Đề thi học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề bài
Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?
-
A.
1,6.10 -19 C.
-
B.
-1,6.10 -19 C.
-
C.
3,2.10 -19 C.
-
D.
-3,2.10 -19 C.
Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do
-
A.
hưởng ứng.
-
B.
tiếp xúc.
-
C.
cọ xát.
-
D.
khác cấu tạo vật chất.
Đơn vị của cường độ điện trường là
-
A.
V/m, C/N.
-
B.
V.m, N.C.
-
C.
V/m, N/C.
-
D.
V.m, C/N.
Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra tại một điểm phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
(2) Vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm cùng chiều với lực tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
(3) Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó.
(4) Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
(5) Điện trường do điện tích âm gây ra trong không gian là điện trường đều.
-
A.
2, 4 .
-
B.
1, 3 .
-
C.
2, 3 .
-
D.
3, 4 .
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích
-
A.
phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.
-
B.
không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.
-
C.
chỉ phụ thuộc vào độ lớn điện tích.
-
D.
chỉ phụ thuộc vào cường độ điện trường.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không chính xác?
(1) Công của lực điện bằng độ giảm thế năng điện.
(2) Lực điện thực hiện công dương thì thế năng điện tăng.
(3) Công của lực điện không phụ thuộc vào độ lớn cường độ điện trường.
(4) Công của lực điện khác 0 khi điện tích dịch chuyển giữa hai điểm khác nhau trên một đường vuông góc với đường sức điện của điện trường đều.
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
-
A.
Hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
-
B.
Hằng số điện môi.
-
C.
Cường độ điện trường bên trong tụ.
-
D.
Điện dung của tụ điện.
Ghép nối tiếp hai tụ điện có điện dung lần lượt là C 1 và C 2 (với C 1 >C 2 ) thành một bộ tụ có điện dung C. Sắp xếp đúng là
-
A.
C<C 2 <C 1
-
B.
C<C 1 <C 2
-
C.
C 2 <C<C 1
-
D.
C 2 <C 1 <C
Năng lượng của tụ điện được xác định bởi công nào nào sau đây?
-
A.
\(W = \frac{1}{2}Q{U^2}\)
-
B.
\(W = \frac{1}{2}CU\)
-
C.
\(W = C{U^2}\)
-
D.
\(W = \frac{1}{2}\frac{{{Q^2}}}{C}\)
Trong các thiết bị sau, thiết bị nào không sử dụng tụ điện?
-
A.
Máy khử rung tim.
-
B.
Khối tách sóng trong máy thu thanh AM.
-
C.
Pin dự phòng.
-
D.
Tuabin nước.
Một proton và một electron đang bay theo phương ngang, cùng vận tốc dọc theo hướng từ tây sang đông tương ứng với hai dòng điện
-
A.
cùng chiều từ tây sang đông.
-
B.
ngược chiều và khác độ lớn dòng điện.
-
C.
cùng chiều từ đông sang tây.
-
D.
ngược chiều và cùng độ lớn dòng điện.
Quả cầu kim loại A tích điện dương, quả cầu kim loại B tích điện âm. Nối hai quả cầu bằng một dây đồng thì sẽ có
-
A.
dòng electron chuyển từ B qua A.
-
B.
dòng electron chuyễn từ A qua B.
-
C.
dòng proton chuyển từ B qua A.
-
D.
dòng proton chuyển từ A qua B.
Hai pin giống nhau ghép song song với nhau thành bộ thì
-
A.
suất điện động của bộ pin luôn nhỏ hơn suất điện động mỗi pin.
-
B.
suất điện động của bộ pin luôn lớn hơn suất điện động của mỗi pin.
-
C.
điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin.
-
D.
điện trở trong của bộ pin luôn lớn hơn điện trở trong của mỗi pin.
Một pin sau một thời gian đem sử dụng thì
-
A.
suất điện động và điện trở trong của pin đều tăng.
-
B.
suất điện động và điện trở trong của pin đều giảm.
-
C.
suất điện động của pin tăng và điện trở trong của pin giảm.
-
D.
suất điện động của pin giảm và điện trở trong của pin tăng.
So sánh đèn sợi đốt và điện trở nhiệt thuận. Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Điện trở của cả hai đều tăng nhanh theo nhiệt độ.
-
B.
Điện trở của cả hai đều tăng chậm theo nhiệt độ.
-
C.
Điện trở đèn sợi đốt tăng nhanh hơn so với điện trở nhiệt thuận.
-
D.
Điện trở đèn sợi đốt tăng chậm hơn so với điện trở nhiệt thuận.
Điện trở của một đèn sợi đốt tăng theo nhiệt độ vì
-
A.
mật độ electron dẫn giảm.
-
B.
mật độ electron dẫn tăng.
-
C.
sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nút mạng tăng.
-
D.
sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nủt mạng giảm.
Đặt hiệu điện thế 12 V vào hai đầu đoạn mạch. Năng lượng điện mà đoạn mạch đã tiêu thụ khi có điện lượng 150 C chuyển qua mạch bằng
-
A.
1800 J.
-
B.
12,5 J.
-
C.
170 J.
-
D.
138 J.
Đặt một hiệu điện thế không đổi vào hai đầu một biến trở R. Điều chỉnh giá trị R và đo công suất toả nhiệt P trên biến trở. Chọn phát biểu đúng.
-
A.
P tỉ lệ với R.
-
B.
P tỉ lệ với R 2 .
-
C.
P tỉ lệ nghịch với R.
-
D.
P tỉ lệ nghịch với R 2 .
Trong một số bàn phím máy tính, mỗi nút bấm được gắn với một tụ điện phẳng hai bản song song (có mô hình minh hoạ như Hình 14.2).
Khi giá trị điện dung của tụ điện thay đổi, máy tính sẽ ghi nhận tín hiệu tương ứng với kí tự trên bàn phím. Bản kim loại phía trên của tụ được gắn chặt với nút bấm và có thể di chuyển mỗi khi nhấn nút. Tụ điện nói trên được nối với mạch điện ngoài nên hiệu điện thế giữa hai bản tụ được duy trì ở một giá trị không đổi U=5 V. Trước khi gõ phím, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm, khi đó tụ điện có điện dung là 0,81 pF. Biết rằng điện dung của tụ tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ. Khi gõ nút bấm đi xuống một đoạn 1,5 mm thì
a) Điện tích của tụ điện trước khi gõ là: \({Q_1} \approx 5,{05.10^{ - 12}}{\rm{C}}\)
b) Gọi điện dung của tụ điện sau khi gõ là C 2 . Vì điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ nên: \(\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \Rightarrow {C_2} = 3,24{\rm{pF}}\)
c) Điện tích của tụ điện sau khi gõ là: \({Q_2} = 2,{62.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
d) Điện tích của tụ điện tăng một lượng: \({\rm{\Delta }}Q = 1,{22.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
Hai nguồn điện giống hệt nhau được mắc thành bộ rồi nối hai cực của bộ nguồn với hai đầu của một điện trở thì kết quả là: cường độ dòng điện qua điện trở trong trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp và hai nguồn mắc song song đều bằng nhau.
a) Trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp: \({I_1} = \frac{{2{\rm{E}}}}{{R + 2r}}\)
c) Từ (1) và (2) cho I 1 =I 2 ta được R=r
d) Thay vào tính được hiệu suất tương ứng trong hai trường hợp: \({H_2} = \frac{r}{{r + 2r}} = \frac{1}{3}\) và \({H_1} = \frac{r}{{r + \frac{r}{2}}} = \frac{2}{3}\)
Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở. Khi có điện lượng q chuyển qua điện trở thì năng lượng điện tiêu thụ A của điện trở được xác định bằng công thức A=qU
a) Năng lượng điện tiêu thụ của điện trở không phụ thuộc vào giá trị điện trở.
b) Năng lượng điện tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào giá trị điện trở.
c) Hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở tỉ lệ nghịch với điện lượng q chuyển qua điện trở.
d) Hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở tỉ lệ thuận với điện lượng q chuyển qua điện trở.
Một mạch chiết áp trong đó các giá trị suất điện động của pin và các điện trở được cho như Hình 18.5. Bỏ qua điện trở trong của các pin và của các dây nối. Đoạn AB là một dây thép đồng chất, tiết diện đều, chiều dài AB = 48cm và có điện trở 3Ω . G là một điện kế lí tưởng. Kim điện kế chỉ 0
a) Vì điện kế G chỉ số 0, nên không có dòng điện chạy qua đoạn MC (qua điện kế).
b) Dòng điện qua AB do nguồn 3 V là: \({I_1} = 0,5{\rm{\;A}}\)
c) Dòng qua điện trở do nguồn 2 V là: \({I_2} = 1{\rm{\;A}}\)
d) \({\rm{AC}} = 40{\rm{\;cm}}\) thì kim điện kế chỉ số 0
Lời giải và đáp án
Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?
-
A.
1,6.10 -19 C.
-
B.
-1,6.10 -19 C.
-
C.
3,2.10 -19 C.
-
D.
-3,2.10 -19 C.
Đáp án : B
Áp dụng lí thuyết về điện tích
Điện tích của một electron có giá trị bằng -1,6.10 -19 C.
Đáp án B
Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do
-
A.
hưởng ứng.
-
B.
tiếp xúc.
-
C.
cọ xát.
-
D.
khác cấu tạo vật chất.
Đáp án : C
Áp dụng lí thuyết về hiện tượng nhiễm điện
Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
Đáp án C
Đơn vị của cường độ điện trường là
-
A.
V/m, C/N.
-
B.
V.m, N.C.
-
C.
V/m, N/C.
-
D.
V.m, C/N.
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết điện trường
Đơn vị của cường độ điện trường là V/m, N/C.
Đáp án C
Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra tại một điểm phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
(2) Vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm cùng chiều với lực tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
(3) Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó.
(4) Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
(5) Điện trường do điện tích âm gây ra trong không gian là điện trường đều.
-
A.
2, 4 .
-
B.
1, 3 .
-
C.
2, 3 .
-
D.
3, 4 .
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết điện trường
(1) – sai vì cường độ điện trường không phụ thuộc vào vào độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
(4) – sai vì các đường sức không cắt nhau
(5) – sai vì điện trường do điện tích âm không phải điện trường đều.
Đáp án C
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích
-
A.
phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.
-
B.
không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.
-
C.
chỉ phụ thuộc vào độ lớn điện tích.
-
D.
chỉ phụ thuộc vào cường độ điện trường.
Đáp án : B
Vận dụng lí thuyết công của lực điện
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.
Đáp án B
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không chính xác?
(1) Công của lực điện bằng độ giảm thế năng điện.
(2) Lực điện thực hiện công dương thì thế năng điện tăng.
(3) Công của lực điện không phụ thuộc vào độ lớn cường độ điện trường.
(4) Công của lực điện khác 0 khi điện tích dịch chuyển giữa hai điểm khác nhau trên một đường vuông góc với đường sức điện của điện trường đều.
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết công của lực điện
Các ý sai: (2), (3), (4).
Đáp án C
Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
-
A.
Hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
-
B.
Hằng số điện môi.
-
C.
Cường độ điện trường bên trong tụ.
-
D.
Điện dung của tụ điện.
Đáp án : D
Áp dụng lí thuyết về tụ điện
Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là: Điện dung của tụ điện.
Đáp án D
Ghép nối tiếp hai tụ điện có điện dung lần lượt là C 1 và C 2 (với C 1 >C 2 ) thành một bộ tụ có điện dung C. Sắp xếp đúng là
-
A.
C<C 2 <C 1
-
B.
C<C 1 <C 2
-
C.
C 2 <C<C 1
-
D.
C 2 <C 1 <C
Đáp án : A
Lí thuyết ghép tụ điện
Hai tụ ghép nối tiếp \(C = \frac{{{C_1}{C_2}}}{{{C_1} + {C_2}}} = \frac{1}{{\frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}}}} < {C_2}\)
Đáp án A
Năng lượng của tụ điện được xác định bởi công nào nào sau đây?
-
A.
\(W = \frac{1}{2}Q{U^2}\)
-
B.
\(W = \frac{1}{2}CU\)
-
C.
\(W = C{U^2}\)
-
D.
\(W = \frac{1}{2}\frac{{{Q^2}}}{C}\)
Đáp án : D
Áp dụng lí thuyết năng lượng tụ điện
Năng lượng tụ điện \(W = \frac{1}{2}\frac{{{Q^2}}}{C} = \frac{1}{2}C{U^2} = \frac{1}{2}QU\)
Đáp án D
Trong các thiết bị sau, thiết bị nào không sử dụng tụ điện?
-
A.
Máy khử rung tim.
-
B.
Khối tách sóng trong máy thu thanh AM.
-
C.
Pin dự phòng.
-
D.
Tuabin nước.
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức thực tế
Tuabin nước không có tụ điện.
Đáp án D
Một proton và một electron đang bay theo phương ngang, cùng vận tốc dọc theo hướng từ tây sang đông tương ứng với hai dòng điện
-
A.
cùng chiều từ tây sang đông.
-
B.
ngược chiều và khác độ lớn dòng điện.
-
C.
cùng chiều từ đông sang tây.
-
D.
ngược chiều và cùng độ lớn dòng điện.
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết về chiều dòng điện
Một proton và một electron đang bay theo phương ngang, cùng vận tốc dọc theo hướng từ tây sang đông tương ứng với hai dòng điện ngược chiều (do dòng điện thứ 2 có chiều từ đông sang tây, ngược chiều dòng electron) và cùng độ lớn dòng điện.
Đáp án D
Quả cầu kim loại A tích điện dương, quả cầu kim loại B tích điện âm. Nối hai quả cầu bằng một dây đồng thì sẽ có
-
A.
dòng electron chuyển từ B qua A.
-
B.
dòng electron chuyễn từ A qua B.
-
C.
dòng proton chuyển từ B qua A.
-
D.
dòng proton chuyển từ A qua B.
Đáp án : A
Vận dụng lí thuyết về dòng điện
Quả cầu kim loại A tích điện dương, quả cầu kim loại B tích điện âm. Nối hai quả cầu bằng một dây đồng thì sẽ có dòng electron chuyển từ B qua A (do B đang thừa electron).
Đáp án A
Hai pin giống nhau ghép song song với nhau thành bộ thì
-
A.
suất điện động của bộ pin luôn nhỏ hơn suất điện động mỗi pin.
-
B.
suất điện động của bộ pin luôn lớn hơn suất điện động của mỗi pin.
-
C.
điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin.
-
D.
điện trở trong của bộ pin luôn lớn hơn điện trở trong của mỗi pin.
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết ghép nguồn điện
Hai pin giống nhau ghép song song với nhau thành bộ thì điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin. Vì \({r_b} = \frac{r}{2}\)
Đáp án C
Một pin sau một thời gian đem sử dụng thì
-
A.
suất điện động và điện trở trong của pin đều tăng.
-
B.
suất điện động và điện trở trong của pin đều giảm.
-
C.
suất điện động của pin tăng và điện trở trong của pin giảm.
-
D.
suất điện động của pin giảm và điện trở trong của pin tăng.
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết nguồn điện
Một pin sau một thời gian đem sử dụng thì suất điện động của pin giảm và điện trở trong của pin tăng.
Đáp án D
So sánh đèn sợi đốt và điện trở nhiệt thuận. Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Điện trở của cả hai đều tăng nhanh theo nhiệt độ.
-
B.
Điện trở của cả hai đều tăng chậm theo nhiệt độ.
-
C.
Điện trở đèn sợi đốt tăng nhanh hơn so với điện trở nhiệt thuận.
-
D.
Điện trở đèn sợi đốt tăng chậm hơn so với điện trở nhiệt thuận.
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết về điện trở
Điện trở đèn sợi đốt tăng chậm hơn so với điện trở nhiệt thuận.
Đáp án D
Điện trở của một đèn sợi đốt tăng theo nhiệt độ vì
-
A.
mật độ electron dẫn giảm.
-
B.
mật độ electron dẫn tăng.
-
C.
sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nút mạng tăng.
-
D.
sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nủt mạng giảm.
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết về điện trở
Điện trở của một đèn sợi đốt tăng theo nhiệt độ vì sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nút mạng tăng.
Đáp án C
Đặt hiệu điện thế 12 V vào hai đầu đoạn mạch. Năng lượng điện mà đoạn mạch đã tiêu thụ khi có điện lượng 150 C chuyển qua mạch bằng
-
A.
1800 J.
-
B.
12,5 J.
-
C.
170 J.
-
D.
138 J.
Đáp án : A
Vận dụng công thức tính năng lượng tiêu thụ
A=qU=150.12=1800J
Đáp án A
Đặt một hiệu điện thế không đổi vào hai đầu một biến trở R. Điều chỉnh giá trị R và đo công suất toả nhiệt P trên biến trở. Chọn phát biểu đúng.
-
A.
P tỉ lệ với R.
-
B.
P tỉ lệ với R 2 .
-
C.
P tỉ lệ nghịch với R.
-
D.
P tỉ lệ nghịch với R 2 .
Đáp án : C
Vận dụng mối quan hệ giữa công suất và điện trở
Công suất \({\rm{P}} = \frac{{{U^2}}}{R}\)
Đáp án C
Trong một số bàn phím máy tính, mỗi nút bấm được gắn với một tụ điện phẳng hai bản song song (có mô hình minh hoạ như Hình 14.2).
Khi giá trị điện dung của tụ điện thay đổi, máy tính sẽ ghi nhận tín hiệu tương ứng với kí tự trên bàn phím. Bản kim loại phía trên của tụ được gắn chặt với nút bấm và có thể di chuyển mỗi khi nhấn nút. Tụ điện nói trên được nối với mạch điện ngoài nên hiệu điện thế giữa hai bản tụ được duy trì ở một giá trị không đổi U=5 V. Trước khi gõ phím, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm, khi đó tụ điện có điện dung là 0,81 pF. Biết rằng điện dung của tụ tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ. Khi gõ nút bấm đi xuống một đoạn 1,5 mm thì
a) Điện tích của tụ điện trước khi gõ là: \({Q_1} \approx 5,{05.10^{ - 12}}{\rm{C}}\)
b) Gọi điện dung của tụ điện sau khi gõ là C 2 . Vì điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ nên: \(\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \Rightarrow {C_2} = 3,24{\rm{pF}}\)
c) Điện tích của tụ điện sau khi gõ là: \({Q_2} = 2,{62.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
d) Điện tích của tụ điện tăng một lượng: \({\rm{\Delta }}Q = 1,{22.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
a) Điện tích của tụ điện trước khi gõ là: \({Q_1} \approx 5,{05.10^{ - 12}}{\rm{C}}\)
b) Gọi điện dung của tụ điện sau khi gõ là C 2 . Vì điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ nên: \(\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \Rightarrow {C_2} = 3,24{\rm{pF}}\)
c) Điện tích của tụ điện sau khi gõ là: \({Q_2} = 2,{62.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
d) Điện tích của tụ điện tăng một lượng: \({\rm{\Delta }}Q = 1,{22.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
Áp dụng công thức tính điện tích của tụ
a) Điện tích của tụ điện trước khi gõ là: \({Q_1} = {C_1}{U_1} = \left( {0,{{81.10}^{ - 12}}} \right).5 \approx 4,{05.10^{ - 12}}{\rm{C}}\)
Sai
b) Gọi điện dung của tụ điện sau khi gõ là C 2 . Vì điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ nên: \(\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \Rightarrow {C_2} = {C_1}.\frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} = 0,81.\frac{2}{{2 - 1,5}} = 3,24{\rm{pF}}\)
Đúng
c) Điện tích của tụ điện sau khi gõ là: \({Q_2} = {C_2}{U_2} = \left( {3,{{24.10}^{ - 12}}} \right).5 \approx 1,{62.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
Sai
d) Điện tích của tụ điện tăng một lượng: \({\rm{\Delta }}Q = {Q_2} - {Q_1} = 1,{62.10^{ - 11}} - 4,{05.10^{ - 12}} \approx 1,{22.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
Đúng
Hai nguồn điện giống hệt nhau được mắc thành bộ rồi nối hai cực của bộ nguồn với hai đầu của một điện trở thì kết quả là: cường độ dòng điện qua điện trở trong trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp và hai nguồn mắc song song đều bằng nhau.
a) Trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp: \({I_1} = \frac{{2{\rm{E}}}}{{R + 2r}}\)
c) Từ (1) và (2) cho I 1 =I 2 ta được R=r
d) Thay vào tính được hiệu suất tương ứng trong hai trường hợp: \({H_2} = \frac{r}{{r + 2r}} = \frac{1}{3}\) và \({H_1} = \frac{r}{{r + \frac{r}{2}}} = \frac{2}{3}\)
a) Trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp: \({I_1} = \frac{{2{\rm{E}}}}{{R + 2r}}\)
c) Từ (1) và (2) cho I 1 =I 2 ta được R=r
d) Thay vào tính được hiệu suất tương ứng trong hai trường hợp: \({H_2} = \frac{r}{{r + 2r}} = \frac{1}{3}\) và \({H_1} = \frac{r}{{r + \frac{r}{2}}} = \frac{2}{3}\)
Vận dụng công thức mắc nguồn thành bộ
a) Trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp: \({I_1} = \frac{{{{\rm{E}}_{nt}}}}{{R + {r_{nt}}}} = \frac{{2{\rm{E}}}}{{R + 2r}}\)
Đúng
b) Trường hợp hai nguồn mắc song song: \({I_2} = \frac{{{{\rm{E}}_{//}}}}{{R + {r_{//}}}} = \frac{{\rm{E}}}{{R + \frac{r}{2}}}\)
Đúng
c) Từ (1) và (2) cho I 1 =I 2 ta được R=r
Đúng
d) Thay vào tính được hiệu suất tương ứng trong hai trường hợp:
\({H_1} = \frac{r}{{r + 2r}} = \frac{1}{3}\) và \({H_2} = \frac{r}{{r + \frac{r}{2}}} = \frac{2}{3}\)
Sai
Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở. Khi có điện lượng q chuyển qua điện trở thì năng lượng điện tiêu thụ A của điện trở được xác định bằng công thức A=qU
a) Năng lượng điện tiêu thụ của điện trở không phụ thuộc vào giá trị điện trở.
b) Năng lượng điện tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào giá trị điện trở.
c) Hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở tỉ lệ nghịch với điện lượng q chuyển qua điện trở.
d) Hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở tỉ lệ thuận với điện lượng q chuyển qua điện trở.
a) Năng lượng điện tiêu thụ của điện trở không phụ thuộc vào giá trị điện trở.
b) Năng lượng điện tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào giá trị điện trở.
c) Hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở tỉ lệ nghịch với điện lượng q chuyển qua điện trở.
d) Hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở tỉ lệ thuận với điện lượng q chuyển qua điện trở.
Vận dụng lí thuyết vào công thức đã cho
Với U cho trước và khi có điện lượng q chuyển qua thì năng lượng tiêu thụ là A=qU. Giá trị điện trở R càng lớn thì dòng điện càng nhỏ, như thế sẽ cần thời gian lâu hơn để điện lượng là q và ngược lại nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá trị năng lượng tiêu thụ A. Tóm lại, với một hiệu điện thế cho trước xác định năng lượng tiêu thụ điện của một đoạn mạch chỉ còn phụ thuộc vào điện lượng chuyển qua mạch theo công thức A=qU
a) Năng lượng điện tiêu thụ của điện trở không phụ thuộc vào giá trị điện trở.
Sai
b) Năng lượng điện tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào giá trị điện trở.
Sai
c) Hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở tỉ lệ nghịch với điện lượng q chuyển qua điện trở.
Đúng
d) Hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở tỉ lệ thuận với điện lượng q chuyển qua điện trở.
Sai
Một mạch chiết áp trong đó các giá trị suất điện động của pin và các điện trở được cho như Hình 18.5. Bỏ qua điện trở trong của các pin và của các dây nối. Đoạn AB là một dây thép đồng chất, tiết diện đều, chiều dài AB = 48cm và có điện trở 3Ω . G là một điện kế lí tưởng. Kim điện kế chỉ 0
a) Vì điện kế G chỉ số 0, nên không có dòng điện chạy qua đoạn MC (qua điện kế).
b) Dòng điện qua AB do nguồn 3 V là: \({I_1} = 0,5{\rm{\;A}}\)
c) Dòng qua điện trở do nguồn 2 V là: \({I_2} = 1{\rm{\;A}}\)
d) \({\rm{AC}} = 40{\rm{\;cm}}\) thì kim điện kế chỉ số 0
a) Vì điện kế G chỉ số 0, nên không có dòng điện chạy qua đoạn MC (qua điện kế).
b) Dòng điện qua AB do nguồn 3 V là: \({I_1} = 0,5{\rm{\;A}}\)
c) Dòng qua điện trở do nguồn 2 V là: \({I_2} = 1{\rm{\;A}}\)
d) \({\rm{AC}} = 40{\rm{\;cm}}\) thì kim điện kế chỉ số 0
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch
a) Vì điện kế G chỉ số 0, nên không có dòng điện chạy qua đoạn MC (qua điện kế).
U MC =0⇒U AM =U AC (điểm M chập với điểm C).
Đúng
b) Dòng điện qua AB do nguồn 3 V là: \({I_1} = \frac{3}{{12 + 3}} = 0,2{\rm{\;A}}\)
Sai
c) Dòng qua điện trở do nguồn 2 V là: \({I_2} = \frac{2}{{1,5 + 0,5}} = 1{\rm{\;A}}\)
Đúng
d)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {U_{{\rm{AM}}}} = {U_{{\rm{AC}}}} = 2 - 1,5 \cdot 1 = 0,5{\rm{\;V}} \Rightarrow {R_{{\rm{AC}}}} = \frac{{0,5}}{{0,2}} = 2,5{\rm{\Omega }}\\\frac{{{R_{{\rm{AC}}}}}}{{{R_{{\rm{AB}}}}}} = \frac{{{\rm{AC}}}}{{{\rm{AB}}}} \Rightarrow {\rm{AC}} = 40{\rm{\;cm}}\end{array}\)
Đúng
Áp dụng công thức tính cường độ điện trường
Do hai điện tích tại M và N trái dấu nên điểm P nằm ngoài đoạn MN và gần M hơn (do độ lớn điện tích tại M nhỏ hơn độ lớn điện tích tại N).
Áp dụng công thức tính lực điện
Vì hạt bụi nằm cân bằng nên trọng lực cân bằng với lực điện. Ta có:
\(F = P \Rightarrow q\frac{U}{d} = mg \Rightarrow m = \frac{{qU}}{{gd}} = \frac{{{{10}^{ - 6}}.100}}{{9,8.1,{{5.10}^{ - 2}}}} \approx 0,{68.10^{ - 3\;}}kg = 0,68\;g\)
Hạt bụi kim loại lơ lửng nên trọng lực cân bằng với lực điện
Khi U=1000 V, vì hạt bụi kim loại lơ lửng nên trọng lực cân bằng với lực điện. Khi đó, bản tích điện dương sẽ ở trên và bản tích điện âm sẽ ở dưới. Ta có: \({F_d} = P \Rightarrow |q|E = mg \Rightarrow |q| = \frac{{mg}}{E} = \frac{{mgd}}{U} = \frac{{({{2.10}^{ - 9}}).9,8.({{5.10}^{ - 2}})}}{{{{2.10}^{ - 9}}}} = 1,47\;m/{s^2}\)
Thời gian hạt bụi kim loại chuyển động đến khi gặp bản âm là:
\(t = \sqrt {\frac{{2s}}{a}} = \sqrt {\frac{{2.(2,{{5.10}^{ - 2}})}}{{1,47}}} \approx 0,18s\)
Vận dụng công thức tính điện lượng
Điện lượng do dòng điện (1) đi qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian từ \({t_1} = 2s\)đến \({t_2} = 4s\): \({\rm{\Delta }}{q_1} = {I_1}\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 5.\left( {4 - 2} \right) = 10{\rm{C}}\)
Áp dụng công thức tính vận tốc trôi
Áp dụng: \(I = {S_1}ne{v_1} = {S_2}ne{v_2} \Rightarrow {S_1}{v_1} = {S_2}{v_2} \Rightarrow {S_1}\frac{{{\ell _1}}}{{{t_1}}} = {S_2}\frac{{{\ell _2}}}{{{t_2}}}\)
Vì cùng một lượng kim loại nên: \({S_1}{\ell _1} = {S_2}{\ell _2} \Rightarrow {t_1} = {t_2} = 4,5h\)
Vậy thời gian trung bình một electron đi từ đầu đến cuối đoạn dây vẫn không đổi và bằng 4 giờ 30 phút.
Vận dụng định luật Ohm cho toàn mạch
Áp dụng: \(I = \frac{{\rm{E}}}{{{R_1} + r}} = \frac{8}{{{R_1} + 2}} = 1,6\;A \Rightarrow {R_1} = 3\Omega \)
R 2 song song với R 1 nên: \({R_1}{I_1} = {R_2}{I_2} \Rightarrow 3{I_1} = \frac{2}{3}{R_2} \Rightarrow {I_1} = \frac{2}{9}{R_2}\) và \(I = {I_1} + {I_2} = \frac{{2{R_2}}}{9} + \frac{2}{3} = \frac{8}{{2 + \frac{{3{R_2}}}{{{R_2} + 3}}}} \Rightarrow {R_2} = 6{\rm{\Omega }}\)