Đo nhiệt độ — Không quảng cáo

Lý thuyết Đo lường


Đo nhiệt độ

Lí thuyết Ví dụ minh họa Bài tập vận dụng

ĐO NHIỆT ĐỘ

I. Lí thuyết

- Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật người ta dùng khái niệm nhiệt độ. Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.

=> Nhiệt độ là số đo mức độ nóng, lạnh của một vật.

- Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 0 C, của hơi nước đang sôi là 100 0 C. Khoảng cách giữa chúng được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 0 C.

- Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là 0 C.

- Ngoài ra, ở một số nước người ta đo nhiệt độ theo độ Fa-ren-hai, kí hiệu là 0 F. Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 0 F, của hơi nước đang sôi là 212 0 F (có 180 khoảng chia).

- Cách quy đổi từ 0 C sang 0 F:

t( 0 F)=[t( 0 C).1,8]+32

Ví dụ: 25 0 C=25.1,8+32=77 0 F

*Mở rộng:

Một số nhiệt độ theo thang nhiệt độ Xen-xi-út:

Đối tượng

Nhiệt độ ( 0 C)

Nhiệt độ tự nhiên thấp nhất trên Trái Đất

-89

Nước đá đang tan

0

Nhiệt độ cơ thể người (thân nhiệt)

37

Sa mạc Lút ở I-ran, nơi nóng nhất Trái Đất

71

Nhiệt độ cao nhất của một ngọn nến

1027

Nhiệt độ tại bề mặt Mặt Trời

5500

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra.

- Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.

II. Ví dụ minh họa


Cùng chủ đề:

Đa dạng vi khuẩn
Đa dạng virus
Đa dạng động vật
Đo chiều dài
Đo khối lượng
Đo nhiệt độ
Đo thời gian