Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi học kì 2 Văn 8 - Kết nối tri thức


Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO

Đề thi

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO

Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.

Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hai mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.

Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.

Mười tuổi ông đã có những câu thơ vô cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến... [ Hạt gạo làng ta]

Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng của một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên... [Trăng ơi từ đâu đến?]

Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế... [Cây dừa]

Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ...

Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.

(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Văn bản thơ

D. Văn bản truyện

Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?

A. Con người và các mối quan hệ

B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh

C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?

A. Châm biếm, đả kích

B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên

C. Mạnh mẽ, mãnh liệt

D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

Câu 4 . Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trog veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 5 . Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 6.

Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?

STT

Đặc trưng nghệ thuật

Đánh dấu

1

Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp

2

Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ

3

Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để

4

Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

Câu 7 . Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?

A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa

B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.

C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.

D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.

Câu 8. Câu “Trăng ơi...từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán.

D. Câu kể.

Câu 9 (1,0 điểm) Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?

Câu 10 (1,0 điểm) Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được đọc.

Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 7

Câu 8

A

B

D

C

D

A

A

Câu 1 (0.5 điểm)

Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Văn bản thơ

D. Văn bản truyện

Phương pháp:

Dựa vào các thể loại đã học

Lời giải chi tiết:

Nghị luận văn học

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.5 điểm)

Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?

A. Con người và các mối quan hệ

B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh

C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh

=> Đáp án: B

Câu 3 (0.5 điểm)

Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?

A. Châm biếm, đả kích

B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên

C. Mạnh mẽ, mãnh liệt

D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

=> Đáp án: D

Câu 4 (0.5 điểm)

Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trog veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Hạt gạo làng ta

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm)

Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài trợ từ

Lời giải chi tiết:

Trăng ơi từ đâu đến?

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm)

Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?

STT

Đặc trưng nghệ thuật

Đánh dấu

1

Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp

2

Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ

3

Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để

4

Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài liệt kê

Lời giải chi tiết:

STT

Đặc trưng nghệ thuật

Đánh dấu

1

Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp

X

2

Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ

3

Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để

4

Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

X

Câu 7 (0.5 điểm)

Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?

A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa

B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.

C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.

D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài từ ghép

Lời giải chi tiết:

Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.5 điểm)

Câu “Trăng ơi...từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán.

D. Câu kể.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi

=> Đáp án: A

Câu 9 (1.0 điểm)

Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?

Phương pháp:

Học sinh chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa.

Lời giải chi tiết:

VD: Hạt gạo làng ta

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…”

Câu 10 (1.0 điểm)

Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?

Phương pháp:

Liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa theo trí nhớ

Lời giải chi tiết:

- Từ góc sân nhà em (thơ, 1968) - Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần thứ 20 năm 1995) - Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970) - Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974) - Trường ca Trừng phạt

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Viết bài văn thuyết minh, giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Phương pháp:

- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích

- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích

- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn

- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Trái Đất hiện nay càng ngày càng nóng lên. Trong vòng 100 năm quá Trái Đất đã tăng thêm độ C. Ấm lên toàn cầu hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.

Nhiệt độ Trái Đất đã có sự thay đổi từ nhiều năm trước đây. Nhưng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ chưa từng có, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Cụ thể, 19 năm ấm nhất được ghi nhận kể từ năm 2001 và nhiệt độ hiện tại đang cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1 độ C. Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái Đất ở cuối thế kỉ 19 đã tăng 0,8 độ C và thế kỷ 20 tăng 0,6 ± 0,2 độ C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 độ C trong suốt thế kỷ 21. Theo đó, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó.

Sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học trải qua việc quan sát nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy. Hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.

Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại - các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là kết quả của việc gia tăng lượng khí thải nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở thành một nguy hiểm thực sự và mối đe dọa cho sự sống của hành tinh và đó là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia tìm kiếm giải pháp tức thời để đánh bại những tác động tàn phá như vậy.

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất. Nó sẽ không còn tăng theo một quy luật nào nữa mà sẽ gây ra nhiều đột biến dẫn đến nhiều tai họa khó lường cho con người.

Các khí thải carbon dioxide này là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Và là phần lớn sự đốt cháy này là do sản xuất điện và do khí đốt những người sử dụng ô tô hàng ngày trên các con đường trên thế giới. Khi năm tháng trôi qua và dân số Trái Đất tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều nơi bị đốt cháy. nhiên liệu hóa thạch, tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong toàn bộ dân số thế giới.

Ngoài ra, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.

Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho Trái Đất cũng càng ngày càng nóng.

Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.

Phá rừng cũng kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài. Tốc độ phá rừng không ngừng và dự kiến đến năm 2050, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon sẽ bị tàn phá.

Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nên làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên Trái Đất cứ như thế và nhiệt độ Trái Đất ngày càng ngày càng tăng lên.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi, đề kiểm tra Văn 8 - Kết nối tri thức - Tin tức Đề thi, đề kiểm tra Văn 8 - Kết nối tri thức