
-
C.
Con muốn làm một cái cây. (Võ Thu Hương)
-
D.
Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau. (Phạm Thị Ngọc Diễm)
Pao-tốp-xơ-ki sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc, đúng hay sai?
Đâu không phải đề tài phù hợp thuyết minh thuật lại một sự việc?
-
A.
Thuyết minh sông Cửa Long.
-
B.
Hội chợ sách.
-
C.
Hội khỏe Phù Đổng ở trường hoặc địa phương em.
-
D.
Lễ hội dân gian (hội Đền Hùng, hội Gióng, hội làng,...).
Tác phẩm nào dưới đây không phải của Pao-tốp-xơ-ki ?
-
A.
Lẵng quả thông
-
B.
Trên mặt nước
-
C.
Chiếc lá cuối cùng
-
D.
Phác thảo biển
Cho các từ: pa-ra-pôn, in-ter-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
-
A.
Từ mượn tiếng Anh
-
B.
Từ mượn tiếng Pháp
-
C.
Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
-
D.
Từ mượn tiếng Ấn Độ
Điền vào chỗ trống để được đáp án đúng:
Lẵng quả thông tái hiện lại buổi hòa nhạc và bật mí món quà bất ngờ của (…), qua đó nêu lên cảm xúc hạnh phúc, sự biết ơn của (…) đối với cuộc sống.
-
A.
Xiu
-
B.
Dagny
-
C.
Gion-xi
-
D.
Bơ-men
Lẵng quả thông là văn bản thuộc thể loại?
-
A.
Tiểu thuyết
-
B.
Truyện ngắn
-
C.
Hồi kí
-
D.
Kịch
Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?
-
A.
Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế
-
B.
Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học
-
C.
Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân
-
D.
Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động
Tổ quốc, đất nước, giang sơn là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai
Chọn đáp án không đúng trong các câu sau: Những từ chứa các tiếng đồng âm là
-
A.
Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, ...
-
B.
Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường…
-
C.
Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa…
-
D.
Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?
Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?
-
A.
Cốt truyện đơn giản hoặc không có cốt truyện
-
B.
Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật
-
C.
Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
-
D.
Tất cả đều đúng
Nội dung chính trong bài thơ Những cánh buồm nói về tình yêu biển cả của hai cha con, đúng hay sai?
Đáp án nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”?
-
A.
Đối chọi nhau
-
B.
Phản bác ý kiến của nhau
-
C.
Bổ sung cho nhau
-
D.
Gần gũi, tương tự nhau
Đoạn trích dưới đây thuộc phần nào của văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro ?
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hoá của dân tộc. Qua lễ hội tôi cảm nhận rõ sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên thiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
( Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro – Văn Quang, Văn Tuyên)
Giới thiệu đôi nét về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa.
Trình bày thông tin thời gian, trình tự làm lễ và sự kiện trong buổi lễ.
Ý nghĩa của lễ cúng thần lúa.
Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:
- Mợ tôi đi đâu hở vú?
- Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.
…..
Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:
- Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.
Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :
- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?
(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)
-
A.
Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
-
B.
Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn
-
C.
Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên
-
D.
Sự lo lắng của chị em Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo
Câu văn sau dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, đúng hay sai?
Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội xếp Tây vừa vung lên vừa quát tháo: "Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!" Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường. Gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy... Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Những cánh buồm hiện lên như thế nào?
-
A.
Ảm đạm
-
B.
Xám xịt
-
C.
Tươi sáng
-
D.
U ám
Tất cả các từ tiếng Việt đều là từ nhiều nghĩa?
Mục đích tổ chức lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là gì?
-
A.
Tạ ơn thần linh
-
B.
Cầu xin mưa thuận gió hòa
-
C.
Cầu mong năm sau no ấm
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đa-ni được tặng bản nhạc nhân dịp cô bé bao nhiêu tuổi?
-
A.
16 tuổi
-
B.
17 tuổi
-
C.
18 tuổi
-
D.
19 tuổi
Thuyết minh là gì?
-
A.
Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật
-
B.
Tả lại vẻ ngoài củ đối tượng nào đó
-
C.
Trình bày diễn biến một vụ việc
-
D.
Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó
-
A.
Giúp con người sống tốt hơn
-
B.
Đánh thức tình yêu với con người
-
C.
Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng
-
D.
Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người
Cho các từ: pê- đan, ten-nít, tuốc-nơ-vít, gác-đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?
-
A.
Nhật
-
B.
Pháp
-
C.
Trung Quốc
-
D.
Anh
Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro được trích từ báo nào?
-
A.
Dân tộc và miền núi
-
B.
Đất Việt
-
C.
Thanh niên
-
D.
Tuổi trẻ
Biên bản gồm mấy phần?
-
A.
3 phần
-
B.
4 phần
-
C.
5 phần
-
D.
6 phần
Văn bản Học thầy, học bạn nói về nội dung gì?
-
A.
Khẳng định học thầy quan trọng hơn học bạn
-
B.
Khẳng định học bạn quan trọng hơn học thầy
-
C.
Khẳng định tầm quan trọng của học thầy và học bạn
-
D.
Khẳng định sự học là vô cùng quan trọng
Từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?
Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa , tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên ?
-
A.
Vì hôm đó là sinh nhật Hiên
-
B.
Vì Hiên xin chiếc áo
-
C.
Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên
-
D.
Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
Tìm từ đồng âm trong các câu sau
(1) Năm nay, em học lớp năm.
(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
-
A.
(1) năm; (2) bông; (3) giá
-
B.
(1) nay; (2) bông; (3) giá
-
C.
(1) năm; (2) hoa; (3) giá
-
D.
(1) năm; (2) bông; (3) bao
Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
-
A.
Tiếng Hán
-
B.
Tiếng Pháp
-
C.
Tiếng Anh
-
D.
Tiếng Nga
Lời giải và đáp án
Câu thơ " Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi… ” thể hiện khát khao khám phá của cậu bé trong bài thơ Những cánh buồm , đúng hay sai?
- Đúng
- Câu thơ trên thể hiện khát khao khám phá của cậu bé.
Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?
Suy nghĩ hoặc tra từ điến Hán Việt về từ “khán”
Khán có nghĩa là xem, nhìn
Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa ?
-
A.
Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn
-
B.
Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn
-
C.
Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau
-
D.
Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm
Đáp án : D
Em xem lại văn bản và xét xem sự việc nào quyết định đến tư tưởng truyện
Sơn tặng áo ấm cho Hiên là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa
Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào?
-
A.
Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch.
-
B.
Thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch.
-
C.
Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch.
-
D.
Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Đáp án : B
Hội diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch.
Từ mượn là từ như thế nào?
-
A.
Do nhân dân tự sáng tạo ra
-
B.
Được vay mượn từ tiếng nước ngoài
-
C.
Được xuất hiện trong từ điển
-
D.
Không có trong từ điển
Đáp án : B
Từ mượn là từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?
-
A.
Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.
-
B.
Thủ pháp đối lập
-
C.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Em xem lại giá trị nội dung
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:
- Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.
- Thủ pháp đối lập
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc
Đoạn văn dưới đây nằm ở phần cuối văn bản, đúng hay sai?
Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có vẽ mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. Biển học mênh mông, vai trò của người thấy có thể ví như ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối, còn bạn là những người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức.
( Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú)
Đoạn trích trên nằm ở phần cuối văn bản.
Nghĩa chuyển của từ “quả”?
-
A.
Quả tim
-
B.
Quả dừa
-
C.
Hoa quả
-
D.
Quả táo
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết để chọn đáp án thích hợp
Quả tim là từ chuyển nghĩa của từ quả theo phương thức ẩn dụ
Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?
-
A.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
-
B.
Ngọn khói mang theo một ước mơ thật bình dị (Đỗ Bích Thúy)
-
C.
Con muốn làm một cái cây. (Võ Thu Hương)
-
D.
Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau. (Phạm Thị Ngọc Diễm)
Đáp án : A
Em đọc kĩ các ví dụ đã cho
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập thể hiện trước sau theo thời gian vì câu này tái hiện lại thứ tự xuất hiện các triều đại phong kiến của Việt Nam.
Pao-tốp-xơ-ki sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc, đúng hay sai?
Ông sinh ra trong một gia đình bình thường có bố là một nhân viên đường sắt gốc, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình trí thức người Ba Lan.
Đâu không phải đề tài phù hợp thuyết minh thuật lại một sự việc?
-
A.
Thuyết minh sông Cửa Long.
-
B.
Hội chợ sách.
-
C.
Hội khỏe Phù Đổng ở trường hoặc địa phương em.
-
D.
Lễ hội dân gian (hội Đền Hùng, hội Gióng, hội làng,...).
Đáp án : A
Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ trả lời.
Thuyết minh sông Cửa Long không phải đề tài phù hợp thuyết minh thuật lại một sự việc.
Tác phẩm nào dưới đây không phải của Pao-tốp-xơ-ki ?
-
A.
Lẵng quả thông
-
B.
Trên mặt nước
-
C.
Chiếc lá cuối cùng
-
D.
Phác thảo biển
Đáp án : C
Chiếc lá cuối cùng không phải là sáng tác của Pao-tốp-xơ-ki
Cho các từ: pa-ra-pôn, in-ter-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
-
A.
Từ mượn tiếng Anh
-
B.
Từ mượn tiếng Pháp
-
C.
Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
-
D.
Từ mượn tiếng Ấn Độ
Đáp án : A
Đọc kĩ các từ ngữ và chọn đáp án đúng.
Các từ: pa-ra-pôn, in-ter-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước Anh.
Điền vào chỗ trống để được đáp án đúng:
Lẵng quả thông tái hiện lại buổi hòa nhạc và bật mí món quà bất ngờ của (…), qua đó nêu lên cảm xúc hạnh phúc, sự biết ơn của (…) đối với cuộc sống.
-
A.
Xiu
-
B.
Dagny
-
C.
Gion-xi
-
D.
Bơ-men
Đáp án : B
Lẵng quả thông tái hiện lại buổi hòa nhạc và bật mí món quà bất ngờ của Dagny, qua đó nêu lên cảm xúc hạnh phúc, sự biết ơn của Dagny đối với cuộc sống.
Lẵng quả thông là văn bản thuộc thể loại?
-
A.
Tiểu thuyết
-
B.
Truyện ngắn
-
C.
Hồi kí
-
D.
Kịch
Đáp án : B
Lẵng quả thông là văn bản thuộc thể loại truyện ngắn
Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?
-
A.
Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế
-
B.
Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học
-
C.
Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân
-
D.
Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động
Đáp án : A
Em xem lại tiểu sử
Thạch Lam là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế.
Tổ quốc, đất nước, giang sơn là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai
Đọc kĩ các từ xem có cùng thuộc từ mượn tiếng Hán hay không.
Từ đất nước là từ thuần Việt.
Chọn đáp án không đúng trong các câu sau: Những từ chứa các tiếng đồng âm là
-
A.
Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, ...
-
B.
Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường…
-
C.
Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa…
-
D.
Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là
Đáp án : A
Đọc kĩ và xét xem câu nào chứa từ ngữ không phù hợp
Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, ....
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?
Nhận định trên hoàn toàn đúng
Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?
-
A.
Cốt truyện đơn giản hoặc không có cốt truyện
-
B.
Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật
-
C.
Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : D
Em xem lại sự nghiệp văn học Thạch Lam
Đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam:
- Cốt truyện đơn giản hoặc không có cốt truyện
- Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật
- Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
Nội dung chính trong bài thơ Những cánh buồm nói về tình yêu biển cả của hai cha con, đúng hay sai?
Nội dung chính trong bài thơ Những cánh buồm nói về khao khát khám phá của hai cha con.
Đáp án nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”?
-
A.
Đối chọi nhau
-
B.
Phản bác ý kiến của nhau
-
C.
Bổ sung cho nhau
-
D.
Gần gũi, tương tự nhau
Đáp án : C
Hai câu tục ngữ có mối quan hệ bổ sung cho nhau.
Đoạn trích dưới đây thuộc phần nào của văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro ?
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hoá của dân tộc. Qua lễ hội tôi cảm nhận rõ sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên thiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
( Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro – Văn Quang, Văn Tuyên)
Giới thiệu đôi nét về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa.
Trình bày thông tin thời gian, trình tự làm lễ và sự kiện trong buổi lễ.
Ý nghĩa của lễ cúng thần lúa.
Ý nghĩa của lễ cúng thần lúa.
Đọc kĩ đoạn trích trên.
Đoạn trích trên nằm ở phần cuối văn bản: Ý nghĩa của lễ cúng thần lúa.
Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:
- Mợ tôi đi đâu hở vú?
- Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.
…..
Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:
- Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.
Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :
- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?
(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)
-
A.
Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
-
B.
Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn
-
C.
Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên
-
D.
Sự lo lắng của chị em Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo
Đáp án : D
Em xem lại bố cục
Nội dung chính: Sự lo lắng của chị em Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo
Câu văn sau dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, đúng hay sai?
Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội xếp Tây vừa vung lên vừa quát tháo: "Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!" Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường. Gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy... Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất.
Thành phần trong ngoặc kép không đánh dấu từ ngữ mà đánh dấu lời thoại.
Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Những cánh buồm hiện lên như thế nào?
-
A.
Ảm đạm
-
B.
Xám xịt
-
C.
Tươi sáng
-
D.
U ám
Đáp án : C
Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Những cánh buồm hiện lên tươi sáng, rực rỡ.
Tất cả các từ tiếng Việt đều là từ nhiều nghĩa?
Từ tiếng Việt chỉ có một bộ phận có thể chuyển nghĩa
Mục đích tổ chức lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là gì?
-
A.
Tạ ơn thần linh
-
B.
Cầu xin mưa thuận gió hòa
-
C.
Cầu mong năm sau no ấm
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án : D
Mục đích tổ chức lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là tạ ơn thần linh đã cho mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau no đủ.
Đa-ni được tặng bản nhạc nhân dịp cô bé bao nhiêu tuổi?
-
A.
16 tuổi
-
B.
17 tuổi
-
C.
18 tuổi
-
D.
19 tuổi
Đáp án : C
Cô bé được tặng bản nhạc nhân dịp 18 tuổi.
Thuyết minh là gì?
-
A.
Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật
-
B.
Tả lại vẻ ngoài củ đối tượng nào đó
-
C.
Trình bày diễn biến một vụ việc
-
D.
Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó
Đáp án : A
Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của đối tượng.
-
A.
Giúp con người sống tốt hơn
-
B.
Đánh thức tình yêu với con người
-
C.
Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng
-
D.
Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người
Đáp án : C
Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người.
Cho các từ: pê- đan, ten-nít, tuốc-nơ-vít, gác-đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?
-
A.
Nhật
-
B.
Pháp
-
C.
Trung Quốc
-
D.
Anh
Đáp án : B
Đọc kĩ các từ đã cho và chọn đáp án đúng.
Các từ trên mượn của tiếng Pháp.
Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro được trích từ báo nào?
-
A.
Dân tộc và miền núi
-
B.
Đất Việt
-
C.
Thanh niên
-
D.
Tuổi trẻ
Đáp án : A
- Văn bản được trích từ báo Dân tộc và miền núi
Biên bản gồm mấy phần?
-
A.
3 phần
-
B.
4 phần
-
C.
5 phần
-
D.
6 phần
Đáp án : A
Biên bản gồm 3 phần
Văn bản Học thầy, học bạn nói về nội dung gì?
-
A.
Khẳng định học thầy quan trọng hơn học bạn
-
B.
Khẳng định học bạn quan trọng hơn học thầy
-
C.
Khẳng định tầm quan trọng của học thầy và học bạn
-
D.
Khẳng định sự học là vô cùng quan trọng
Đáp án : C
Xem lại nội dung chính của văn bản
Văn bản Học thầy, học bạn khẳng định tầm quan trọng của học thầy và học bạn
Từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?
Trong văn thơ, từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ
Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa , tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên ?
-
A.
Vì hôm đó là sinh nhật Hiên
-
B.
Vì Hiên xin chiếc áo
-
C.
Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên
-
D.
Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
Đáp án : D
Sơn lại tặng áo cho Hiên vì cậu bé thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
Tìm từ đồng âm trong các câu sau
(1) Năm nay, em học lớp năm.
(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
-
A.
(1) năm; (2) bông; (3) giá
-
B.
(1) nay; (2) bông; (3) giá
-
C.
(1) năm; (2) hoa; (3) giá
-
D.
(1) năm; (2) bông; (3) bao
Đáp án : C
Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.
(1) năm; (2) hoa; (3) giá
Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?
Đọc kĩ các từ ngữ và chọn đáp án đúng.
Kì diệu (đẹp, lạ, hiếm); kì quan (cảnh đẹp hiếm có, lạ, độc đáo); kì tài (người tài hiếm có), kì tích (thành tích hiếm có)
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
-
A.
Tiếng Hán
-
B.
Tiếng Pháp
-
C.
Tiếng Anh
-
D.
Tiếng Nga
Đáp án : A
Xem lại câu hỏi trên
Tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất