Đo chiều dài
Lí thuyết Ví dụ minh họa Bài tập vận dụng
ĐO CHIỀU DÀI
I. Lí thuyết
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).
- Một số đơn vị là ước số và bội số thập phân của đơn vị mét thường gặp là:
1 milimet (mm) = 0,001 m (1 m = 1000 mm)
1 xentimet (cm) = 0,01 m (1 m = 100 cm)
1 đêximet (dm) = 0,1 m (1 m = 10 dm)
1 kilômet (km) = 1000 m (1 m = 0,001 km)
- Ngoài ra, ở một số quốc gia còn dùng các đơn vị khác như:
+ 1 in (inch) = 2,54 cm
+ 1 dặm (mile) = 1609 m (≈1,6km)
- Để đo độ dài ta dùng thước đo.
- Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn,…
- Khi dùng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nó:
+ Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
II. Ví dụ minh họa